Giải cứu 7 thanh niên bị lừa bán làm “lao động khổ sai”
Vài năm trở lại đây, tại các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên nhiều nạn nhân bị lừa gạt đưa lên tỉnh Lâm Đồng ép áp bức lao động.
Tại xã Sơn Hạ, huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi trong khi nhiều nạn nhân vẫn chưa giải thoát thì mới đây có thêm 7 thanh niên ở xã tiếp tục bị lừa. Lực lượng Công an xã Sơn Hạ đã kịp thời ngăn chặn, cứu 7 thanh niên trên.
Chiêu cũ nạn nhân mới
Ngày 4-9, ông Cao Văn Tùng – Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Hạ, huyện Sơn Hà – kiêm Trưởng Công an xã Sơn Hạ, cho biết, Công an xã Sơn Hạ vừa ngăn chặn vụ lừa 7 thanh niên đưa lên tỉnh Lâm Đồng. Đây là đường dây đã lừa nhiều thanh niên ở xã Sơn Hạ lên huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng, rồi bán lại cho các chủ rẫy, chủ cửa hàng ép lao động khổ sai.
Các thanh niên được Công an xã Sơn Hạ giải cứu trên đường bị lừa lên tỉnh Lâm Đồng
Từ đơn tố cáo của nhiều thanh niên trước đó bị lừa, Công an xã Sơn Hạ đã bắt quả tang đối tượng Lê Quang Kiên (31 tuổi, ở phường Trần Phú, TP Quảng Ngãi) hành nghề lái xe ôm đang đưa 7 thanh niên đều ở xóm Nham, thôn Đèo Gió, xã Sơn Hạ lên xe taxi đưa xuống TP Quảng Ngãi để tiếp tục lên Tây Nguyên. Tài xế taxi tên Đỗ Phú (22 tuổi, ở xã Hành Thuận, Nghĩa Hành, Quảng Ngãi) cho biết, trước đó chở một người phụ nữ tên Lệ đến ngân hàng ở TP Quảng Ngãi rút tiền. Sau đó người phụ nữ này thuê taxi lên huyện Sơn Hà đưa 3,5 triệu cho đối tượng tên Lê Quang Kiên, rồi chở 7 thanh niên xuống Tp Quảng Ngãi gặp bà. Tên Kiên khai nhận phụ tá bà Lệ tìm, đưa người lao động đi Tây Nguyên.
Theo 7 thanh niên được giải cứu cho biết, qua mai mối, bà Lệ liên lạc điện thoại và cam kết đưa 7 người lên tỉnh Đắc Lắc làm việc với mức lương trên 3,5 triệu đồng/1 tháng. Bà Lệ sẽ lo mọi chi phí đi lên và cho ứng trước tiền. Tuy nhiên, những nạn nhân ở xã Sơn Hạ trước đó bị bà Lệ lừa đã viết đơn vạch trần, không như bà Lệ cam kết ban đầu đưa đi lao động tại tỉnh Đắc Lắc, các nạn nhân bị đưa lên Lâm Đồng và bị nhốt, đánh đập và bị “bán” đi. Gia đình phải bỏ trên 3 triệu đồng mới chuộc về.
Bán vườn lên Lâm Đồng chuộc con
Tố cáo thủ đoạn của đường dây lừa đưa người lao động lên tỉnh Lâm Đồng, anh Đinh Bài, 31 tuổi, ở thôn Đèo Gió, xã Sơn Hạ vô cùng bức xúc cho biết. “Cuối tháng 7-2012, bà Lệ lên tận nhà chúng tôi và giới thiệu việc làm ở tỉnh Đắc Lắc. Do chúng tôi không có việc làm ổn định nên nhận lời. Bà Lệ viết giấy hợp đồng với mức lương 3,5 triệu đồng/1tháng”.
Đinh Bài cùng 5 thanh niên khác gồm Đinh Quốc, 24 tuổi, Đinh Văn Mang, 29 tuổi, Đinh Văn Bao, 20 tuổi, Đinh Huy, 18 tuổi, đều ngụ thôn Đèo Gió, xã Sơn Hạ và Đinh Ruôn, 27 tuổi, ở thôn Cà Tu, xã Sơn Hạ được bà Lệ đưa bằng xe đò lên Tây Nguyên.
