Giải cứu cá tra bằng chất lượng
Nguyên thứ trưởng Bộ Thủy sản Nguyễn Thị Hồng Minh cho rằng, cá tra Việt Nam phải được “trả lại danh phận” bằng việc xây dựng dòng sản phẩm có tiêu chuẩn chất lượng xác định, có thương hiệu với giá bán phù hợp hơn.
Có ý kiến cho rằng, cá tra Việt Nam hiện chỉ là sản phẩm dành cho người nghèo, người thu nhập thấp. Theo bà thì có phải vậy?
- Đúng là tại các thị trường lớn hiện nay như Mỹ, Nhật, châu Âu… cá tra Việt Nam là sản phẩm dành cho phân khúc thị trường người lao động có thu nhập thấp, công nhân, người nghèo, người nhập cư… Điều này đã khiến cái nhìn của người tiêu dùng trên thị trường thế giới về cá tra không được tốt.
Bà Nguyễn Thị Hồng Minh (áo trắng) đang giới thiệu chương trình truy xuất nguồn gốc thủy sản
xuất khẩu. Ảnh: T.H
Nguyên nhân của vấn đề này này là việc cạnh tranh giảm giá không lành mạnh giữa các doanh nghiệp, với mục tiêu “bán hàng bằng mọi giá”, dẫn tới việc giá xuất khẩu giảm liên tục. Doanh nghiệp nhiều khi ngồi với nhau thì rất hòa thuận, nhưng sau đó trong mỗi đơn hàng đều cố gắng tìm cách “lại quả”, giảm giá để giành hợp đồng… Điều này khiến sự cạnh tranh trong ngành không lành mạnh, sản phẩm có giá thấp nên bị đánh đồng là dành cho người thu nhập thấp.
Có thời điểm fillet (fi-lê) cá tra Việt Nam có giá bán đến 3 USD/kg, là mức giá rất tốt cho doanh nghiệp xuất khẩu trong việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm. Thế nhưng, hiện nay, giá cá tra Việt Nam đã giảm rất thấp, có thời điểm chỉ hơn 2 USD/kg. Mà giá thấp thì người tiêu dùng sẽ nghi ngờ về chất lượng, giá trị sản phẩm.
So với các sản phẩm cá thịt trắng khác, cá tra Việt Nam có những lợi thế cạnh tranh nào, thưa bà?
-Cá tra là cá thịt trắng có thể sản xuất quy mô lớn với kích cỡ đồng đều, dễ dàng đưa vào chế biến trong các dây chuyền công nghệ hiện đại. Theo tôi được biết, nhu cầu thị trường cho sản phẩm fillet cá tra hiện rất lớn. Các nhà sản xuất, chế biến thực phẩm ở các nước thiếu cá nguyên liệu thịt trắng. Trong khi đó, tại ĐBSCL, nguồn nguyên liệu cá tra cũng rất dồi dào, đáp ứng được những đơn hàng lớn. Một ưu điểm nữa của cá tra thịt trắng là loại cá này ít mùi tanh, phù hợp với nhiều đối tượng người tiêu dùng, đặc biệt là giới trẻ. Vì giới trẻ châu Âu thì không thích những loại cá có mùi tanh.
Video đang HOT
Với thực trạng hiện nay, theo bà, có cách nào lấy lại danh dự cho cá tra Việt Nam?
- Phải thay đổi! Thay đổi từ tư duy, từ cái nhìn của nhà nước về thương mại, thị trường… Sản xuất ra một sản phẩm đã khó, bán được một sản phẩm càng khó hơn nên trong môi trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay, chuyện doanh nghiệp mạnh ai nấy sống như cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam cũng là điều dễ hiểu.
Theo tôi, việc xây dựng lại hình ảnh cá tra Việt Nam phải do Bộ NNPTNT giao cho Hiệp hội Chế biến xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), cụ thể là Câu lạc bộ Cá tra của Hiệp hội này, thực hiện. Nếu các đơn vị này không làm thì không ai làm thay được. Bộ Công Thương cũng phải chung tay hỗ trợ việc xây dựng lại hình ảnh cá tra.
