Giải cứu bé 10 tuổi tại Đồng Tháp: Chưa thể xác định chính xác thời điểm hoàn thành
Liên quan đến vụ giải cứu bé 10 tuổi bị rơi xuống lòng ống bê-tông tại Đồng Tháp, trao đổi với phóng viên tại hiện trường, ông Đoàn Tấn Bửu, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp cho hay: Do điều kiện địa chất phức tạp, hiện chưa thể khẳng định chính xác thời điểm cứu hộ hoàn thành.
Toàn cảnh giải cứu bé Hạo Nam tính tới sáng 4/1.
Cụ thể, trưa nay, 4/1, ông Đoàn Tấn Bửu đã có cuộc trao đổi nhanh tại hiện trường. Theo Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp, tính tới thời điểm hiện tại, lực lượng cứu hộ vẫn đang tiếp tục áp dụng phương pháp khoan guồng xoắn để làm tan rã phần đất ngang đáy cọc.
“Chúng ta đã khoan sâu đến độ sâu 34-35m ngang với đầu cọc nhưng sẽ tiếp tục khoan thêm. Trong chiều nay, các lực lượng sẽ tiến hành rã đất trong lòng ống để làm giảm tối đa áp lực, qua đó sẵn sàng đưa từng đoạn ống bê-tông lên bằng cáp, cẩu chuyên dụng trước khi thực hiện cứu hộ trên mặt đất”, ông Bửu thông tin.
Ông Đoàn Tấn Bửu, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp trao đổi cùng phóng viên trưa 4/1.
Tuy nhiên, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp cũng thừa nhận “chưa thể xác định chắc chắn thời gian hoàn thành”.
“Khi xuyên thấu đến độ sâu 35m, chúng tôi gặp tầng đất sét ở cuối với độ nén rất lớn và phức tạp. Trong điều kiện lòng ống chật hẹp, việc thao tác rất khó khăn. Chúng tôi đã tham khảo ý kiến các chuyên gia liên tục nhưng vẫn phải chấp nhận, bảo đảm làm tới đâu an toàn tới đó nên chưa thể xác định chắc chắn thời gian hoàn thành”, đại diện tỉnh Đồng Tháp nhấn mạnh.
Liên quan đến các phương án cứu hộ khác, ông Bửu cho hay, phương pháp bơm nước áp lực cao đã được triển khai nhưng tiến độ chậm do đất sét bám dính nên hiện nay đã tạm dừng.
Tiếp tục bơm oxy, chờ đợi điều thần kỳ
Cũng liên quan đến vụ việc, ông Đoàn Tấn Bửu cho biết thêm: Hiện nay, lực lượng cứu hộ vẫn duy trì bơm oxy để duy trì không khí.
“Ngay từ đầu, chúng tôi tiên lượng tình trạng của bé rất xấu vì rơi trong lòng ống chật hẹp, ở độ sâu trên 10m nên có thể xảy ra tình trạng đa chấn thương, không khí không bảo đảm. Nhưng chúng tôi vẫn hướng tới điều may mắn và duy trì không khí liên tục”, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp bày tỏ hy vọng.
Chuẩn bị sẵn thiết bị cứu hộ chuyên dụng. (Ảnh: Hữu Nghĩa)
Về phương án cứu hộ tiếp theo, ông Bửu thông tin: Sau khi kéo được trụ bê-tông lên, lực lượng tại chỗ sẵn sàng ứng trực sẽ cưa, cắt để đưa nạn nhân ra ngoài nhanh nhất.
“Các lực lượng thi công công trình, phòng cháy chữa cháy, công binh Quân khu 9 đã diễn tập sơ bộ phương án cưa cắt, cứu hộ để bảo đảm công tác cứu người liên tục, khẩn trương và đạt tốc độ tốt nhất”, ông Bửu nhấn mạnh.
Video đang HOT
Do địa chất phức tạp, công tác khoan gặp rất nhiều khó khăn. Trong ảnh có thể thấy lớp đất sét bám chặt vào mũi khoan.
Trước đó, như Báo Nhân Dân đã đưa tin, từ đêm 3/1 đến 11 giờ ngày 4/1, công tác cứu hộ vẫn đang được Ban chỉ đạo Ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Đồng Tháp thực hiện khẩn trương nhằm cứu nạn em bé lọt trong lòng ống bê tông.
