‘Giải cứu’ cây ăn trái trong mùa mưa bão
Thâm canh cây ăn trái trong mùa mưa bão sẽ gặp nhiều khó khăn hơn so với mùa nắng. Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã cung cấp một số biện pháp kỹ thuật để chăm sóc và bảo vệ vườn cây ăn trái trong mùa mưa bão.
Tạo điều kiện cho vườn thoát nước tốt
Vào mùa mưa bão, lượng nước cung cấp cho vườn cây có khi liên tục và kéo dài. Điều tiên quyết là phải làm cho mảnh vườn không bị ngập úng, đào nhiều rãnh phụ sâu khoảng 20 – 30 cm tạo điều kiện cho nước mưa được thoát nhanh xuống các mương liếp.
Sạt lở đê bao gây ngập úng hơn 40 ha vườn cây ăn trái ở Bến Tre. Ảnh: TTXVN
Bên cạnh đó, phải gia cố bờ bao, sên vét mương, chuẩn bị máy bơm để sẵn sàng chống ngập úng khi cần. Khi bơm tát đảm bảo mực nước ở mương phải thấp hơn mặt liếp tối thiểu 0,6m. Hạn chế tối đa việc đi lại trong vườn, vừa không làm cho cây bị lay động gốc, vừa làm cho đất ít kết chặt lại.
Đặc biệt, vào những ngày mưa dầm, cỏ là những bơm sinh học làm tầng đất sâu mau khô ráo, cỏ sẽ giúp đất không bị xói mòn, đóng váng. Do đó, chỉ nên làm cỏ chung quanh gốc cây cho thông thoáng và hạn chế bệnh, đồng thời chỉ nên cắt thấp khi cỏ vườn phát triển quá cao.
Hạn chế sự tấn công các loại bệnh hại (đặc biệt là do nấm và vi khuẩn)
Mưa liên tục, ẩm độ cao, mật số sâu hại sẽ giảm đáng kể nhưng mật số bệnh hại gây hại cây trồng lại tăng lên, nhất là các bệnh do nấm gây bệnh thán thư, thối rễ và thối trái.
Đối với nấm bệnh tấn công chủ yếu ở các chồi lá non thì việc thúc lá nhanh thành thục cũng là biện pháp làm hạn chế nấm bệnh. Đồng thời cần tỉa cành già cỗi, cành vượt tạo độ thông thoáng cho cây, thu gom và tiêu hủy những bộ phận bị bệnh để tránh lây lan, phun các loại thuốc gốc đồng hoặc dung dịch booc-đô để phòng trừ nấm bệnh tấn công vườn. Bên cạnh đó, nếu có điều kiện thì sau mỗi cơn mưa phải dùng nước tưới phun hoặc rung cây để rửa nước mưa vừa có tác dụng loại bỏ môi trường thích hợp phát triển của nấm, vừa làm cho bào tử nấm bệnh bám vào trên mặt lá, cành theo nước rơi xuống đất.
Đối với nấm bệnh hại rễ thì có thể ngừa bằng cách rải vôi (500 kg/ha) hoặc quét vôi vùng thân gốc cây từ mặt đất lên 0,5 – 2 mét (tùy loại và chiều cao cây). Mỗi năm thực hiện 1 lần vào đầu mùa mưa.
Chú ý khâu bón phân cho cây
Nên bổ sung phân hưu cơ cai tao đât giup rê cây phat triên tôt. Phân hữu cơ có tác dụng rất tốt trong việc cải tạo đất, làm đất tơi xốp. Khi sử dụng phân hữu cơ phải dùng loại phân đã ủ hoai mục, kết hợp sử dụng nấm đối kháng Trichoderma tăng cường hoạt động vi sinh vật có lợi trong đất, giúp cân bằng hệ sinh vật đất, hạn chế nấm gây bệnh. Mùa mưa nên hạn chế bón phân hữu cơ chưa hoai mục, vì sẽ xảy ra quá trình phân hủy hữu cơ của vi sinh vật, tiêu hao không khí trong đất và dễ làm cho rễ cây thiếu không khí.
Tùy theo từng giai đoạn của cây mà cung cấp dinh dưỡng cho cây. Nếu cây đang mang trái thì cần nhiều phân đạm và kali, nếu thúc ra đọt thì cần nhiều phân đạm và lân. Trước khi bón, nên xới xáo nhẹ vườn để chống lại sự rửa trôi phân của nước mưa.
