Giải cứu bé sơ sinh ở Hòa Bình khỏi nhóm buôn người
Công an tỉnh Hòa Bình vừa giải cứu 1 bé sơ sinh khỏi nhóm đối tượng trong đường dây buôn người.
Ngày 12/11, Công an tỉnh Hòa Bình cho biết, Phòng Cảnh sát hình sự vừa bắt giữ nhóm đối tượng trong đường dây mua bá.n ngườ.i dưới 16 tuổ.i.
Các đối tượng tại cơ quan công an. Ảnh: Công an Hòa Bình
Các đối tượng gồm: Nguyễn Lê Thanh Tâm (29 tuổ.i, trú tại TPHCM), Dương Thị Hoài Vân (33 tuổ.i, trú tại tỉnh Gia Lai), Dương Thị Thảo Sương (33 tuổ.i, trú tại TPHCM).
Trước đó, qua công tác nắm tình hình, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Hòa Bình đã phát hiện một nhóm đối tượng thuê 2 phòng nghỉ tại khách sạn ở phường Phương Lâm, TP Hòa Bình.
Sau khi lưu trú tại khách sạn, các đối tượng trên thường xuyên thay nhau đến Khoa sản Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình để thăm gặp người phụ nữ vừa sinh con là B.T.T. (35 tuổ.i, trú tại xã Nhân Nghĩa, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình) để trao đổi mua bá.n ngườ.i.
Sau thời gian theo dõi và áp dụng các biện pháp nghiệp vụ, Phòng Cảnh sát hình sự đã bắt quả tang nhóm đối tượng trên đang thực hiện hành vi mua bá.n ngườ.i. B.é tra.i sơ sinh con của chị B đã được giải cứu. Hiện, cơ quan chức năng tiếp tục điều tra, làm rõ.
8 tháng ròng lần theo trùm buôn người ở Tam Giác Vàng
Tam Giác Vàng - vùng đất giáp ranh giữa biên giới ba nước Lào, Thái Lan, Myanmar, từ lâu đã nổi tiếng với những hoạt động tội phạm đầy bí ẩn và nguy hiểm.
Nơi đây, giữa đại ngàn trùng điệp, những đường dây buôn người ẩn náu hoạt động, gieo rắc nỗi kinh hoàng cho biết bao gia đình.
Video đang HOT
Ít ai biết rằng, đằng sau mỗi chuyên án được triệt phá là cả một hành trình đầy cam go, thầm lặng của những chiến sĩ Công an. Họ kiên trì lần theo từng dấu vết mờ nhạt, đấu trí với những kẻ thủ ác xảo quyệt để giải cứu các nạ.n nhâ.n khỏi "động quỷ", mang lại bình yên cho nhân dân.
"Bóng ma" đ.e dọ.a miền núi tỉnh Nghệ An
Hơn 80% dân số huyện Quỳ Châu (tỉnh Nghệ An) là đồng bào dân tộc thiểu số, mưu sinh chủ yếu dựa vào nương rẫy. Đồng tiề.n kiếm được chẳng đủ để xua đi cái nghèo, cái khó bám riết lấy mảnh đất này. Khao khát thoát nghèo luôn nung nấu trong mỗi người dân. Và cũng chính từ mong muốn ấy, nhiều người đã mù quáng tin theo những lời dụ dỗ của các đối tượng buôn người.
Công an huyện quỳ Châu (tỉnh Nghệ An) thực hiện kiểm tra về điều lệnh, quân sự, võ thuật định kỳ hằng năm.
"Việc nhẹ, lương cao", "đào tạo miễn phí",... những lời hứa hẹn khiến bao người mơ mộng về một miền đất hứa. Các đối tượng tội phạm lợi dụng sự thiếu hiểu biết, lòng tin của người dân để giăng bẫy đưa họ vượt biên trái phép.
Từ đầu năm 2024, những manh mối đầu tiên về hoạt động của đường dây buôn người này đã lọt vào tầm ngắm của Công an huyện Quỳ Châu (tỉnh Nghệ An). Vi Văn Nhập (41 tuổ.i, trú tại xã Châu Bính, huyện Quỳ Châu) được xác định là một chân rết quan trọng trong đường dây mua bá.n ngườ.i sang các đặc khu kinh tế Tam Giác Vàng để làm việc bất hợp pháp. Việc bắt giữ Nhập không phải là khó, nhưng làm sao để kẻ đứng đầu đường dây phải lộ diện là điều khiến các trinh sát trăn trở.