Do điều kiện địa chất phức tạp nên công tác cứu nạn, cứu hộ gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên tất cả phương tiện, thiết bị, nhân lực đã được huy động tối đa cho công tác cứu nạn em bé.
Cũng trong sáng nay, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Xây dựng, Ban quản lý Dự án Mỹ Thuận cùng các chuyên gia, công an, quân đội đã đến để hỗ trợ thêm cho công tác cứu nạn bé trai bị kẹt trong ống cọc bê tông.
Cứu bé trai lọt vào móng cọc: Đang chuẩn bị hệ thống neo để nhổ cọc
Công việc cứu hộ đối với bé Hạo Nam được tỉnh Đồng Tháp phối hợp với lực lượng công binh Quân khu 9 triển khai xuyên đêm cho đến sáng nay 4.1.
Đây là đêm thứ 4 liên tiếp, việc cứu hộ diễn ra khẩn trương, không ngơi nghỉ kể từ hôm giao thừa sang năm mới 2023 đến giờ.
Ngay lúc này, tại hiện trường cứu hộ, lực lượng cứu hộ và lực lượng công binh Quân khu 9 đang chuẩn bị hệ thống neo để thực hiện việc nhổ cọc bê tông cứu hộ bé Hạo Nam.
Lực lượng cứu hộ đang xử lý các khâu để nhổ cọc bê tông tại hiện trường sáng nay 4.1 .TRẦN NGỌC
Công tác chuẩn bị nhổ cọc bê tông vào sáng 4.1 . TRẦN NGỌC
Lúc 7 giờ sáng nay 4.1, theo nguồn tin riêng của Báo Thanh Niên, công tác xử lý đất giữa vách ngăn với cọc bê tông đã gần đạt đến độ sâu 36 mét. Nếu được thông qua thì dự kiến đến khoảng 8 giờ sáng sẽ tiến hành công tác nhổ cọc bê tông mà bé Hạo Nam bị mắc kẹt. Quá trình nhổ cọc nếu thuận lợi sẽ diễn ra trong khoảng 1 giờ và sau đó sẽ tiến hành các bước tiếp theo để đưa bé Hạo Nam ra ngoài. Có thể trong buổi sáng nay sẽ hoàn tất việc cứu hộ bé.
Hiện trường vụ cứu hộ bé Hạo Nam sáng nay 4.1 . TRẦN NGỌC
Mặc dù dự trù tình huống đêm qua nhiều khả năng sẽ có mưa đêm, tuy nhiên thời tiết ủng hộ lực lượng cứu hộ khi không có hạt mưa nào rơi trong đêm tại nơi cứu hộ bé Hạo Nam.
Tính đến rạng sáng nay, lực lượng cứu hộ đang thực hiện bơm áp lực cao sát ngay cọc bê tông. Từ 21 giờ đêm qua, lực lượng công binh đã mang đến hiện trường các thiết bị chuyên dụng của quân sự để có thể sau khi nhổ cọc bê tông cứu cháu Hạo Nam lên.
Đây là các thiết bị có thể dò tìm vị trí và cưa cắt, phá khối bê tông nhằm cứu nạn cháu bé. Quá trình vừa cứu hộ và bơm tiếp oxy tiếp tế vẫn được diễn ra xuyên suốt xuyên đêm 3.1 và rạng sáng ngày 4.1.
Cứu nạn bé Hạo Nam sáng 4.1: Đã khoan 36 mét dưới lòng đất
Từ 23 giờ lực lượng cứu hộ đã triển khai lắp đặt dàn khoan phụt bằng tia nước áp lực cao và triển khai khoan quanh vị trí cọc bê tông nơi bé Hạo Nam rơi vào. Đến rạng sáng nay tầm 3 giờ 30 phút, thông tin từ lực lượng cứu hộ cho biết quá trình khoan bằng tia nước áp lực cao để làm mềm lớp đất nén chặt tại vị trí cọc bê tông đang được triển khai gấp rút.
Đến 4 giờ 50 phút sáng nay 4.1, công việc khoan đang dần về đích ở độ sâu xuống 36m dưới lòng đất.