Thực tế việc xây dựng hình ảnh, thương hiệu cho một sản phẩm không đơn giản. Không thể đổ trách nhiệm này cho nông dân vì họ không có động lực thị trường, họ không bán sản phẩm ra thế giới. Doanh nghiệp Việt Nam thì tiềm lực không lớn, nếu chỉ một vài doanh nghiệp đơn lẻ thực hiện việc truyền thông quảng cáo thì cũng sẽ “không tới đâu”. Do đó, phải có chiến lược và sự hợp sức của cả cộng đồng!
Cụ thể, việc xây dựng hình ảnh cá tra thực hiện như thế nào?
- Phải xây dựng một dòng sản phẩm chính fillet cá tra Việt Nam, dựa trên nền tảng một hệ tiêu chuẩn đồng nhất, xác định. Doanh nghiệp chế biến xuất khẩu nào đạt các tiêu chuẩn chung trên thì được mang thương hiệu này. Tôi đề xuất chọn sản phẩm fillet vì đây là sản phẩm chiếm tới 90% sản lượng xuất khẩu của Việt Nam. Nhu cầu thị trường đối với fillet cá tra cho chế biến thực phẩm hiện cũng rất lớn. Tuy nhiên, nếu mình chỉ trông chờ các nhà sản xuất lại sản phẩm cá tra thì mình sẽ bị phụ thuộc và khó bán được giá cao do mình chỉ bán cá nguyên liệu. Ngược lại, nếu mình làm truyền thông tốt, đưa sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng thì lúc này, giá có thể sẽ tốt hơn. Khi nhu cầu tăng lên thì giá bán sẽ được cải thiện.
Đương nhiên, khi làm được thương hiệu, thay vì là sản phẩm chỉ dành cho phân khúc khách hàng rất bình dân như hiện nay thì ta sẽ nâng “hạng” cho cá tra. Từ đó, giúp cá tra không còn mang nhiều “tai tiếng” như hiện nay nữa! Bên cạnh việc xây dựng một dòng sản phẩm chính, các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu sẽ cùng tham gia xây dựng Quỹ Phát triển thị trường cho cá tra. Nguồn quỹ này sẽ dùng để cùng nhau tiếp thị, phát triển thị trường, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm…
Xin cảm ơn bà!
Theo Danviet
Tìm lại "ngai vàng" cho cá tra Việt
Nhiều ý kiến cho rằng, nguyên nhân sâu xa của các rào cản kỹ thuật lập ra với cá tra Việt Nam tại các thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật... cũng xuất phát từ những "scandal" không hay về mặt hàng này.
Khó khăn bủa vây
Được xem là một trong những sản phẩm nông nghiệp chính của Việt Nam, năm 2011 cá tra xếp thứ 9 trong top 10 thủy sản tiêu thụ nhiều nhất ở châu Âu và xếp thứ 6 trong top 10 loài thủy sản tiêu thụ mạnh ở Mỹ vào năm 2013. Cá tra cũng là sản phẩm nông nghiệp mũi nhọn của vùng ĐBSCL, là sinh kế của hàng triệu nông dân.
Thu hoạch cá tra tại quận Ô Môn (Cần Thơ). Ảnh: K.H
Ấy thế nhưng, theo đánh giá của nhiều chuyên gia, hiện nay độ nhận biết của người tiêu dùng về con cá tra Việt Nam lại rất kém, hoặc là không biết hoặc là biết ở góc độ rất xấu.
Ông Lê Xuân Thịnh - Giám đốc Dự án Xây dựng chuỗi cung ứng cá tra bền vững ở Việt Nam (SUPA), phân tích, tính riêng giai đoạn 2002-2009, trị giá xuất khẩu cá tra mỗi năm tăng lên từ 2-3 lần. Thế nhưng, đến những năm 2010 - 2011, giá trị xuất khẩu cá tra bắt đầu chững lại với nhiều khó khăn hơn, nhiều rào cản thương mại từ các nước nhập khẩu.
Về giá xuất khẩu, những năm đầu mới nổi, cá tra Việt Nam có giá trên 3 USD/kg nhưng sau đó giảm dần xuống khoảng 2,33 USD/kg, thậm chí năm nay chỉ còn ở mức 2,1 USD/kg. "Vài năm trở lại đây, sản lượng cũng như giá bán cá tra trên thị trường không tăng. Người nuôi cá lãi ít, thậm chí trong những năm trở lại đây, các hộ nuôi cá còn phải bù lỗ do phải bán dưới giá thành sản xuất" - ông Thịnh nhấn mạnh.