Suốt 4 tháng trời theo dõi chặt chẽ Vi Văn Nhập, kẻ đứng sau đường dây cũng bắt đầu lộ diện. Theo tài liệu điều tra, Nhập thường xuyên liên hệ với Phạm Thị Tuyết Chinh (36 tuổ.i, trú xã Giao Tiến, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định), hiện sinh sống ở tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc. Thời gian ở nước ngoài, Chinh quen biết nhiều ông chủ có nhu cầu tìm lao động để đưa vào làm việc tại các đặc khu kinh tế nhằm phục vụ hoạt động lừ.a đả.o xuyên quốc gia. Chinh tuyển nhiều chân rết tại các tỉnh thành để tìm "nguồn hàng" gửi sang cho các ông chủ ở đặc khu Tam Giác Vàng mà Nhập nằm trong số đó.
Trước tình hình này, lãnh đạo Công an tỉnh Nghệ An chỉ đạo giao Công an huyện Quỳ Châu xác lập chuyên án đấu tranh. Tuy nhiên, hành tung của Chinh luôn thoắt ẩn thoắt hiện gây ra nhiều khó khăn cho cơ quan công an. "Có lần Chinh định nhập cảnh Việt Nam để "ăn hàng". Ban chuyên án cử một tổ công tác vượt cả nghìn km ra đón lõng nhưng vốn đa nghi hoặc đán.h hơi sự nguy hiểm, gần đến khu vực biên giới, Chinh quay lại rồi gọi điện chỉ đạo từ xa", Thượng tá Hoàng Chí Hiếu, Phó trưởng Công an huyện Quỳ Châu cho hay.
Những lá đơn t.ố cá.o tháo gỡ nút thắt
Giữa lúc cuộc điều tra gặp khó khăn, một cuộc điện thoại cầu cứu trong đêm, một nạ.n nhâ.n may mắn trốn thoát khỏi Tam Giác Vàng đã mở ra nút thắt quan trọng trong chuyên án đầy cam go của Công an huyện Quỳ Châu.
Lãnh đạo huyện quỳ Châu (tỉnh Nghệ An) khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong chuyên án.
Tiếng chuông điện thoại vang lên như xé toạc không gian yên tĩnh của gia đình anh L.V.Đ. (34 tuổ.i, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An). Đầu dây bên kia là giọng nói run rẩy, đứt quãng của người em trai tưởng chừng đã mất tích: "Chị ơi... cứu em với... em bị lừa rồi...". Cuộc gọi cầu cứu từ Luông Pha Băng (Lào) sau 5 tháng bặt vô âm tín ấy như tiếng sét đán.h ngang tai, khiến người chị gái chế.t lặng. Ngay lập tức, gia đình anh Đ. đã tìm đến Công an huyện Quỳ Châu trình báo, tìm sự giúp đỡ.
Câu chuyện buồn của anh Đ. bắt đầu từ đầu năm 2024, khi Vi Văn Nhập vẽ ra viễn cảnh tươi đẹp về công việc với mức thu nhập 20 - 30 triệu đồng/tháng ở nước ngoài. Khao khát đổi đời, anh Đ. cùng một số người đã nhẹ dạ tin theo Nhập, xuất ngoại trong niềm hy vọng. Nhưng họ không ngờ rằng phía trước không phải miền đất hứa mà là bẫy lừ.a đả.o tăm tối trên đất Myanmar. Tại đây, họ bị thu hết giấy tờ tùy thân, bị ép buộc phải tham gia vào các phi vụ lừ.a đả.o trực tuyến, mỗi ngày trôi qua trong sự giám sát, quản thúc chặt chẽ của nhóm buôn người.
Sau 2 tháng trải qua cuộc sống như địa ngục, anh Đ. cùng một số người đã liề.u chế.t tìm đường thoát thân. Nhưng cuộc đào thoát bất thành, họ bị bắt lại và đưa đến Tam Giác Vàng (thuộc địa phận nước Lào). Tại đây, anh tiếp tục bị ép buộc tham gia lừ.a đả.o, sống trong sự đ.e dọ.a. Không những thế, chúng còn ép anh gọi điện về nhà đòi 150 triệu đồng tiề.n chuộc. Nỗi lo lắng về gánh nặng tiề.n chuộc đè lên vai gia đình khiến anh không thể gọi điện về nhà. Người quản lý thông báo sẽ bán anh Đ. sang lại Myanmar.
Anh Đ. từng nghe nói không có tiề.n chuộc có thể sẽ bị đưa đi bá.n nộ.i tạn.g nên rất lo sợ. Khi bị bọn buôn người đưa trở lại Myanmar, nhận thấy phía sau quán ăn ven đường là dòng sông Mêkông, anh Đ. đã liều mình nhảy xuống dòng nước để tẩu thoát. Anh cố sức bơi thật nhanh để thoát khỏi truy đuổi của nhóm buôn người. Khi đã đuối sức, anh may mắn vớ được một tấm xốp trôi trên sông.
