Giải cứu 3 khỉ rừng quý hiếm bị bẫy, nuôi nhốt hơn 10 năm
Chiều ngày 5/4, Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường ( Công an tỉnh Hà Tĩnh) cho biết, đơn vị vừa giải cứu, thả về rừng 3 cá thể khỉ quý hiếm bị một hộ dân nuôi nhốt suốt hơn 10 năm.
Ba cá thể khỉ này thuộc nhóm 2B (loài nguy cấp quý hiếm cần được ưu tiên, bảo vệ), trong đó có 2 cá thể khỉ đuôi lợn và 01 cá thể khỉ mặt đỏ, trọng lượng mỗi con dao động từ 13-18kg.
Hiện 3 cá thể khỉ bị nuôi nhốt tại nhà ông Dũng đã được giải cứu, thả về rừng. Ảnh: T.H
Trước đó, vào khoảng 10h15 ngày 3/4, tổ công tác Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (Công an tỉnh Hà Tĩnh) đã phát hiện tại nhà ông Nguyễn Văn Dũng (trú tại Phường Bắc Hà, Tp. Hà Tĩnh) đang nuôi nhốt 3 cá thể khỉ nói trên.
Video đang HOT
Ông Dũng cho biết, số khỉ trên được gia đình mua lại của người dân cách đây hơn 10 năm.
Tổ công tác đã vận động, giải thích và gia đình ông Nguyễn Văn Dũng đã tự nguyện giao nộp số khỉ trên cho cơ quan chức năng.
Các lực lượng chức năng đã tiến hành kiểm tra sức khỏe cho 3 cá thể khi trên và sau đó đã thả về tự nhiên tại khu vực Ban quản lý rừng phòng hộ Ngàn Phố.
Xuân Sinh
Theo Dantri
Đàn sếu đầu đỏ từ Campuchia về Kiên Giang kiếm ăn
Những ngày qua, hàng chục con sếu đầu đỏ từ Campuchia bay về kiếm ăn tại Khu bảo tồn loài - sinh cảnh Phú Mỹ, huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang.
Đàn sếu đầu đỏ về đồng cỏ bàng Kiên Giang được nhân viên khu bảo tồn chụp lại ảnh qua ống nhòm. Ảnh: Khu bảo tồn loài - sinh cảnh Phú Mỹ cung cấp.
Ngày 28/2, ông Nguyễn Phong Vân - Giám đốc Khu bảo tồn loài - sinh cảnh Phú Mỹ cho biết, đàn sếu đầu đỏ bắt đầu quay lại nơi này kiếm ăn, thường vào lúc sáng sớm và chiều. Sau đó, chúng không trú ngụ lại mà bay bề bãi cư trú ở Campuchia, cách đó khoảng 20 km đường chim bay.
"Nhân viên khu bảo tồn đếm được lúc đông nhất tới 21 con, ít nhất là 6 con; đều trưởng thành", ông Vân nói và cho biết đây là tín hiệu đáng mừng vì cùng thời điểm này năm ngoái, sếu chưa về khu bảo tồn này.
"Hàng năm, sếu về khu vực này từ cuối tháng 2 đến tháng 4. Năm nay thời tiết bất thường, nước còn ngập nhiều diện tích bãi ăn nhưng sếu đã về. Sắp tới nước rút, có thể chúng về nhiều hơn", ông Vân nhận định.
Sếu đầu đỏ còn có tên gọi là sếu cổ trụi hay sếu lớn Phương Đông (tên khoa học: Grus antigone). Loài này nằm trong Sách đỏ Việt Nam và thế giới (Sách đỏ IUCN), nên được bảo vệ nghiêm ngặt.
Sếu đầu đỏ là loài chim có màu xám bạc ánh thép; khi trưởng thành thì đầu, cổ trụi lông và có một màu đỏ rất nổi bật, đồng thời vằn trên cánh và đuôi một màu xám. Mỏ và trước đỉnh đầu của sếu có màu xanh sừng, chân đỏ; chim non có bộ lông màu sẫm hơn.
Khu bảo tồn loài - sinh cảnh Phú Mỹ (Khu bảo tồn đồng cỏ bàng Phú Mỹ) thành lập năm 2016, có diện tích vùng lõi khoảng 940 ha, vùng đệm hơn 1.700 ha. Đây là khu bảo tồn có hệ sinh thái đồng cỏ bàng duy nhất còn sót lại ở miền Tây, là địa điểm di trú theo mùa của sếu đầu đỏ.
Cửu Long
Theo VNE
Cá thể Voọc quý hiếm bị... xích cổ Một cá thể Voọc Hà Tĩnh bị xích ngang cổ, được một người dân phát hiện rồi giao cho các lực lượng chức năng cứu hộ và chăm sóc. Chiều 21/2, Trung tâm Cưu hộ, Bao tôn va Phat triên sinh vât VQG Phong Nha - Ke Bang (Quang Binh) cho biêt, đơn vi nay vưa tiêp nhận 1 ca thê Vooc Ha...