Giải “cơn khát” vốn ở quê hương 5 tấn
Những năm qua, từ nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) tỉnh Thái Bình đã giúp cho nhiều hộ nông dân được vay vốn với lãi suất ưu đãi đầu tư phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, từng bước nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo tại địa phương.
Giải cơn “khát” vốn
Trong bối cảnh hiện nay, nhu cầu nguồn vốn để phát triển sản xuất, kinh doanh và dịch vụ của nông dân rất lớn, nhất là sản xuất nông nghiệp an toàn theo chuỗi giá trị và áp dụng công nghệ cao. Trong những kết quả khả quan mà Thái Bình đạt được thời gian qua, có phần đóng góp thiết thực của vốn ưu đãi Quỹ HTND do Hội Nông dân tỉnh Thái Bình tổ chức thực hiện.
Nhờ vốn ưu đãi, nhiều hộ chăn nuôi trên địa bàn huyện Vũ Thư mạnh dạn phát triển đàn bò sinh sản và có thu nhập khá. Ảnh: T.L
Nguồn vốn này đã giúp các hộ nông dân có hoàn cảnh khó khăn giải quyết nhu cầu về vốn, mạnh dạn xây dựng và nhân rộng các mô hình phát triển kinh tế, góp phần đẩy nhanh lộ trình xây dựng nông thôn mới ở các địa phương. Hội viên vay vốn không cần tài sản thế chấp, thủ tục đơn giản, lãi suất ưu đãi, chỉ cần xây dựng dự án sản xuất kinh doanh khả thi. Sau khi thẩm định, kiểm tra, các cấp Hội ND trực tiếp giải ngân vốn từ Quỹ HTND.
Điển hình như hộ ông Phạm Văn Ánh (ở xã Đông Động, huyện Đông Hưng) vay 30 triệu đồng từ Quỹ HTND cùng với vốn sẵn có để đầu tư nuôi trồng thủy sản. Với tổng diện tích trên 2ha mặt nước, mỗi năm mô hình cho thu nhập từ 250- 300 triệu đồng. Hộ ông Trần Văn Quân (ở thôn Thiện Tường xã Nam Thịnh, huyện Tiền Hải) vay vốn phát triển nuôi cá vược, trừ chi phí mỗi năm cho thu nhập từ 120-150 triệu đồng.
Video đang HOT
Trước đây, huyện Vũ Thư có nhiều diện tích đất bỏ hoang, cỏ mọc um tùm, đến nay với nguồn vốn Quỹ HTND đã từng bước giúp các hộ nông dân có cơ sở để xây dựng vùng trồng cây nguyên liệu, đầu tư phát triển gia súc theo hướng hàng hóa. Điển hình như hộ bà Trần Thị Nhất (xã Minh Lãng, huyện Vũ Thư) vay 30 triệu đồng cùng với vốn vay và vốn tự có của gia đình đầu tư nuôi 4 con bò sinh sản, thu nhập từ 45-50 triệu đồng/năm.
Bà Bùi Thị Minh Ngọc – Chủ tịch Hội ND huyện Vũ Thư cho biết: “Quỹ HTND cho mỗi hộ dân vay từ 30-50 triệu đồng. Hầu hết, các hộ nuôi theo hướng tận dụng và có hiệu quả. Ví dụ như nếu nuôi 2 con bò mỗi năm có lãi khoảng 25 triệu đồng. Trong thời gian tới, mong muốn vốn vay được tập trung hơn để các hộ nuôi có điều kiện phát triển đàn bò với số lượng lớn”.
Điểm tựa của nông dân
Theo báo cáo 6 tháng đầu năm của Hội ND Thái Bình, tổng nguồn vốn của Quỹ HTND toàn tỉnh hiện là gần 24,8 tỷ đồng cho 1.330 hộ vay với 52 dự án ở 52 xã, vốn ủy thác của T.Ư Hội NDVN 12,8 tỷ đồng đầu tư 31 mô hình (31 xã) cho 367 hộ vay, Quỹ HTND cấp tỉnh được cân đối từ nguồn ngân sách tỉnh là 6,820 tỷ đồng với 21 mô hình (21 xã) cho 235 hộ vay, trong đó: có 2 dự án trồng trọt là trồng cây đào cảnh ở phường Hoàng Diệu, TP.Thái Bình.
Để nguồn vốn vay sử dụng đúng mục đích, đạt hiệu quả cao, công tác kiểm tra, quản lý quỹ luôn được Ban điều hành Quỹ HTND tỉnh chỉ đạo chặt chẽ, có nề nếp, việc kiểm tra được duy trì thường xuyên định kỳ theo tháng – quý – đột xuất. Khi triển khai cho vay vốn, chủ dự án đều được hướng dẫn lập dự án, mở sổ sách theo dõi các khoản tiền ủng hộ, vay, mượn…
Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền rất quan trọng góp phần tích cực giúp cán bộ, hội viên, nông dân và các ngành hiểu rõ hơn, nhận thức đầy đủ hơn về mục đích, ý nghĩa, nguyên tắc, nội dung hoạt động Quỹ HTND cũng như tính đặc thù của Quỹ HTND.
Với nhiều giải pháp, định hướng phát triển, Hội ND tỉnh Thái Bình đang huy động các nguồn lực nhằm tăng cường nguồn vốn của Quỹ HTND, giúp cho nhiều hộ nông dân nghèo, khó khăn được vay vốn đầu tư sản xuất, vươn lên thoát nghèo và làm giàu, góp phần xây dựng nông thôn mới.