Lực lượng công binh Quân khu 9 mang thiết bị chuyên dụng phá cọc bê tông, định vị vị trí bé bị nạn vào hiện trường tối 3.1 .TRẦN NGỌC
Hiện nay, công đoạn cứu hộ tiến hành cùng lúc các công việc: khoan cho nhão lớp đất trong ống vách ngăn, đồng thời dùng thiết bị đưa số bùn đất giữa ống vách ngăn với cọc bê tông chứa bé Hạo Nam ra ngoài. Sau khi hoàn thành việc nạo vét lớp đất này đủ độ sâu cần thiết, lực lượng cứu hộ sẽ tìm cách nhổ cọc bê tông lên để cứu hộ bé ra ngoài.
Tối qua, trao đổi với phóng viên tại hiện trường, ông Đoàn Tấn Bửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, cho biết các tổ tham gia cứu hộ đã được chia ca luân phiên làm việc xuyên đêm để sáng mai (4.1) có thể kéo trụ bê tông lên mặt đất.
Phương pháp dùng máy khoan guồng xoắn vẫn được ưu tiên để làm tơi rã các phần đất xung quanh trụ bê tông để cứu hộ bé Hạo Nam.
Cứu nạn bé Hạo Nam: Khoan đất xuyên đêm, kể cả trời mưa lớn
Công tác cứu hộ vẫn đang rất khẩn trương tối 3.1 . TRẦN NGỌC
Ông Đoàn Tấn Bửu thông tin, theo tư vấn của các chuyên gia, có thể đưa thiết bị bơm xoáy bằng áp lực nước đối với lớp đất ở tầng dưới để đất tơi rã, sau đó dùng máy hút đưa lượng đất này ra khỏi ống thép, nhằm rút ngắn thời gian nhổ trụ bê tông lên mặt đất.
Ông Phạm Thiện Nghĩa, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp (thứ 2 từ phải qua) đang chỉ đạo cứu hộ tại hiện trường tối 3.1 . TRẦN NGỌC
Thông tin từ UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết, từ trưa qua đến chiều 3.1, đơn vị thi công vẫn sử dụng phương pháp khoan guồng xoắn để mang đất đá bên trong ống vách ra ngoài. Đến 14 giờ 30 phút đã làm sạch lượng bùn đất sâu 23m trên 35m bên trong lòng ống.
"Đây là vụ tai nạn hy hữu, rất hiếm gặp, không ngờ được nên các biện pháp cứu hộ lúc đầu là tập trung cứu sống em bé. Tuy nhiên sau đó khó khăn, mặc dù có sự bất ngờ nhưng tỉnh tìm mọi cách để tiếp cận em bé nhằm triển khai các biện pháp cứu hộ".
Ông Đoàn Tấn Bửu, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp
Công tác khoan guồng xoắn vẫn sẽ tiếp tục thực hiện đến độ sâu 27m, sau đó tiến hành tròng cáp vào 3 đoạn ống bê tông. Đơn vị thi công tiếp tục khoan sâu đến cuối đầu cọc, khi không còn ma sát thì nhổ cọc lên.
Hiện nay, quá trình thi công đoạn còn lại đang gặp khó khăn do kết cấu đất chặt, tuy nhiên đơn vị thi công vẫn giữ các nhóm, tổ thực hiện xuyên đêm rút ngắn thời gian để nhanh chóng cứu hộ cháu Hạo Nam.
Phương pháp cứu hộ tốt nhất mà tỉnh đang tập trung thực hiện
Trưa qua, ông Đoàn Tấn Bửu cho biết: "Ban đầu việc ứng cứu em bé được thực hiện theo nguyên tắc tại chỗ. Sau đó, tỉnh có báo cáo về Quân khu 9 đề nghị các đơn vị công binh, Phòng cháy chữa cháy và các Bộ, ngành T.Ư chi viện, hỗ trợ. Lúc đầu biết đây là việc khó nên tỉnh đã báo cáo, kết nối xin ý kiến chuyên gia và sự hỗ trợ các Bộ, ngành T.Ư và các đơn vị hỗ trợ".
Đánh giá về phương án cứu hộ đang áp dụng, ông Bửu thông tin: đối với phương pháp đặt lồng ống cứu hộ hiện tại, nhóm kỹ thuật xác định đây là phương pháp tốt nhất mà tỉnh đang tập trung thực hiện. Khi đặt lồng ống 1,6m, sau khi làm tơi xốp đất hút ra nó sẽ giảm tối đa áp lực. Sau đó tiếp tục khoan nhồi sâu tiếp xuống đoạn dưới thì sẽ giảm tối đa lực ma sát ống sẽ được rút lên bằng thiết bị chuyên dùng thì sẽ thành công. Hiện nay biện pháp cứu hộ này là biện pháp đang tập trung thi công và đánh giá bước đầu đạt hiệu quả khả quan".
