Giải cứu bất động sản: Nói thì nhiều, hiệu quả được bao nhiêu?
Chưa bao giờ tần suất các cuộc họp hội thảo, kiến nghị giải cứu thị trường bất động sản lại trở nên rầm rộ như hiện nay.
Trong nửa cuối năm 2012 xuất hiện “phong trào’ giải pháp cứu thị trường bất động sản
Chỉ tính riêng trong hai tháng trở lại đây, đã có tới ba lần Bộ trưởng Bộ Xây dựng xuất hiện trước các doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn. Ngoài ra, còn có dày đặc các hội thảo giải cứu của đủ mọi cấp, mọi ngành nhằm vào “cục máu đông” hàng tồn bất động sản.
Các giải pháp chính được đưa ra là phải hạ giá bán, chia nhỏ căn hộ, giảm thuế và Nhà nước can thiệp bằng dùng vốn ngân sách mua lại nhà thương mại làm nhà xã hội…
Cụ thể Bộ Xây dựng đề nghị Bộ Tài chính nghiên cứu xây dựng Nghị quyết của Quốc hội để thực hiện các ưu đãi ngay trong năm 2013. Cụ thể, giảm 50% thuế giá trị gia tăng đầu ra đối với hoạt động đầu tư, kinh doanh nhà ở đối với những căn hộ dưới 70m2 sàn sử dụng và giá bán dưới 15 triệu đồng/m2.
Video đang HOT
Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) vừa gửi bản đề xuất tới Thủ tướng Chính phủ về 5 giải pháp phá băng thị trường BĐS. Trong đó, giải pháp đầu tiên là người mua nhà trị giá dưới 2 tỷ đồng/căn được vay với lãi suất ưu đãi 7%/năm cho 3 năm đầu, Nhà nước sẽ cấp bù lãi suất khoảng 3-5%/năm. Giải pháp thứ 2, sẽ xây dựng quỹ nhà tái định cư dựa trên các dự án nhà ở thương mại. Giải pháp thứ ba, Ngân hàng Nhà nước nên hạ lãi suất tiền gửi ngoại tệ xuống mức 1%/năm, sau đó là 0%/năm…
Các chuyên gia của Trung tâm nghiên cứu, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cũng vừa đề xuất thành lập công ty để xử lý tồn kho BĐS, hình thành thị trường nhà ở cho người thu nhập thấp và giải quyết bài toán nguồn vốn trung, dài hạn cho thị trường….
Người người đề xuất, ngành ngành đề xuất, từ doanh nghiệp cụ thể lên đến cao hơn tổ chức liên kết doanh nghiệp như Hiệp hội, Ngân hàng và cuối cùng là những “Tư lệnh” ngành Tài chính, Xây dựng.
Dưới góc nhìn của doanh nghiệp, chuyên gia bất động sản thì những giải pháp này giải cứu thị trường là giải pháp tình thế cấp bách nhưng nó cũng đến tương đối muộn.
Cụ thể, một chủ đầu tư đại diện doanh nghiệp nói: “Bộ trưởng Trình Đình Dũng từng đưa ra thông điệp về căn hộ diện tích nhỏ từ tháng 6 nhưng mãi đến tháng 11 thì mới trình Nghị định về Nhà ở xã hội trong đó quy định phép diện tích căn hộ tối thiểu 25m2. Còn diện tích căn hộ thương mại được phép xây nhỏ hiện tại có xuống được tới 25 m2 hay không hiện vẫn chưa rõ”
“Một giải pháp khác là chia tách căn hộ được nhắc tới nhiều nhưng hiện nay vẫn chưa có quy định tiêu chí cụ thể dự nào được chia tách, dự án nào không. Vùng dự án chia tách được lãnh đạo Bộ Xây dựng xác định tương đối mơ hồ như vùng ven đô…”, vẫn lời đại diện doanh nghiệp đề nghị giấu tên.
Về giải pháp dùng tiền ngân sách mua lại nhà thương mại làm nhà xã hội thì được các chuyên gia đầu ngành chỉ rõ ngân sách cũng không có tiền để giải cứu.
Kinh tế gia Lê Đăng Doanh đặt ra giả thiết: “Giả như có chuyện mua bán này (mua lại nhà thương mại làm nhà xã hội) thì vấn đề đặt ra là ai bù lỗ, và Nhà nước sẽ bán lại cho ai, cho ai thuê hay mua xong thì Nhà nước cũng để trống? Người dân được đền bù tái định cư liệu có đủ tiền để mua nhà với giá cao như giá nhà thương mại? Cho dù mua để cho thuê đi nữa thì giá thuê chắc cũng sẽ đội lên cao”
“Còn nếu dùng để làm nhà công vụ thì ngân sách phải bỏ ra mà hoàn toàn không thu lại được đồng nào. Trong trường hợp này thì liệu bộ Tài chính có sẵn sàng chi ra một khoản tiền không nhỏ để có nguồn tiền mua lại”, ông Doanh nói.
Theo Dantri
"Đặt hàng" người dân góp ý, tố cáo sai phạm
Sáng 12-12, Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Ngô Thị Doãn Thanh đã tiếp xúc cử tri quận Ba Đình sau kỳ họp thứ 6 HĐND TP khóa XIV. Tại buổi tiếp xúc, cử tri đã phản ánh nhiều vấn đề dân sinh bức xúc đang tồn tại trên địa bàn, đặc biệt là vấn đề lạm thu trong trường học và quản lý đất đai.