Tới thời điểm hiện tại, thị trường cá tra tại khu vực ĐBSCL đang rất trầm lắng. Theo một số hộ nuôi, dù giá cá bán ra đang ở mức thấp nhất trong vòng 5 năm qua nhưng vẫn không có người mua. Cụ thể, cá tra cỡ 0,7-0,9kg/con dù được mua trả chậm nhưng chỉ có giá 18.000-19.000 đồng/kg, trong khi cá tra quá lứa loại từ 1kg/con trở lên nằm trong ao không có người mua, chỉ bán được ở mức giá 16.000- 17.000 đồng/kg, người nuôi lỗ nặng.
Trong khi đó, Hiệp hội Chế biến Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cũng từng khuyến cáo, giá cá tra xuất khẩu phải ở mức tối thiểu 3 USD/kg thì mới bảo đảm các bên có lãi. Thế nhưng, do cạnh tranh giành khách hàng, nhiều doanh nghiệp đã chào giá 1,8-2,3 USD/kg.
Vì đâu nên nỗi?
Dù cá tra là sản phẩm thế mạnh của nông nghiệp Việt Nam, thế nhưng việc các doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng này cạnh tranh bằng cách hạ giá bán khiến các nhà nhập khẩu lo ngại rủi ro về chất lượng sản phẩm, đồng thời kéo theo nhiều tai tiếng khác, ảnh hưởng tới danh tiếng cá tra.
Bà Nguyễn Ngô Vi Tâm - Tổng Giám đốc Công ty CP Vĩnh Hoàn cho rằng, danh tiếng của con cá tra đã không được bảo vệ tốt trong quá trình phát triển ngành hàng này. Mặc dù tăng trưởng khá mạnh trong những năm qua nhưng sự phát triển về sản lượng cá tra không tỷ lệ thuận với độ nhận biết tích cực của người tiêu dùng về sản phẩm.
Ngược lại, đã có rất nhiều chiến dịch truyền thông "tẩy chay" cá tra tại các thị trường như Mỹ, châu Âu... Theo đó, có rất nhiều bài báo, các hoạt động PR, các chiến dịch marketing trực tiếp đến các chính phủ. Các chiến dịch chống cá tra này tấn công các vấn đề về an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, quy trình nuôi cá, chất lượng thức ăn, tác động đến môi trường, xã hội...
Theo bà Tâm, các chiến dịch bôi xấu cá tra này tác động đến chính phủ các nước, là lý do để cơ quan công quyền đặt ra các luật lệ hạn chế tự do thương mại từ Việt Nam."Gốc rễ của những rào cản mà chúng ta phải đối mặt hôm nay cũng đi từ các vấn đề truyền thông, bôi xấu cá tra. Những hình ảnh xấu xí này chính là cái cớ, là động lực cho nước nhập khẩu dựng lên các rào cản, thương mại mang tính phòng vệ quá mức và mang tính bảo hộ cho sản phẩm trong nước, gây khó dễ cho hoạt động xuất khẩu cá tra"- bà Tâm phân tích thêm.
Theo bà Tâm, cá tra Việt Nam là loài cá bản địa của dòng Mekong, phù hợp với nuôi trồng và dễ chế biến. Vị cá tra cũng trung tính, phù hợp với người dùng mọi độ tuổi, phù hợp với tất cả các nền ẩm thực, đặc biệt, có giá cạnh tranh. Thế nhưng, do khâu yếu nhất trong ngành cá tra Việt Nam hiện nay là quảng bá, xây dựng hình ảnh dẫn tới việc cá tra hiện nay chỉ được xem như là sản phẩm của người nghèo, người thu nhập thấp, gia đình đông con.