Nhằm giúp cây mau ra rễ mới và phục hồi nhanh sau thời gian mưa kéo dài, có thể phun các loại phân qua lá có chứa N, P, K, đặc biệt là các dạng phân bón lá có chứa nhiều lân, các dạng phân K-humat, humic,…
Biện pháp bảo vệ vườn cây ăn trái trong mùa mưa
Đối với những vườn cây ăn trái cho trái nghịch vụ đang trong giai đoạn xử lý khô hạn để tạo mầm hoa: Sử dụng màng nilon không thấm nước làm mái che cho mặt liếp trồng cây, đồng thời chuẩn bị tốt khâu thoát nước trong vườn nhằm hạn chế tối đa ảnh hưởng của nước mưa đến hiệu quả xử lý ra hoa.
Đối với những vườn đang xử lý ra hoa hoặc đang ra hoa mà bị ảnh hưởng gần như toàn bộ (cây không thể ra hoa được hoặc hoa bị thối rụng): Cắt bỏ các phát hoa, tiếp tục chăm sóc, dưỡng cây để chuẩn bị cho đợt xử lý ra hoa kế tiếp.
Đối với những vườn đang ra hoa, chịu ảnh hưởng bởi mưa từ nhẹ đến trung bình: Tăng cường chăm sóc, phun phân bón lá có chứa nguyên tố vi lượng boron (B) hoặc các chất điều hòa sinh trưởng như: naphthalene acetic Acid (NAA), gibberellic acid (GA3) nhằm giảm rụng trái và gia tăng tỷ lệ đậu trái.
Đối với vườn cây đang đậu trái non hoặc trái đang trong giai đoạn phát triển: Phun phân bón lá có chứa canxi (Ca), đồng (Cu), boron (B), kẽm (Zn) để tránh hiện tượng nứt trái.
Huyện Hoằng Hóa chủ động triển khai các phương án phòng, chống lụt bão
Với 12 km bờ biển, lại có 3 con sông lớn chạy qua là sông Mã, sông Lạch Trường và sông Cung, huyện Hoằng Hóa luôn chịu tác động lớn khi có thiên tai, mưa bão.
Liên tiếp trong các năm từ 2016 đến 2018, huyện đều gánh chịu nặng nề bởi các cơn bão có cường độ mạnh. Năm nay, để giảm thiểu những thiệt hại trong mùa mưa bão, từ tháng 4-2020 khi thời tiết còn nắng nóng, huyện Hoằng Hóa đã triển khai kế hoạch và các giải pháp phòng, chống thiên tai cho mùa mưa bão.
Tàu thuyền huyện Hoằng Hóa neo đậu tránh trú bão trên sông Lạch Trường, đoạn qua xã Hoằng Yến.
Trong tổng số gần 87 km đê qua địa bàn huyện Hoằng Hóa hiện nay, có tuyến đê Đông và Tây sông Cung lâu nay đầu tư chắp vá nên còn nhiều vị trí xung yếu, xuống cấp chưa được xử lý. Hiện nay, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (BCH PCTT&TKCN) huyện đã chỉ đạo 26 xã có đê kiện toàn lực lượng canh đê, hộ đê, sẵn sàng huy động khi có yêu cầu. 5 xã vùng cửa sông gồm Hoằng Châu, Hoằng Phong, Hoằng Hà, Hoằng Yến và Hoằng Đạt cũng được yêu cầu triển khai các nhóm giải pháp PCTT&TKCN theo đặc thù riêng. Tại 5 xã tiếp giáp với biển gồm: Hoằng Trường, Hoằng Hải, Hoằng Tiến, Hoằng Thanh và Hoằng Phụ đã được huyện rà soát số dân cư sinh sống sát mép biển để lên phương án sơ tán khi có bão mạnh. Theo đó, có 175 hộ dân, với 733 nhân khẩu sinh sống cách bờ biển trong phạm vi 200m đã có phương án di dân đến nơi an toàn. 309 hộ dân, với 1.043 nhân khẩu sinh sống cách mép biển từ 200 đến 500m cũng được lên phương án dự phòng tình huống di dời nếu có bão mạnh, siêu bão.