Chủ tịch HĐND TP Ngô Thị Doãn Thanh tiếp xúc với cử tri quận Ba Đình
Cử tri Phạm Đạt (phường Giảng Võ) kiến nghị với đoàn đại biểu: Tại kỳ họp thứ 6 vừa qua, nội dung về dạy thêm, học thêm, lạm thu trong các trường học đã được chất vấn khá sôi nổi. Tuy nhiên, các cử tri đều cảm thấy phần trả lời chất vấn vẫn chưa rõ ràng, chưa thể hiện rõ chủ trương có được dạy thêm, học thêm nữa hay không? Hay việc lạm thu tại các trường tiểu học, THCS rất phổ biến, nhưng tiền đó đi đâu, đã có bao nhiêu trường trả lại phụ huynh học sinh... thì còn rất "mù mờ". Việc xây dựng, cải tạo nhà chung cư cũng cần làm rõ trình tự, các quá trình liên quan đến khiếu nại của người dân thì cấp nào có quyền giải quyết?
Cử tri Vũ Mạnh Hiền (phường Điện Biên) cho biết, phường chưa có trường THCS. Dân đã kiến nghị với phường có thể dùng 4 mảnh đất phù hợp cho việc mở trường THCS trên địa bàn, thế nhưng sau đó cả 4 mảnh đất này đều không được sử dụng vào việc xây trường mà lại dùng vào mục đích khác. Tương tự, cử tri phường Ngọc Khánh kiến nghị, hiện phường thiếu trường mẫu giáo trầm trọng. Cả phường có đến 3 vạn dân nhưng chỉ có duy nhất một trường mẫu giáo... Các cử tri đề nghị HĐND TP kiểm tra việc này.
Tiếp thu ý kiến mà cử tri của quận Ba Đình kiến nghị, Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Ngô Thị Doãn Thanh khẳng định, những nội dung kiến nghị nào liên quan đến thẩm quyền của quận, thành phố thì HĐND TP sẽ đôn đốc, đề nghị thành phố, quận khẩn trương giải quyết. Còn những nội dung liên quan đến thẩm quyền của trung ương, chẳng hạn như lương hưu, HĐND TP sẽ tiếp thu, chuyển tới đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố. Riêng với nội dung về lạm thu trong các trường học, Chủ tịch HĐND TP nhấn mạnh, UBND TP đã chỉ đạo các trường có tình trạng lạm thu, thu các khoản phí không hợp lý đều phải trả lại cho phụ huynh học sinh. Vì vậy, nếu cử tri phát hiện trường nào vẫn còn lạm thu, thu các khoản ngoài quy định thì cần thông tin để HĐND biết, giám sát và yêu cầu thực hiện đúng quy định.
Chủ tịch HĐND TP Ngô Thị Doãn Thanh cũng cho biết, kỳ họp thứ 6 HĐND TP khóa XIV là kỳ họp dài nhất từ đầu nhiệm kỳ đến nay, cũng là kỳ họp có nhiều điểm mới và giải quyết được rất nhiều vấn đề quan trọng. Như ý kiến của cử tri, các vấn đề chất vấn tại kỳ họp cũng đã đúng và trúng hơn. Vấn đề đặt ra bây giờ là các tổ Đại biểu HĐND phải giám sát việc thực hiện các giải pháp đã nêu trong phiên chất vấn. Một nội dung cũng rất cần sự vào cuộc của cử tri, đó là đóng góp ý kiến cho dự thảo Sửa đổi Hiến pháp 1992. Bên cạnh đó, cử tri cũng cần phối hợp, chung tay với thành phố để cụ thể hóa Luật Thủ đô vào đời sống trong năm 2013. "Đây không chỉ là báo cáo mà cũng là lời đặt hàng của HĐND TP với các cử tri, mong muốn được cử tri tiếp tục theo dõi, giám sát hoạt động của HĐND TP, hoạt động của chính quyền các cấp. Đặc biệt là đóng góp ý kiến, hiến kế cho các công việc chung của thành phố, để thành phố hoàn thành tốt nhiệm vụ trong năm tới" - Chủ tịch HĐND TP chia sẻ với các cử tri quận Ba Đình.
Đại biểu HĐND sẽ tiếp dân tại quận/ huyện
Thường trực HĐND TP Hà Nội cho biết, trong năm 2013, công tác tiếp dân của HĐND TP sẽ có đổi mới. Cụ thể, từ tháng 1-2013, các đại biểu HĐND TP sẽ thực hiện tiếp công dân ngay tại quận, huyện (nơi đại biểu ứng cử) vào một ngày cố định trong tháng, thay vì chỉ tiếp dân tại trụ sở thành phố như hiện nay. Thời gian, địa điểm tiếp xúc công dân sẽ được công khai để người dân biết. Đề án đổi mới này sẽ giúp các đại biểu HĐND TP gần gũi với dân hơn, nắm được tâm tư nguyện vọng và vướng mắc của dân, từ đó có kiến nghị kịp thời tới các cấp chính quyền giải quyết.
Theo ANTD
Năm 2013, hạn chế tối đa công trình, dự án vốn nhà nước Bộ KH-ĐT vừa đề nghị các bộ, ngành, địa phương; các doanh nghiệp nhà nước điều chỉnh kế hoạch đầu tư nguồn ngân sách nhà nước năm 2013. Theo đó, năm 2013, sẽ bố trí vốn kế hoạch bảo đảm tập trung ưu tiên trả nợ xây dựng cơ bản và các công trình, dự án có khả năng hoàn thành trong năm;...