Sau nhiều giờ trôi dạt, khi cảm thấy đã an toàn, anh Đ. bơi vào bờ, men theo con đường dọc bờ sông đi bộ về phía hạ nguồn. Suốt 7 ngày ròng rã, anh Đ. đi bộ, chỗ nào không thể đi, anh dùng tấm xốp để bơi nhằm tránh sự truy đuổi của nhóm buôn người. Vào ngày thứ 8, khi kiệt sức và gần như tuyệ.t vọn.g, anh Đ. được người dân bản địa và một nhóm người Việt Nam làm ăn, sinh sống ở Lào phát hiện, giúp đỡ, cho đồ ăn.
Một tòa nhà phía trong đặc khu Tam Giác Vàng, sào huyệt của các đối tượng thực hiện hành vi phạm tội.
Đến Luông Pha Băng (Lào), anh Đ. được một tài xế xe khách đồng ý chở đến biên giới Lào - Việt Nam với chi phí 25 triệu đồng. Anh Đ. mượn điện thoại của tài xế, gọi điện về nhà cho chị gái nhờ chuyển tiề.n xe. Chị gái anh Đ. sau đó đến trụ sở Công an huyện Quỳ Châu trình báo và nhờ hỗ trợ.
Nhận được tin báo, Công an huyện Quỳ Châu đã khẩn trương phối hợp với các đơn vị liên quan đón anh Đ. tại cửa khẩu. Ngày 9/5, sau khi trở về quê an toàn, Đ. t.ố cá.o hành vi của Nhập tới Công an huyện Quỳ Châu. Theo Thượng tá Hoàng Chí Hiếu, thời điểm nhận đơn t.ố cá.o của anh Đ. mọi điểm mờ gần như sáng tỏ, nhiều manh mối trước đây chỉ là nghi vấn, nay có thể khẳng định chính xác.
Ngày 7/8, nhận tin báo Phạm Thị Tuyết Chinh vừa về nước qua đường bộ cửa khẩu Quốc tế Lào Cai, ngay lập tức, tổ công tác của Công an huyện Quỳ Châu đã di chuyển từ Nghệ An ra Lào Cai để xác minh và theo dõi tội phạm. Ngày 8/8, tại thị trấn Bát Xát, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, Công an huyện Quỳ Châu chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan bắt thành công Phạm Thị Tuyết Chinh; thu giữ nhiều tài liệu liên quan. Cùng thời điểm Vi Văn Nhập cũng bị bắt ở Quỳ Châu.
Thượng tá Hoàng Chí Hiếu cho biết, đây là vụ án lớn, tính chất ngoài biên giới, hàng chục cán bộ phải đến nhiều tỉnh, thành để xác minh. Đôi lúc mọi thứ tưởng chừng rơi vào bế tắc nhưng nhờ sự kiên trì đeo bám, nút thắt đã được hóa giải.
Chuyên án đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, song với Thượng tá Hoàng Chí Hiếu, nỗi lo về tình hình phức tạp của tội phạm buôn người vẫn còn đó. Nhất là khi thủ đoạn của tội phạm buôn người ngày càng tinh vi như: Sử dụng mạng xã hội, các mối quan hệ quen biết để tiếp cận, dụ dỗ nạ.n nhâ.n; che giấu hành vi phạm tội bằng cách sử dụng nhiều phương tiện di chuyển khác nhau, chuyển tiề.n qua trung gian...
Theo Thượng tá Hoàng Chí Hiếu, cần phải nâng cao nhận thức của người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số về thủ đoạn của tội phạm buôn người để tránh trở thành nạ.n nhâ.n. Đồng thời, kêu gọi người dân tích cực tố giác tội phạm.
Những kết quả Công an huyện Quỳ Châu đạt được khi phá thành công chuyên án mua bá.n ngườ.i xuyên quốc gia từ Việt Nam đến khu vực Tam Giác Vàng được cấp ủy, chính quyền, nhân dân địa phương ghi nhận, đán.h giá cao. Đó là nguồn động viên, cổ vũ, tiếp thêm sức mạnh để cán bộ, chiến sĩ Công an huyện Quỳ Châu tiếp tục nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần giữ vững an ninh trật tự trên địa bàn.
-----------------------------------------------
* Tên nạ.n nhâ.n đã thay đổi
Câu nói xó.t x.a của cô gái sau hành trình thoát khỏi kẻ buôn người Hầu hết các nạ.n nhâ.n của mua bá.n ngườ.i, sau khi được giải cứu, đều khá ổn về mặt tâm lý trong vòng 1-3 tháng đầu. Nhưng sau khoảng thời gian này, một số vấn đề ở họ bắt đầu nảy sinh. Bởi vì sau khi cảm xúc hạnh phúc được trở về qua đi, họ lại phải đối mặt với những khó...