Giải cứu 14 người nhập cư trái phép vào Anh bằng đường biển
Lực lượng chức năng Anh giải cứu nhóm 14 người nhập cư trái phép trên con xuồng nhỏ sắp chìm khi họ đang cố vượt eo biển Manche từ Pháp vào Anh.
Sáng 28/10, nhân viên nhà phà chở khách DFDS, ở Dover nhận được tín hiệu kêu cứu từ chiếc xuồng chở người di cư trên eo biển Manche. Địa địểm xuồng chở người di cư cách Vách đá trắng Dover ở Kent khoảng 2-3 km.
14 người di cư, mặc áo phao, di chuyển trên một chiếc xuồng nhỏ, tồi tàn, hoảng loạn bắn pháo sáng kêu cứu khi xuồng bắt đầu chìm.
Hình ảnh người di cư trên chiếc xuồng bé được giải cứu (Ảnh: Dailymail)
Nhân viên phà DFDS nhanh chóng phát hiệu lệnh c ảnh báo. Sau đó, tàu chở hàng và tàu chở khách tiếp cận, đi vòng quanh chiếc xuồng, cùng lúc đó lực lượng bảo vệ biên phòng Dover điều một chiếc trực thăng và sau đó là hai chiếc thuyền cứu hộ tiếp cận giải cứu những người di cư bị mắc kẹt.
Đại diện phát ngôn trên phà DFDS nói với Dailymail, nhân viên nhà phà làm theo hướng dẫn, giữ khoảng cách an toàn với xuồng chở người di cư, chờ cho đến khi lực lượng bảo vệ bờ biển đến.
Tài xế xe tải người Anh, Martin Cassidy, người chứng kiến sự việc, cho biết: “Chiếc phà giữ khoảng cách an toàn với chiếc xuồng chở người di cư, song vẫn chạy vòng quanh chờ đến khi một chiếc trực thăng của lực lượng bảo vệ bờ biển Dover đến. Sau đó chúng tôi thấy hai chiếc thuyền của lực lượng bảo vệ bờ biển đến giải cứu”.
Martin Cassidy cho biết thêm, những người di cư trên thuyền hoảng sợ khi chiếc xuồng ở vào tình trạng nguy hiểm. “ Tất cả họ đều mặc áo phao nhưng có thể nói rằng tất cả họ đều bị ướt và hoảng sợ”, ông Cassidy nói.
Đại diện phát ngôn nhà phà DFDS cho biết: “Đáng buồn thay, những sự việc như thế này xuất hiện thường xuyên”.
Vượt biển để di cư đến Anh bằng những chiếc tàu, xuồng nhỏ chất đầy người là phương pháp đầy nguy hiểm nhưng lại vô cùng phổ biến hiện nay.
Theo ước tính của cơ quan chức năng Anh, trong năm nay khoảng 1.000 người đến Anh bằng việc vượt biển bất hợp pháp từ các bờ biển ở miền Bắc nước Pháp. Việc này dường như diễn ra mỗi đêm.
Hàng trăm người được giải cứu khi đang cố gắng vượt biển đến Anh trên các xuồng, thuyền nhỏ và bị đưa trở về Pháp. Trong vài tuần gần đây, ít nhất 5 người di cư chết đuối khi cố gắng đến Anh.
Video đang HOT
Một số hình ảnh về xuồng chở người di cư được giải cứu trên eo biển Manche:
(Nguồn: Daily Mail)
KÔNG ANH
Theo VTC
Hành trình nghiệt ngã tới Anh và cuộc sống như nô lệ
Nhiều người nhập cư tới Anh nói rằng hành trình tới Anh là một trong những trải nghiệm kinh khủng nhất đời họ.
Điều gì khiến các lao động Việt Nam rời khỏi quê nhà, đánh liều mạng sống trong chuyến đi lành ít, dữ nhiều tới Anh. Nhiều người tin rằng đó là lời hứa hẹn, dụ dỗ từ những kẻ buôn người về những công việc hái ra tiền ở xứ sở sương mù.
Nhưng thực tế thì trái ngược. Họ bị bóc lột sức lao động thậm tệ, làm việc tại những nơi có điều kiện nghèo nàn nhưng không dám lên tiếng vì phải kiếm ra ít nhất là số tiền gia đình chạy vạy bỏ ra cho chuyến đi "đổi đời".
Hầu hết những người sang Anh nhờ móc nối với các băng đảng buôn người thường nhận thức được họ sống bất hợp pháp. Họ cảnh giác với cảnh sát, không dám trình báo chuyện bị bóc lột vì sợ bị trục xuất.
Một số thậm chí còn không nhận ra bản thân là nạn nhân của nạn buôn người.
Theo The Guardian, chi phí cho một chuyến đi "chui" sang châu Âu dao động khoảng 10.000 tới 40.000 USD (khoảng 230 triệu đồng cho tới trên 900 triệu đồng). Một số người nói đây là một trong những trải nghiệm kinh khủng nhất trong đời họ.
Những người Việt Nam nhập cư trái phép sang Anh được gửi vào các tiệm làm móng hoặc các trang trại cần sa. (Ảnh: The Guardian)
Anh trai của Phạm Thị Trà My, đến từ Hà Tĩnh - người được cho là 1 trong số 39 nạn nhân thiệt mạng trong container hàng đông lạnh ở Anh cho biết gia đình trả 900 triệu đồng cho những kẻ buôn người để đưa em gái anh sang Anh.
