Giải cứu 6 phụ nữ Việt bị bán sang Trung Quốc
Cảnh sát tỉnh Hà Bắc – Trung Quốc vừa triệt phá một đường dây buôn bán phụ nữ Việt Nam, giải cứu 6 người và cho họ hồi hương.
Hôm 6-5, chính quyền tỉnh Hà Bắc thông báo tổng cộng có 34 phụ nữ người Việt bị bán sang các ngôi làng ở tỉnh này kể từ năm 2012.
Tháng 5-2014, cảnh sát giải cứu 1 phụ nữ Việt Nam bị bán sang TP Tân Lạc và buộc phải kết hôn với một người đàn ông Trung Quốc. Sau những manh mối đó, cảnh sát bắt được một người đàn ông và vợ ông ta. Hai người thú nhận kiếm được 400.000 nhân dân tệ (64.500 USD) từ việc buôn bán 34 phụ nữ Việt Nam.
Cảnh sát Trung Quốc đang bàn giao 2 phụ nữ cho cảnh sát Việt Nam. Ảnh: CFP
Danh tính 6 nạn nhân được giải cứu và trả về nước không được tiết lộ. Cảnh sát Hà Bắc cho biết chiến dịch giải cứu những phụ nữ còn lại vẫn đang được tiến hành.
Trong những năm gần đây, tình trạng buôn bán ma túy, buôn lậu và buôn bán phụ nữ gia tăng dọc biên giới Việt – Trung, đi cùng việc tăng cường quan hệ kinh tế giữa 2 nước.
Video đang HOT
Hầu hết các phụ nữ bị bán sang Trung Quốc phải làm gái mại dâm hoặc làm vợ cho đàn ông bản địa ở những khu vực nông thôn – nơi đàn ông muốn kiếm được vợ phải có một khoản tiền kha khá nên họ chọn cách lấy vợ nước ngoài với chi phí rẻ hơn.
Hồi tháng trước, cảnh sát Trung Quốc cho hồi hương 1 phụ nữ Việt Nam 26 tuổi. Cô gái bị ép buộc lấy một người đàn ông Trung Quốc từ năm 17 tuổi.
P.Nghĩa (Theo Tân Hoa Xã)
Theo_Người lao động
Italia phá đường dây buôn người sang châu Âu
Mới đây, cảnh sát Italia đã triệt phá một đường dây tội phạm xuyên quốc gia tổ chức đưa người vượt biên trái phép từ châu Phi sang châu Âu, với điểm dừng chân đầu tiên là Italia. Đây là một trong những nỗ lực nhằm triệt xóa các tổ chức lợi dụng tình hình bất ổn Bắc Phi để kiếm tiền trên người nhập cư trái phép.
24 đối tượng bị bắt giữ
Ngày 20-4, cảnh sát ở Palermo, thủ phủ đảo Sicily (Italia) cho biết đã bắt giữ 24 người đàn ông thuộc nhiều quốc tịch khác nhau như Ghana, Eritrea, Ethiopia, Coote d'lvoire..., với cáo buộc buôn người và tổ chức nhập cư trái phép vào châu Âu. Cảnh sát Italia đã theo dõi nhóm đối tượng trên từ hơn một năm trước cũng như nghiên cứu về hoạt động tổ chức đưa người vào châu Âu của chúng.
Trong số đó nổi lên 2 đối tượng Mered Medhanie và Ermias Ghermay. Ermias Ghermay, người Ethiopia là nhân vật từng có lệnh bắt giữ do liên quan tới việc tổ chức chuyến tàu vượt biển bị chìm hồi tháng 10-2013, khiến 366 người thiệt mạng ngoài khơi đảo Lampedusa (Italia). Trong khi đó, các nhân viên chống mafia ở Palermo cho biết, họ chú ý đến Medhanie khi hắn sống ở Italy và cố mở một tài khoản ngân hàng ở Dubai. Medhanie sau đó đã trốn đến Tripoli (Libya).