Video đang HOT
Đối tượng Lê Quang Kiên, phụ tá bà Lệ tìm, đưa người lao động lên Tây Nguyên
Không như cam kết đến tỉnh Đắc Lắc làm việc, bà Lệ đưa 6 thanh niên đến tỉnh Lâm Đồng. Tại huyện Đức Trọng, một xe ô tô 12 chỗ ngồi đến đón chở đến một ngôi nhà. Tại đây họ bị nhốt vào một phòng ẩm thấp, tối tăm. Sau này mới biết đây là trụ sở Công ty TNHH Đức Hoàng, ở thôn Đoàn Kết, N’thôn Hạ, huyện Đức Trọng, do ông Cao Ngọc Khoa làm giám đốc.
Nghĩ lại anh Đinh Quốc vẫn còn kinh hãi: “Trong phòng này có nhiều người bị nhốt trước đó. Những người này đến từ tỉnh Quảng Nam, Bình Định. Gần nửa ngày họ bị nhốt, luôn có người canh cửa. Đến buổi ăn, mỗi người được một tô mì tôm cầm bụng”. Buổi chiều có một số chủ rẫy đến đây xem mặt lao động “mua” về. Ngược lại hoàn toàn, lương mỗi người chỉ 2 đến 2,2 triệu đồng/1 tháng. Nếu ai không chịu đi làm, ký hợp đồng thì bị một số đối tượng “cai” đánh đập.
Biết tình thế không nhận việc thì bị tiếp tục nhốt, hành hạ, và tính tiền ăn, ở mỗi ngày, anh Bài, Quốc đành ký hợp đồng với một ông chủ ở huyện Lâm Hà kinh doanh vật liệu xây dựng. Trong bản hợp đồng ghi rõ, lương 2,2 triệu đồng/1tháng. Mỗi lao động phải trả 3,1 triệu đồng cho Công ty TNHH Đức Hoàng. Trong đó, tiền xe 600.000đ, tiền ăn (một gói mì tôm) 100.000đ, tiền giới thiệu việc làm 400.000đ, tiền dịch vụ 700.000đ và tiền ứng trước 1.000.000đ.
Khi chủ rẫy nhận lao động phải trả toàn bộ số tiền lao động nợ Công ty. Sau này lao động sẽ làm trừ nợ qua tiền lương. Anh Bài và Quốc theo ông ông chủ mới về Lâm Hà, hàng ngày quần quật bốc vác xi măng, vật liệu xây dựng. Công việc quá mệt nhọc, được nửa tháng, anh Bài liên lạc cầu cứu gia đình. Cha anh Quốc và anh Bài phải chạy vay mượn đủ tiền, đón xe đò lên tận Lâm Đồng chuộc anh Bài và Quốc về. Riêng số người còn lại vì gia đình nghèo nên không có tiền chuộc về, đành cam chịu làm lụng để đủ tiền trả nợ thoát khỏi cảnh hành hạ.
Được biết, vài năm trở lại đây ở tại huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng xuất hiện một số Công ty môi giới việc làm. Lợi dụng các rẫy, vườn thiếu người lao động, các công ty, cơ sở này đã lập nhiều đường dây, chân rết khắp miền Trung – Tây Nguyên lừa gạt giới thiệu việc làm. Một số phương tiện thông tin đã phản ánh tình trạng lừa này. Chính quyền địa phương một số nơi đã lập đoàn lên tận huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng giải thoát, đưa người dân địa phương bị lừa về. Gần đây, một số công ty lừa lao động chuyển sang huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng mở “động” hoạt động. Các chân rết, “cò” vẫn có mặt nhiều vùng quê ở miền Trung lừa thanh niên lên Tây Nguyên.
Theo Dantri
Nữ Việt kiều làm trang sức gây quỹ cho trẻ em
Một phụ nữ gốc Việt ở Mỹ nhiều năm qua tình nguyện làm đồ nữ trang độc đáo để gây quỹ xây lớp học cho trẻ em miền núi và dạy nghề cho trẻ em khuyết tật.