Lực lượng y tế có mặt tại hiện trường sẵn sàng sau khi kéo cọc lên . TRẦN NGỌC
Bùn đất trong ống thép đang được hút lên, khi đủ điều kiện đất tơi, mềm giảm ma sát sẽ tiến hành kéo và rút cọc móng lên, cứu hộ bé Hạo Nam . TRẦN NGỌC
11 giờ 42 trưa 3.1, ông Đoàn Tấn Bửu, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết: "Công tác cứu hộ em bé tại hiện trường, từ hôm qua đến sáng nay được các đơn vị cứu hộ tập trung các biện pháp kỹ thuật đặt ống vách thép có chiều cao khoảng 14m, sâu xuống lòng đất bao quanh trụ ống bê tông mà bé Hạo Nam kẹt trong đó. Sau khi đặt ống, các đơn vị thi công thực hiện khoan nhồi để làm tơi đất nhằm giảm áp lực ma sát trực tiếp vào thành cọc, bơm hút đất lên để giảm áp lực ma sát đến khi thấy đủ điều kiện sẽ sử dụng thiết bị cẩu công suất lớn để rút ống này lên khỏi mặt đất để thực hiện các biện pháp cứu hộ tiếp theo".
Gia cảnh khó khăn
Anh Giang - cậu ruột của bé Thái Lý Hạo Nam cho biết: hoàn cảnh của anh Tài - chị Mỹ Linh (em anh Giang, ba mẹ bé Nam) khó khăn. Vợ chồng anh Tài có 1.000m 2 đất trồng ớt. Thế nhưng do trồng ớt không đạt nên rơi vào cảnh nợ nần. Hiện chị Linh phải nuôi con nhỏ hơn 1 tuổi (em của Nam) nên chủ yếu ở nhà làm nội trợ và chăm sóc hai anh em.
Anh Tài thì chăm sóc ruộng ớt và đi làm thuê. Bé Hạo Nam đang học lớp 5 trường tiểu học của xã. Từ khi bé Nam bị nạn, chị Linh liên tục ngất xỉu, còn anh Tài thì luôn túc trực nơi hiện trường cứu nạn.
"Ngoài ra, trong thời gian này tỉnh Đồng Tháp chỉ đạo cho các đơn vị thi công hoàn thành công việc tại hiện trường và đề nghị các bộ ngành T.Ư có biện pháp cứu hộ hữu hiệu, thi công song song nhằm rút ngắn thời gian. Tỉnh đã vừa thực hiện cứu hộ tại chỗ, vừa trưng cầu ý kiến của các chuyên gia và kêu gọi sự giúp đỡ của các đơn vị có kinh nghiệm về cứu hộ cầu đường, để chạy đua làm sao trong thời gian sớm nhất để cứu hộ bé. Dự kiến đến chiều nay việc khoan làm tơi xốp đất sẽ hoàn thành", ông Bửu nói.
Ông Đoàn Tấn Bửu cho biết: "Đối với công tác thi công cứu hộ vô cùng khó khăn, vì phải dùng những thiết bị chuyên dùng nhưng đường xá đi lại rất khó khăn, điện nước hạn chế. Tuy nhiên, các đơn vị thi công đã triển khai khắc phục kịp thời và triển khai không ngừng nghỉ, suốt ngày đêm và bất kỳ trở ngại nào thì lãnh đạo tỉnh và các đơn vị chuyên môn cũng phối hợp với nhau để chỉ đạo, xử lý kịp thời nhờ vậy công tác cứu hộ không bị gián đoạn mấy ngày nay".
Việc cứu hộ diễn ra liên tục, không ngơi nghỉ bất kỳ một giây phút nào.
Vẫn chưa thể giải cứu bé trai bị rơi xuống cọc bê tông Đã là đêm thứ 4 các lực lượng chức năng nỗ lực giải cứu bé Thái Lý Hạo Nam, nhưng vì đất quá chặt nên vẫn chưa thể nhổ chiếc cọc bê tông nơi bé rơi xuống. Lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp có mặt tại hiện trường để chỉ đạo cứu nạn đêm qua. (Ảnh: TTXVN) Tính đến nay, đã hơn 4 ngày...