Giải cứu 2 cháu nhỏ khỏi ‘công trường’ mua bán nội tạng
Anh Phạm Tuấn Anh ( TP.Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh) lùng sục hàng chục km đường biên giới Việt – Trung để truy tìm hai cháu bé bị bác ruột bắt cóc đưa sang Trung Quốc.
Anh Phạm Tuấn Anh giải cứu 2 cháu bé khỏi ‘công trường’ mua bán nội tạng
Anh Phạm Tuấn Anh (TP.Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh) không quản khó khăn, vất vả, lùng sục hàng chục km đường biên giới Việt – Trung để truy tìm hai cháu bé bị bác ruột bắt cóc đưa sang Trung Quốc.
May mắn đã giúp anh giải thoát hai cháu nhỏ khỏi “công trường” mua bán nội tạng người để đưa các cháu về nước thành công trong niềm vui khôn siết của người thân trong gia đình nạn nhân.
Hy vọng mong manh
Ngay khi đưa cháu bé về đến TP.Móng Cái (Quảng Ninh), anh Tuấn Anh liên hệ với PV thông báo sự việc. Anh bảo: “May quá ông ơi, tôi thấy hai cháu nhỏ rồi”.
Anh kể: “Lúc thấy hai đứa trên xe, mặt chúng nó tái dại, bị đánh đập và bỏ đói, tôi không cầm được nước mắt. Nơi tôi tìm thấy hai đứa trẻ được xác định là “công trường” mua bán nội tạng người, tôi nghĩ nhiều khả năng chúng nó bị bắt sang để bán nội tạng thôi”.
Video đang HOT
Khi được PV hỏi về hành trình truy tìm hai cháu nhỏ, anh kể: “Ngày 27/8, một chị bạn trong Sài Gòn là người nhà của gia đình hai cháu bé điện cho tôi, nhờ để ý xem có hai cháu nhỏ tên K. và L. đi cùng một người trung tuổi qua Móng Cái không. Tôi nhận lời ngay.
Sáng ngày 28/8, tôi yêu cầu người nhà chuyển ảnh của hai cháu bé để làm cơ sở. Cầm hai tấm ảnh, khoảng 10h trưa 28/8, tôi cùng một người bạn nữa gấp rút lên đường. Chúng tôi lùng sục hết các nơi nghi vấn nhưng hai cháu bé vẫn bặt tăm. Khoảng 12h15′, chúng tôi được một người dân ở bên Đông Hưng (Trung Quốc) cho biết, có thấy ba người giống như trong ảnh đi về phía bến xe. Lúc đó, tôi phán đoán nhanh, chắc đối tượng sẽ mang theo hai cháu bé lên xe khách rời khỏi Đông Hưng đi sâu vào nội địa Trung Quốc.
Khoảng 13h, chúng tôi có mặt tại bến xe Đông Hưng. Đến nơi, chúng tôi tiếp tục được một người dân tại đây cho hay, có ba người như trong ảnh xuất hiện tại bến xe và cả ba người đã lên xe đi Quảng Châu được khoảng một giờ đồng hồ. Hỏi một số người dân tại bến, chúng tôi biết được lịch trình chuyến xe, biển số xe và quan trọng hơn cả là lấy được số điện thoại của lái xe đó. Ngay sau đó, tôi nhờ một người bạn hay đi chuyến xe đó gọi điện nói rõ sự tình, lái xe cũng xác nhận thông tin có ba người như miêu tả ở trên xe. Sau khi biết chuyện, để tránh “bị động”, lái xe đồng ý giả vờ đánh xe vào một nhà hàng ven đường kiểm tra xe hòng có thời gian cho chúng tôi tới.
Hơn một tiếng phóng xe như bay đuổi theo, gần 14h, chúng tôi bắt kịp chiếc xe khách. Sau đó tôi đã giơ bức ảnh lên nói: “Em trai chị đã báo công an và Công an Việt Nam đã nhờ Công an Trung Quốc truy tìm chị. Khắp nơi đều treo những bức ảnh rõ mặt cả ba người này, công an Trung Quốc kiểu gì cũng tìm được chị. Theo tôi, chị hãy lên xe tôi đưa quay về Việt Nam, còn không sẽ giao nộp ngay cho Công an Trung Quốc xử lý”.
Nghe vậy, người bác vô tâm này đã đồng ý, theo tôi về Việt Nam. Khi về đến Móng Cái, tôi dẫn cả ba bác cháu lên đồn Biên phòng Bắc Sơn bàn giao”.