Người phụ nữ gốc Việt làm đồ nữ trang thủ công tinh xảo trong 8 năm qua. Ảnh:VOV
Bà Nguyễn Thị Liên Hoa, Việt kiều Mỹ, một phụ nữ bình dị, khiêm nhường, hơn 8 năm qua cần mẫn làm những đồ nữ trang tinh xảo bán lấy tiền ủng hộ các dự án từ thiện vì cộng đồng tại Việt Nam.
Xa quê hương gần 40 năm nhưng chưa khi nào người phụ nữ ấy thôi trăn trở phải làm một điều gì đó dù nhỏ bé để góp phần giảm bớt những cảnh đời nghèo khó, bất hạnh nhất là những em nhỏ thiệt thòi ở miền núi, vùng xa ở quê nhà.
Thật tình cờ, cơ duyên đã đưa bà Liên Hoa đến với những mặt hàng nữ trang thủ công cao cấp này. Là người khéo tay và có óc sáng tạo, ban đầu bà tự làm cho mình những chiếc vòng cổ, vòng tay bằng đá tự nhiên và pha lê xinh xắn, độc đáo. Không ngờ, khi đeo đến nơi làm việc, nhiều người bạn Mỹ rất thích thú và tỏ ý muốn mua lại các sản phẩm này. Nhờ đó, bà tự nhủ, sao mình không làm những sản phẩm nữ trang để bán và đóng góp vào quỹ từ thiện.
Tối tối sau khi công việc nội trợ đã xong xuôi, bà lặng lẽ về phòng, bày quanh mình những gói đá màu, pha lê, ngọc trai, hổ phách, mã não, những sợi dây mạ bạc, vàng, cùng với kìm, kéo... Bà giở sách nghiên cứu, mày mò và tỉ mỷ sắp xếp những viên đá màu tự nhiên, hạt pha lê, những hạt trai theo ý tưởng riêng.
Sản phẩm do bà tự thiết kế như đôi khuyên tai lấp lánh, những chiếc nhẫn, vòng tay xinh xinh, những chiếc dây chuyền trang nhã, không bị đụng hàng trên thị trường. Những sản phẩm này không những đẹp mà rất hợp thời trang, có thể sánh vai những mặt hàng nữ trang đang có thương hiệu trên thị trường.
Phần lớn nguyên liệu làm nữ trang được nhập khẩu từ các nước châu Á, châu Âu và Mỹ. Không chỉ là người thiết kế, bà Liên Hoa còn là người thực hiện, bán hàng kiêm luôn thủ quỹ của nhóm từ thiện.
Về cái tên Maya của những món đồ nữ trang này? - Đó là tên cháu nội tôi đấy. Đặt tên cho vui vui mà. Tiếp tục câu chuyện, bà kể, cháu nội bà, Maya, năm nay 7 tuổi. Hàng tối, thấy bà "bày đồ hàng" và "chơi" với những thứ lấp lánh, nhiều màu trong phòng, Maya tò mò vào ngồi cạnh, ngó nghiêng xem bà nội làm gì rồi thích thú, bắt chước và đâm "nghiện" những chiếc nhẫn, vòng, dây chuyền giống bà.
Maya giúp được tôi khá nhiều việc rồi đấy - bà hồ hởi. Mỗi khi làm được một món đồ mới, hai bà cháu lại say sưa ngắm nghía, bình luận.
Dạy nghề và bán hàng từ thiện
Nhẹ nhàng và luôn nở nụ cười, bà Liên Hoa tâm sự, 10 năm trước bà cho mình là người "vô tích sự". Đi làm về quanh quẩn công việc nội trợ là hết ngày. Từ khi bắt tay vào làm đồ nữ trang này, bà rất vui và thấy mình làm được những việc có ích cho cộng đồng, cho quê hương. Việc làm nhỏ bé nhưng có ý nghĩa của bà đã được cả gia đình ủng hộ, từ chồng, con trai đến cháu nội.
Cứ thế, tỉ mỉ, kiên trì làm đồ nữ trang bằng tay nhiều năm qua, bà cùng bạn bè đã tổ chức nhiều đợt trưng bầy, bán hàng quyên góp từ thiện tại Mỹ. Điều đáng nói là toàn bộ nguyên liệu để làm sản phẩm nữ trang đều do bà tự bỏ tiền mua nguyên vật liệu, bỏ thời gian, công sức để thực hiện rồi bán lấy tiền.