Về vấn đề này, ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng Thư ký VASEP cho rằng, trước hết, về thị trường phải thúc đẩy xúc tiến thương mại, cần có thông tin về ngành cá tra một cách chính xác, nhanh chóng để phản hồi lại những thông tin có ảnh hưởng. Ngành cá tra đang cùng chuyên gia đưa ra 20 sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu thị trường EU, cắt giảm chi phí giá thành sản xuất để tăng tính cạnh tranh thông qua tối ưu hóa quá trình sản xuất, áp dụng các công nghệ mới.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng phải từ bỏ các "chiêu bài" cạnh tranh không lành mạnh trong thời gian qua, như tỷ lệ mạ băng và hàm lượng nước trong cá tra fillet đông lạnh Việt Nam ngày càng cao, hạn chế cạnh tranh giảm giá bán, ép giá nông dân...
Nông dân Trần Văn Chiến (Khóm 3, huyện Tân Hồng, Đồng Tháp): Nuôi cá mà phải bán đất Tình hình nuôi cá tra giờ rất ảm đạm. Vì giá mua từ nhà máy đã thấp lại còn bị ép giá khiến nông dân gặp rất nhiều khó khăn. Mà tới 80 - 90% nông dân nuôi cá gia công cho nhà máy. Chưa kể tình trạng nguồn nước ô nhiễm, khí hậu biến đổi. Trong khi đó, giá cá tra trồi sụt thất thường. Khi có biến động, nông dân nắm chắc phần "chết". Giá cá tra tụt dốc riết tới mức nông dân phải bán cả đất trả nợ. Bản thân gia đình tôi nuôi cá tra giống, có riêng một ao xử lý nước thải có thể thả thêm các loại cá khác để kiếm thêm thu nhập phụ. Gia đình tôi thường xuyên phải thực hiện biện pháp giữ xác cá, tức là nuôi cầm chừng trong ao, đợi đến khi có giá bán khá hơn mới nuôi thúc để đẩy ra thị trường. Ông Nguyễn Ngọc Hải - Chủ nhiệm HTX Thới An (Cần Thơ): "Quýt làm cam chịu"! Cá tra có một đặc thù riêng là 90% sản lượng dành cho xuất khẩu, khâu chế biến là do doanh nghiệp thực hiện. Nông dân ngoài việc "cắm mặt" nuôi cho tốt thì còn làm gì được! Doanh nghiệp đem sản phẩm đi bán rẻ cho nước ngoài, khác nào bán rẻ sức lao động của người nông dân, bán rẻ tài nguyên của đất nước! Ngành nuôi trồng chế biến xuất khẩu cá tra nước ta có thể nói là đứng đầu thế giới nhưng hiện nay ngày càng đi xuống. Không phải tôi bênh vực nhưng đây không phải là lỗi của nông dân. Doanh nghiệp xuất khẩu giá rẻ, trở lại mua của người nuôi giá rẻ, cuối cùng người nuôi lỗ, nợ nần chồng chất, bỏ nghề tha phương hoặc bỏ đi trốn nợ! Ông Nguyễn Văn Đạo - Tổng Giám đốc Công ty CP Gò Đàng (Tiền Giang): Có cả lỗi của ngân hàng! Vấn đề doanh nghiệp xuất khẩu cá tra cạnh tranh nhau trong giá bán hay việc nói xấu thương hiệu là điều dễ hiểu trong cơ chế thị trường. Việc đồng thuận nâng cao giá bán phải có sự tham gia điều phối của nhà nước. Việc này nói đã lâu mà chưa làm được, mạnh doanh nghiệp nào thì doanh nghiệp đó xoay xở, muốn giật khách, bán được nhiều hàng thì phải hạ giá bán... Không nên đổ thừa riêng doanh nghiệp vì lỗi cả cả phía ngân hàng, là người "đỡ đầu" vốn liếng cho doanh nghiệp tồn tại. Theo tôi, ngân hàng nên mạnh dạn hơn đối với các doanh nghiệp có vấn đề về khả năng vay trả thì mới trả lại đúng giá trị của doanh nghiệp trên thị trường. Nguyên Vỹ (ghi)
Theo Danviet
Vì sao cá tra Việt một mình một chợ vẫn khó bán hàng? Theo TS. Nguyễn Việt Thắng, Chủ tịch hiệp hội Cá tra Việt Nam, tính liên kết của các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cá tra của Việt Nam còn kém. Một mình một chợ Số liệu mới nhất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy, tính chung 5 tháng đầu năm giá cá tra nguyên liệu tại khu...