Theo bà Bùi Thị Nga – Phó Chủ tịch Hội ND tỉnh Thái Bình, thông qua các kênh ủy thác, hỗ trợ; Quỹ HTND các cấp được xây dựng và phát triển khá tốt, từng bước đáp ứng nhu cầu vốn vay của hội viên, nông dân trên địa bàn. Mức tăng trưởng nguồn vốn quỹ được đánh giá là đều đặt hàng năm, đã giúp cho hàng nghìn lượt hộ hội viên, nông dân được tiếp cận và vay vốn đầu tư để xây dựng các dự án, mô hình phát triển kinh tế, đem lại hiệu quả cao.
Theo Danviet
Lai Châu: "Thả" 1 tỷ đồng xuống hồ thủy điện, kéo lên toàn cá ngon
Được vay vốn từ nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND), nhiều gia đình hội viên, nông dân ở huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu) đã mạnh dạn đầu tư làm lồng thả cá, nuôi bò sinh sản...
Từ 1 tỷ đồng tới 45 lồng cá
Vượt gần 20km đường đèo dốc từ trung tâm huyện Nậm Nhùn, chúng tôi theo chân lãnh đạo Hội Nông dân (ND) huyện, đến thăm mô hình nuôi cá lồng ở cụm bản Pa Mô (xã Mường Mô, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu).
Cụm bản Pa Mô ngay cạnh lưu vực hồ thủy điện Lai Châu - nơi có điều kiện thuận lợi để phát triển nghề nuôi trồng thủy sản, nhất là nuôi cá lồng.
Nhiều hộ gia đình hội viên, nông dân ở xã Mường Mô, huyện Nậm Nhùn đã có thu nhập ổn định từ nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện Lai Châu. Ảnh: Văn Chiến
Ông Mào Văn Chỉnh - Chủ tịch Hội ND xã Mường Mô, phấn khởi cho biết: Những lồng nuôi cá đặc sản trên mặt hồ thủy điện Lai Châu chính là sản phẩm được tạo ra từ nguồn vốn Quỹ HTND của Hội ND tỉnh. Tháng 5/2017, dự án nuôi cá lồng ở xã Mường Mô được triển khai thực hiện với 15 nhóm hộ hội viên, nông dân trên địa bàn tham gia. Mỗi nhóm có từ 2 - 3 hội viên, nông dân tham gia. Dưới sự hướng dẫn lập dự án của Hội ND cấp trên, đại diện các nhóm hộ nuôi cá lồng dưới lòng hồ thủy điện đã đứng ra vay tổng số 1 tỷ đồng từ nguồn vốn Quỹ HTND.
"Ngay sau khi được giải ngân, các hội viên, nông dân tham gia dự án đã tiến hành làm lồng trên lòng hồ thủy điện Lai Châu, sau đó mua cá giống về thả và chăm sóc. Từ 30 lồng cá ban đầu, đến nay các hội viên, nông dân đã phát triển lên 45 lồng. Bình quân mỗi lồng cho thu gần 50 triệu đồng/năm tùy vào từng loại cá nuôi" - ông Chỉnh nói.
Cần kết nối hỗ trợ tiêu thụ cá ngon
Qua câu chuyện với ông Mào Văn Chỉnh, chúng tôi được biết, ông cũng làm lồng nuôi cá trên hồ thủy điện Lai Châu. Bốn chú cháu nhà ông Mào Văn Chỉnh đã lập thành một nhóm cùng sở thích nuôi cá lồng tham gia dự án và được vay 100 triệu đồng để đầu tư mở rộng quy mô nuôi cá lồng.
"Nuôi cá lồng khá nhàn mà hiệu quả kinh tế cũng khá cao. Vì thức ăn cho cá chủ yếu là cám ngô và cá con bắt ở ngay tại hồ thủy điện, nên ăn cá ở đây ai cũng khen ngon. Tuy nhiên do giao thông đi lại ở địa phương còn rất khó khăn nên ít có thương lái vào thu mua cá. Chúng tôi chủ yếu bán lẻ cá ở các chợ trong xã, trong huyện..." - ông Chỉnh trăn trở.
Trao đổi với chúng tôi, ông Phạm Anh Tuấn - Chủ tịch Hội ND huyện Nậm Nhùn cho biết: Dự án vay vốn Quỹ HTND nuôi cá lồng ở xã Mường Mô bước đầu đã mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho hội viên nông dân. Trừ chi phí mua giống, thức ăn, các hộ dân nuôi cá lồng cũng thu lãi từ 10 - 15 triệu đồng/lồng/năm.
"Nhằm phát huy tối đa hiệu quả nguồn vốn của Quỹ HTND, Ban điều hành Quỹ HTND huyên đã tiến hành khảo sát địa bàn, đối tượng để đầu tư vốn đúng mục đích và khai thác được tiềm năng, lợi thế, sức lao động ở từng địa phương. Công tác thẩm định hồ sơ, giải ngân, theo dõi, thu phí, lưu trữ hồ sơ đều được tiến hành một cách chặt chẽ, đúng quy trình, đúng đối tượng. Hầu hết các dự án đều đã phát huy được hiệu quả. Nhiều gia đình hội viên nông dân đã thoát nghèo, từng bước vươn lên làm giàu từ nguồn vốn" - ông Tuấn nhấn mạnh.
Theo Danviet
Được Hội tiếp vốn, dân ở đâu làm giàu nhờ xoài đặc sản, xoài Úc Từ nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND), trong những năm qua nhiều dự án, mô hình kinh tế được triển khai trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Nhiều mô hình được đầu tư, "tiếp sức" bởi vốn Quỹ HTND trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đã mang lại hiệu quả thiết thực, nâng cao thu nhập đáng kể cho hội viên...