Bác vô tâm bán cháu lấy 10.000 Nhân dân tệ
Cũng theo anh Tuấn Anh, trên đường về, người bác thú nhận là bán mỗi đứa với giá 10.000 Nhân dân tệ (khoảng 35 triệu đồng).
Sau khi bị đưa về đồn Biên phòng Bắc Sơn, đối tượng khai nhận tên là Hoàng Thị Hồng, từng bị lừa bán sang Trung Quốc từ năm 20 tuổi. Sau đó Hồng lập gia đình với một người Trung Quốc và sinh sống tại tỉnh Quảng Đông.
Ngày 21/8/2014, Hồng đến nhà chị Hà (một người Việt Nam lấy chồng Trung Quốc tại Tỉa Chiu, Quảng Đông) ăn cơm. Tại đây, Hà có nói với Hồng là về Việt Nam tìm trẻ con đưa sang Trung Quốc bán cho Hà với giá 10.000 Nhân dân tệ/trẻ. Đang túng quẫn nên Hồng nhận lời và được Hà đưa trước cho 2.000 Nhân dân tệ để về Việt Nam bắt cóc cháu ruột.
Chiều ngày 23/8, Hồng về đến quê nhà tại Nam Định. Khoảng 14h ngày 27/8, lợi dụng lúc bố mẹ các cháu K. và L. đi làm vắng, chỉ có bà nội 66 tuổi ở nhà, Hồng nói với mẹ là cho hai cháu đi siêu thị chơi, nhưng thực chất là ra bến xe gần đó bắt xe xuôi Móng Cái rồi đưa các cháu đi Trung Quốc.
Đến 18h cùng ngày, anh Cường (bố cháu K. và L.) mới biết rõ sự việc và báo Công an TP. Nam Định. Khoảng 9h ngày 28/8, Hồng đã đưa hai cháu bé qua biên giới, bắt xe đi Quảng Đông. Trên đường đi thì bị người dân phát hiện bắt giữ, đưa về Việt Nam giao cho biên phòng.
Ngay sau khi đối tượng được người dân giao nộp, đồn Biên phòng Bắc Sơn khởi tố vụ án hình sự về tội mua bán trẻ em. Chiều ngày 29/8, anh Tuấn Anh đã nhờ một người bạn thân đưa hai cháu bé về đến nhà trong niềm vui của cả gia đình.
Theo Xahoi
Khi bụi trần làm lấm lem cửa Phật!
Thông tin một bảo mẫu chùa Bồ Đề (Gia Lâm, Hà Nội) bị công an bắt vì tội buôn bán trẻ em đang khiến dư luận thấy sốc, thấy phẫn nộ. "Chúng ta đang sống ở thời mạt pháp", nhiều người đã cay đắng nói như vậy khi đọc những tin tức ở mục "Pháp luật" hay "Vụ án" có liên quan đến chùa chiền và các vị tăng ni.
Nào là sư giết và phi tang xác bạn gái, nào là sư về làng đi ô tô... và mới đây nhất là bảo mẫu chùa Bồ Đề bị bắt vì buôn bán trẻ. Nhìn về câu chuyện của chùa Bồ Đề, xin hãy xem đó như là một vết thương của thời "lỗi đời, lỗi đạo".
Ngày 4/8, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an thành phố Hà Nội cho biết, đã ra quyết định khởi tố vụ án mua bán trẻ em xảy ra tại chùa Bồ Đề (quận Long Biên, Hà Nội) và đã bắt khẩn cấp Nguyễn Thị Thanh Trang (SN 1978), người quản lý khu nuôi trẻ tại chùa Bồ Đề và Phạm Thị Nguyệt (SN 1979, quê xã Khánh Hòa, Yên Khánh, Ninh Bình) để điều tra hành vi mua bán trẻ em. Theo nhận định của Trung tá Nguyễn Cao Khải - Phó Đội trưởng Đội phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em (Đội 12, Phòng Cảnh sát hình sự - CATP Hà Nội), công tác quản lý trẻ tại chùa Bồ Đề rất lỏng lẻo.
Chính điều này đã tạo cơ hội cho tội phạm mua bán trẻ em hoạt động. Qua quá trình điều tra xác minh, cơ quan công an xác định tại chùa Bồ Đề hiện có 106 trẻ em độ tuổi từ 1 tháng tuổi đến 18 tuổi. Việc quản lý nuôi dưỡng trẻ em tại chùa Bồ Đề không được các cơ quan chức năng cấp phép. Việc quản lý sổ sách và các thủ tục nhận trẻ em vào chùa nuôi dưỡng và thủ tục trả lại trẻ cho gia đình còn lỏng lẻo, sơ sài, dễ bị tội phạm lợi dụng như hành vi mua bán trẻ em của Trang và Nguyệt.