Số tiền này được trả lại không lâu sau khi tin tức về thảm kịch xảy ra với 39 người xuất hiện trên các mặt báo.
Theo Mimi Vũ, một chuyên gia nghiên cứu về nạn buôn người từ Việt Nam sang châu Âu, gia đình My tin rằng cô sẽ kiếm được công việc tại tiệm làm móng ở Anh.
Đạo luật Chống Nô lệ hiện đại được cựu Thủ tướng Anh Theresa May ban hành năm 2015 đưa ra các biện pháp để ngăn chặn nạn buôn người đang là vấn đề nhức nhối ở Anh nhiều năm qua. Nhưng việc thực thi đạo luật này gặp nhiều khó khăn do thiếu kinh phí.
Debbie Beadle, Giám đốc chương trình của Tổ chức chống buôn bán người Ecpat cho rằng vấn đề nan giải nằm ở chỗ cảnh sát và chính quyền địa phương chưa được đào tạo để nhận diện những kẻ buôn người.
Tháng 1/2018, 3 người Việt Nam ở Anh bị kết án tù sau cuộc truy tố thành công đầu tiên ở Anh về tội bóc lột và cưỡng bức lao động trẻ em theo Đạo luật Chống nô lệ hiện đại.
Thu Huong Nguyen, 48 tuổi và Viet Hoang Nguyen, 29 tuổi đến từ Burton-on-Trent bị tòa án Stafford kết tội vận chuyển người để khai thác lao động và thông đồng để cưỡng bức lao động. Nguyen bị kết án 5 năm tù trong khi Nguyen bị tuyên án 4 năm tù.
Bị cáo thứ ba, Giang Huong Tran, 23 tuổi lĩnh án 2 năm tù treo. Toà án Stafford cho biết các nạn nhân bị buôn bán khắp nước Anh để làm việc tại các tiệm làm móng khác nhau.
Một nam thanh niên Việt Nam sang Anh theo đường dây buôn người. (Ảnh: The Guardian)
Cuộc điều tra bắt đầu vào tháng 2/2016 khi cảnh sát và quan chức nhập cư Anh tới khảo sát một số tiệm làm móng ở thành phố Bath. Ở tiệm nail Bar Deluxe, cảnh sát phát hiện 2 phụ nữ Việt sang làm việc chui tại đây.
2 người đều làm việc 60h/tuần. 1 người được trả 30 bảng/tháng (gần 900.000 đồng) trong khi người kia làm không công và phải ngủ tạm bợ trên gác mái. Họ được đưa tới Anh trên một chiếc xe tải.
Các nạn nhân thường sợ hãi khi phải hợp tác với cảnh sát và thường bị coi là tội phạm nhập cư bất hợp pháp thay vì nạn nhân rồi bị trục xuất về nước.
Do sợ những kẻ buôn người, các nạn nhân cũng tránh chia sẻ về những thứ khủng khiếp mà mình phải trải qua. Chính điều này khiến nhiều người không hình dung nổi cuộc sống khó khăn của các trường hợp đi chui ra nước ngoài,
Stephen (đã được đổi tên để ngăn những kẻ buôn người phát hiện) tới Anh trên một chiếc xe tải đông lạnh sau một hành trình dài đi bộ và ngồi trên xe tải từ Hà Nội. Ở Anh, Stephen bị nhốt trong những căn nhà được cải hoán thành trang trại cần sa. Stephen bị ép làm việc trong 4 năm tại đây.
Stephen nói không thể nhìn ra ngoài vì cửa số đều được phủ bằng lớp nhựa cách nhiệt dày. Cuộc sống tại trang trại không biết ngày, đêm, tuần, tháng.
Cứ vài ngày, một nhóm người Việt Nam sẽ tới kiểm tra cây, mang thức ăn tới cho Stephen.
"Nếu tôi làm gì sai khiến cây cối chết, họ sẽ nổi trận lôi đình và đánh tôi. Cuộc sống của tôi khủng khiếp hơn rất nhiều so với khi tôi sống ở Việt Nam", Stephen kể lại. Khi ở Hà Nội, Stephen là trẻ vô gia cư.
Một lần, một nhóm buôn bán ma túy người Anh xông vào trang trại, trói Stephen lại và lấy đi toàn bộ số cần sa thu hoạch được.
Khi chủ của Stephen trở lại và phát hiện, họ nổi điên và chuyển Stephen đến một địa điểm trồng cần sa mới. Tại đây, Stenphen không bị nhốt bên trong nữa, nhưng bị đe dọa giết chết nếu cố trốn thoát. Stephen nói bản thân cũng không cố trốn chạy vì chẳng biết chạy đi đâu.
"Tôi chỉ biết sống qua ngày. Tương lai mờ mịt. Không ai tử tế với tôi", Stephen nói.
(Nguồn: The Guardian)
SONG HY
Theo VTC
Chạy trốn khỏi đất nước, dân di cư sống tạm bợ, đánh cược tính mạng mòn mỏi mơ 'miền đất hứa' Nhiều người nhập cư ở Pháp sống trong tình cảnh cùng cực khi giấc mơ vượt biên sang Anh chưa thành hiện thực. Salman cùng vợ và 3 đứa con 3 lần vượt biên qua Eo biển Manche vào Anh với hy vọng kiếm tìm cuộc sống mới ở miền đất hứa nhưng bất thành. Khi thời tiết chuyển biến xấu khiến việc...