Với các tàu thuyền, toàn huyện có 5 xã có nghề khai thác hải sản và vận tải biển với tổng số 1.108 phương tiện, khoảng 3.006 lao động thường xuyên hoạt động trên biển. BCH PCTT&TKCN huyện đã yêu cầu các chủ phương tiện trang bị 14 ICOM, 109 máy liên lạc tầm trung VHF. Cùng với đó, Đồn Biên phòng Hoằng Trường đã được giao xây dựng phương án tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn trên biển và các khu vực cửa sông. Đồn đã có chương trình phối hợp với các xã để thường xuyên kiểm tra, nắm bắt, quản lý người và phương tiện để kêu gọi tránh trú bão, cung cấp các thông tin an toàn.
Công tác chuẩn bị vật tư, phương tiện và các điều kiện liên quan đã được huyện Hoằng Hóa chủ động. Ngoài vật tư tại chỗ do các xã chuẩn bị, BCH PCTT&TKCN huyện đã có 2 ca nô, 2 xuồng máy, nhiều nhà bạt di động, 1.000 phao cứu sinh, 700 áo phao, 7 phao bè cứu sinh. Tại các xã, thị trấn, đến thời điểm này đều đã kiện toàn tổ chức bộ máy PCTT&TKCN, xây dựng các kế hoạch, chuẩn bị nhiều phương án bảo đảm an toàn cho người và tài sản trong thiên tai. Các loại vật tư dự trữ theo phương châm "4 tại chỗ" cũng được huyện đôn đốc các xã thực hiện nghiêm, sẵn sàng để huy động khi có thiên tai.
Với các ngành thành viên BCH PCTT&TKCN huyện, tùy vào chức năng, nhiệm vụ được giao, đã triển khai nhiều giải pháp PCTT. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với vai trò là cơ quan thường trực, chịu trách nhiệm tham mưu, theo dõi, tổng hợp các thông tin liên quan cho huyện. Đồng thời, giúp UBND huyện và BCH PCTT&TKCN huyện đôn đốc các xã, thị trấn, các đơn vị cấp huyện thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao. Ban Chỉ huy Quân sự và Công an huyện đóng vai trò nòng cốt trong việc sơ tán người, tài sản, cứu hộ cứu nạn, bảo đảm an ninh trật tự khi có thiên tai. Ban Chỉ huy Quân sự huyện còn có nhiệm vụ quan trọng là huy động lực lượng xung kích, lực lượng hộ đê, phối hợp với Đồn Biên phòng Hoằng Trường để xây dựng và triển khai công tác TKCN. Hạt Quản lý đê Hoằng Hóa xây dựng phương án hộ đê cho toàn tuyến và các phương án đối với trọng điểm phòng chống lũ lụt. Chi nhánh Thủy lợi Hoằng Hóa có phương án chống úng, chống hạn; thường xuyên kiểm tra các cống tiêu, bảo dưỡng và vận hành các trạm bơm trên địa bàn huyện. Trung tâm Văn hóa Thông tin, Thể thao và Du lịch huyện có nhiệm vụ thường xuyên tuyên truyền để nâng cao ý thức người dân về PCTT, hướng dẫn kịp thời các giải pháp cấp bách để giảm thiểu thiệt hại khi có mưa bão. Các phòng: Tài chính - Kế hoạch, Lao động - Thương binh và Xã hội, Văn phòng UBND huyện triển khai công tác bảo đảm an toàn cho du khách tại Khu Du lịch biển Hải Tiến và Nhân dân trên địa bàn huyện nói chung. Phòng Y tế, Bệnh viện Đa khoa huyện Hoằng Hóa, Trung tâm Y tế Dự phòng huyện được giao nhiệm vụ sẵn sàng nhân lực, phương tiện và vật tư, chờ điều động khi có tình huống khẩn cấp; hướng dẫn và tham gia công tác vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh trong và sau khi bão lũ đi qua.
Mùa mưa bão năm 2020 đã đến, dự báo sẽ có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường. Việc chủ động triển khai các phương án phòng tránh thiệt hại là điều cần thiết mà huyện đồng bằng ven biển Hoằng Hóa đã và đang triển khai.
Bình Định: Vì sao cảng cá Quy Nhơn lại là nỗi kinh hoàng của ngư dân trước mùa mưa bão? Mặt nước trước cảng cá Quy Nhơn (tỉnh Bình Định) chật hẹp, nên vào mùa mưa bão, tàu cá neo đậu tránh bão ở đây thường bị va đập gây hư hỏng, đây chính là nỗi kinh hoàng của ngư dân. Đến tàu vỏ thép cũng không thoát Theo dự báo, mùa mưa bão năm nay ở tỉnh Bình Định sẽ có diễn...