Theo cơ quan công an, việc quản lý trẻ em ở chùa Bồ Đề rất lỏng lẻo, dễ bị tội phạm lợi dụng
Liên quan đến việc chùa Bồ Đề nhận nuôi nhiều trẻ em mồ côi, bị bỏ rơi, luật sư Hoàng Huy Được - Phó Chủ nhiệm Đoàn luật sư thành phố Hà Nội - cho rằng, việc làm này thể hiện tính nhân đạo, nhân văn của nhà chùa. Tuy nhiên, xét trên góc độ pháp lý, nhà chùa nhà chùa không đáp ứng đủ điều kiện để nhận con nuôi.
Cơ quan điều tra cũng đã mời ni sư Thích Đàm Lan, trụ trì chùa Bồ Đề, lên trụ sở để làm việc. Thượng tá Hưng cho hay, hiện chưa có đủ tài liệu để khẳng định sư trụ trì có liên quan trực tiếp đến vụ mua bán cháu Công hay không. "Tuy nhiên, sư Thích Đàm Lan đương nhiên là đối tượng điều tra. Chắc chắn một điều là sư trụ trì sẽ có trách nhiệm liên quan đến vụ việc vì trẻ em được nuôi trong chùa. Trách nhiệm ở mức độ nào thì phải điều tra, xác minh làm rõ" - Thượng tá Hưng khẳng định.
Chùa Bồ Đề ở Gia Lâm, Hà Nội đã nổi tiếng suốt nhiều năm qua như một địa chỉ nuôi dưỡng những đứa trẻ sơ sinh bị bỏ rơi. Đó đáng ra đã có thể trở thành một "thánh địa" của lòng từ tâm, nếu như những sai trái trong việc nuôi dưỡng, cho-nhận trẻ mồ côi cứ ngày bị "đánh hơi" thấy càng nhiều bởi những người tới đó làm từ thiện, để rồi cuối cùng bị phanh phui bởi loạt phóng sự của báo Phụ nữ TP.HCM. Hóa ra, đó rất có thể là một nơi mà người ta buôn bán trẻ em, ngay trước mắt Phật.
Người ta đã nghe nhiều đến những kẻ bắt cóc trẻ em đem bán, thậm chí có nơi, bạn sẽ được nghe về chuyện cán bộ bệnh viện phụ sản bế trẻ sơ sinh ra ngoài bán. Nhưng hẳn đây là lần đầu tiên bạn được nghe về một trung tâm nuôi trẻ mồ côi với việc "buôn người" trở thành một hành vi có hệ thống. Nghĩa là từ "kinh tế cá thể" bây giờ chúng ta đã có mô hình "hợp tác xã" trong việc buôn bán trẻ em. Quả là một bước phát triển. Câu hỏi đặt ra bây giờ là chùa Bồ Đề có phải là địa chỉ duy nhất trên cả nước mà chuyện kinh tởm ấy diễn ra. Bạn rất khó khẳng định tuyệt đối.
Cuối cùng thì có vẻ như trong bối cảnh mà đạo đức xã hội sút giảm liên tục, người ta đã tiến thêm một bước trong nỗ lực thương mại hóa trẻ con. Chúng vốn từng là một món hàng trong nhiều trường hợp, nhưng với việc "kinh doanh" có hệ thống như thế này, thì trẻ con tiến gần hơn đến việc trở thành một LOẠI HÀNG HÓA.
Khi người ta đã có thể coi trẻ con là một loại hàng hóa, chứ không phải là một con người, thì có khi nào họ cũng đang tiến gần đến việc sử dụng loại hàng hóa ấy theo một cách khác hơn là nuôi. Nếu bạn đã mua được, thì bạn có thể dùng hàng hóa theo ý thích. Ví dụ như là ăn thịt chúng, nếu bỗng nhiên nhu cầu ấy phát sinh, bỗng trong xã hội rộ lên tin đồn là thịt trẻ con chữa được ung thư như sừng tê giác. Đằng nào chúng cũng là món hàng. Điều gì đã làm đạo đức xã hội xuống thê thảm đến mức này?
Theo Nha bao & Công luân
Xử lý nghiêm hành vi vi phạm về nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vừa có chỉ đạo về việc chấn chỉnh hoạt động của các cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội trên phạm vi cả nước. Xử lý nghiêm hanh vi vi phạm về nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội Xét Báo cáo của Bộ Lao động - Thường binh và Xã...