Những người sống sót trong vụ đắm tàu đêm 18-4 ngoài khơi Libya
Tại cuộc họp báo ở Palermo hôm 20-4, cảnh sát cho biết đã nghe lén được Medhanie khoe với "đồng nghiệp" rằng năm ngoái là một năm kinh doanh tốt, "nhưng năm nay sẽ tốt hơn" và hắn đã tổ chức được cho 7.000-8.000 người di cư. Cảnh sát Palermo cũng nhắm tới đối tượng Ghermay. Có chứng cứ cho thấy Medhanie và Ghermay đã cộng tác với nhau tổ chức đưa người di cư trái phép, thậm chí còn mua bán những người này.
Cũng tại cuộc họp báo, các công tố viên đã trình bày chi tiết chi phí của người di cư phải trả trên mỗi điểm nghỉ chân để đến miền đất hứa - châu Âu. Những người di cư phải trả 5.000 USD để vượt qua sa mạc tới Libya. Tại sân bay, họ trả thêm 1.500 USD để vượt qua biển Địa Trung Hải. Những người di cư tiếp tục bỏ ra từ 200-400 USD để có chỗ trong các trại tị nạn ở Italia và cuối cùng là 1.500 USD nếu muốn được đưa một cách trái phép từ Italia đến các nước Bắc Âu. Tờ The Daily Beast dẫn lời một công tố viên Italia nhận định, những kẻ tổ chức đưa người trái phép có thể đã bắt tay với những nhân viên biên phòng ở Libya để bảm đảo rằng những người dân di cư lên thuyền vượt biển từ Libya sẽ không bị bắt giữ.
Lâu nay, thực trạng đưa người di cư trái phép sang châu Âu với điểm trung chuyển là Italia đã trở thành một vấn đề nhức nhối. Năm ngoái, cảnh sát Italia bắt giữ 976 đối tượng liên quan tới hoạt động trên. Thủ tướng Italia Matteo Renzi cam kết sẽ đem những kẻ tội phạm này ra trước pháp luật và kêu gọi các nước thuộc châu Âu hỗ trợ Italia trong việc triệt xóa các tổ chức lợi dụng tình hình bất ổn Bắc Phi để kiếm tiền trên người nhập cư trái phép.
Ngăn dòng người liều mạng vượt Địa Trung Hải.
Cuộc chiến chống dòng người nhập cư trái phép bằng đường thủy trở nên cấp thiết sau thảm kịch chìm thuyền vào đêm 18-4 ngoài khơi Libya. Theo nhiều nguồn tin, số người trên tàu có thể lên đến 950 người, bao gồm 300 người bị những kẻ tổ chức đưa người vượt biên trái phép nhốt trong hầm tàu. Trong số này có khoảng 200 phụ nữ và vài chục trẻ em. 28 người sống sót trong vụ chìm tàu này sau đó được đưa tới đảo Sicily (Italia). Ngày 20-4, công tố viên thành phố Catania ở vùng Sicily đã ra lệnh bắt 1 thuyền trưởng người Tunisia và 1 thủy thủ người Syria trong số những người trở về từ con thuyền tử thần, do nghi ngờ buôn người.
Tổng thư ký Liên Hợp quốc Ban Ki-moon cảnh báo, khu vực Địa Trung Hải đã trở thành tuyến hàng hải "chết người nhất thế giới" đối với những người di cư và tị nạn chính trị. Mới đây, tại Hội nghị Ngoại trưởng và Bộ trưởng Nội vụ Liên minh châu Âu (EU) ở Luxembourg, Ủy viên EU phụ trách các vấn đề đối ngoại Federica Mogherini đã công bố kế hoạch ngăn chặn làn sóng người di cư trái phép tràn vào châu Âu. EU cũng sẽ hỗ trợ các nước có đường biên giới với Libya ngăn chặn các ngả đường bộ dẫn tới nước này, do đa số người tị nạn châu Phi xuống thuyền từ bờ biển Libya. Mục tiêu trước mắt là giảm số người liều lĩnh vượt biển.
Theo_An ninh thủ đô
Khai mạc Hội nghị cấp cao EU * Nhiều nước EU phản đối chính sách trừng phạt Nga Các nhà lãnh đạo EU tại Hội nghị cấp cao ở Brúc-xen, Bỉ. Ảnh EFE Theo Roi-tơ, ngày 19-3, tại Brúc-xen, Bỉ, khai mạc Hội nghị cấp cao Liên hiệp châu Âu (EU) với sự tham gia của nguyên thủ quốc gia và đại diện 28 nước thành viên EU. Những chủ...