Cách nay 4 năm, những mặt hàng nữ trang Maya lần đầu tiên được trưng bày và bán ở Cung thiếu nhi Hà Nội và được nhiều người đón nhận, thích thú. Bà rất vui nhớ lại, lần đó nhóm của bà và các em ở trường Hoa Sữa Hà Nội làm không kịp bán.
Bà Liên Hoa hướng dẫn các học sinh trường Hoa Sữa Hà Nội. Ảnh: VOV
Tiếp theo đợt bán hàng nữ trang từ thiện khả quan của năm 2008, trong đợt về nước tháng 6 vừa rồi, bà Liên Hoa và các thành viên của nhóm từ thiện Hội Văn hóa Khoa học San Diego lại tiếp tục mở quầy trưng bày và bán nữ trang ở Hà Nội và TP HCM.
Toàn bộ số tiền thu được từ 2 đợt bán nữ trang đều ủng hộ chương trình từ thiện "Lớp học cho em" tặng trẻ thơ miền núi. Số tiền tuy chưa được nhiều nhưng việc làm từ thiện của bà Liên Hoa và bạn bè bước đầu đã mang lại những lợi ích nhất định, đánh thức được tình yêu thương, sự chia sẻ nơi con người và thu hút thêm được nhiều người tham gia.
Bán hàng nữ trang từ thiện chỉ là một trong nhiều hoạt động mà nhóm từ thiện của Hội Văn hóa Khoa học San Diego, Hoa Kỳ kết hợp với nhiều tổ chức khác đang thực hiện như tổ chức nhiều hoạt động khác nhau, từ những buổi hòa nhạc, xây những cây cầu cây cầu giúp dân nghèo ở đồng bằng sông Cửu Long hay các hoạt động quyên góp, kêu gọi tài trợ trong xã hội...
Không chỉ làm đồ nữ trang bán từ thiện, bà Liên Hoa còn tham gia dạy nghề cho trẻ em khuyết tật, cơ nhỡ. Bà cho rằng, không thể chỉ giúp đỡ tiền của, vật chất mà phải dạy cho các em có một nghề tự để tự mưu sinh. Vì thế, trong lần về nước năm 2008, bà đã tới dạy nghề cho các em trẻ em khuyết tật, cơ nhỡ trường Hoa sữa, Hà Nội.
"Rất mừng là các em khéo tay, lại tiếp thu rất nhanh. Chúng còn sáng tạo ra những mẫu mã mới đẹp hơn tôi", bà chia sẻ. Bà còn ủng hộ các em số vốn ban đầu bằng các nguyên liệu làm đồ trang sức. Rồi lại tìm đầu ra cho sản phẩm của các em bằng cách mang chúng về Mỹ để bán giúp. Số tiền thu được bà lại quay vòng tiếp tục mua nguyên liệu gửi về nước... Dần dần, tiền hàng, tiền vốn của các em đã được nhân lên. Về nước hè này, bà tiếp tục dạy nghề cho người khuyết tật ở TP HCM.
Bận rộn và khá mệt, nhưng bà vui vì thấy công sức đóng góp của mình cho cộng đồng mang lại hiệu quả thiết thực. Bà tin, việc làm của bà và các thành viên trong nhóm từ thiện sẽ được nhiều người tiếp sức và ủng hộ. Trước khi chia tay, bà Nguyễn Thị Liên Hoa tâm sự, quay về Mỹ, bà lại lao vào công việc, tiếp tục làm ra nhiều sản phẩm nữ trang để ủng hộ quỹ từ thiện. Bà sẽ tiết kiệm, dành tiền lương để mua vé máy bay trở về quê nhà trong những năm tới tiếp tục làm từ thiện.
Theo Vietbao
'Bán' con trẻ làm lao động khổ sai Trong nhiều trường hợp lao động trẻ em (TE) bị chủ cơ sở sản xuất ngược đãi, vắt kiệt sức khỏe, chính người thân các cháu đẩy con em mình vào đường cùng. Đó là cảnh báo của đại diện các cơ quan chức năng trong chương trình Lắng nghe và trao đổi do HĐND TPHCM và Đài Truyền hình TPHCM (HTV) tổ...