“Giải cơn khát” nước sạch cho nhân dân Lý Sơn
Chiều ngày 20/8, bà Phạm Thị Hương – Phó Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn cho biết: “Địa phương vừa thi công hoàn thành công trình cung cấp nước sinh hoạt, hiện đang lập phương án hoạt động, sau khi trình và được tỉnh phê duyệt, địa phương mới bắt đầu cung cấp nước sạch cho toàn dân”.
Theo đó, Dự án công trình Hệ thống cung cấp nước sinh hoạt cho trung tâm đảo Lý Sơn được đầu tư gần 22 tỷ đồng (trong đó nguồn của Tập đoàn Công nghiệp Than, Khoáng sản Việt Nam với 10 tỷ đồng, vốn ngân sách Trung ương hơn 6,5 tỷ và ngân sách tỉnh hơn 5,4 tỷ đồng), do UBND huyện Lý Sơn làm chủ đầu tư.
Công trình bao gồm các hạng mục hệ thống giếng khoan và trạm bơm cấp I với 7 giếng cùng 7 trạm bơm; hệ thống xử lý nước với công suất 1.000 m3/ngày; bể chứa nước; trạm bơm cấp II; bể chứa, bể điều áp; hệ thống đường ống dẫn và phân phối đến từng hộ dân; nhà quản lý…
Công trình nước sinh hoạt đầu tiên ở đảo Lý Sơn đang chờ phê duyệt và đưa vào phục vụ cho khoảng nhân dân
Khi đưa vào sử dụng, công trình đảm bảo cung cấp cho khoảng 2.000 người dân, đến năm 2020 nâng cấp công trình đáp ứng nhu cầu sử dụng cho khoảng 6.000 nhân khẩu.
Video đang HOT
Hiện nay, gần 100% các giếng nước sinh hoạt trên đảo Lý Sơn đều bị nhiễm mặn, người dân đành chấp nhận mua nước sạch với giá khoảng 100.000 đồng/m3 về sử dụng nấu ăn, tắm, giặt và rửa đồ dùng sinh hoạt. Giá nước sạch tăng cao khi Lý Sơn hứng chịu hạn hán kéo dài.
Với tổng diện tích gần 10km2, đảo Lý Sơn nằm lọt thỏm giữa vùng biển Quảng Ngãi và nước biển ngày càng xâm thực xung quanh đảo. Cho đến nay, toàn đảo Lý Sơn có khoảng 1.300 giếng nước và đang dần làm cạn kiệt mạch nước ngọt. Việc đầu tư xây dựng công trình nước sinh hoạt là nhu cầu cấp thiết ở đảo Lý Sơn.
Hồng Long
Theo Dantri
Lao đao vì vợ ôm hết tiền đi lễ "giải đen"
Giá mà quay lại thời khốn khó như ngày xưa thì gia đình tôi có lẽ đã ấm êm, hạnh phúc hơn bây giờ.
Nhà nghèo nên hồi mới cưới, hai vợ chồng tôi gần như tay trắng, phải lo ăn, lo mặc từng bữa. Tôi chạy xe ôm, vợ ở nhà mở một quán nước chè nho nhỏ, lời lãi chả được bao nhiêu, chỉ đủ hòa vốn và kiếm thêm được dăm bạc lẻ.
Ảnh minh họa
Hai đứa con lần lượt ra đời khiến cuộc sống của gia đình tôi ngày càng khó khăn. Có những ngày 2-3 giờ đêm tôi mới về đến nhà, sáng 5-6 giờ lại dắt xe đi. Vất vả, khổ cực là thế nhưng không khí trong gia đình lúc nào cũng vui vẻ, hòa thuận. Các con tôi biết sự khổ cực của bố mẹ nên ngoan ngoãn và tỏ ra hiểu chuyện từ sớm. Ngoài giờ học, chúng nó phụ giúp mẹ bán hàng quán và làm việc nhà.
Năm năm trước, vợ tôi quyết định mang hết số tiền tiết kiệm tuy ít ỏi nhưng chúng tôi phải dành dụm trong nhiều năm mới có được, cùng với một chị trong xóm dồn vào cho một chuyến đi buôn hàng. Lúc đầu tôi phản đối vì quá mạo hiểm, nhưng vợ tôi kiên quyết muốn đổi đời cho cả nhà, nên cuối cùng tôi đành phải nghe theo. Thật may là chuyến đấy vợ tôi và chị hàng xóm "trúng" đậm. Sau lần đó vợ tôi dẹp luôn quán nước để dồn hết sức cho việc đi buôn.
Phải công nhận là vợ tôi giỏi. Chỉ sau 2 năm, gia đình tôi khấm khá hẳn lên, không phải lo chạy từng bữa như trước. Khi đã tích lũy được vốn kha khá, chúng tôi quyết định mở một cửa hàng tạp hóa. Tôi nghỉ chạy xe ôm để ở nhà lo trông nom, quản lý cửa hàng. Còn vợ tôi thì vẫn tiếp tục đi buôn.
Mọi việc chả có gì đáng nói nếu như từ khi gia đình trở nên khá giả, vợ tôi không bắt đầu sinh ra mê tín. Làm gì dù lớn dù nhỏ cô ấy cũng đi xem thầy, xem bói. Thầy phán thế nào, cô ấy răm rắp nghe theo. Nhiều lúc tôi thấy vô lý vô cùng, nhắc vợ thì vợ gạt phắt đi, bảo có kiêng có lành. Rồi cô ấy đi hết chùa nọ, miếu kia, dâng Phật, cúng bồ tát, cầu lộc, cầu tài...
Cô ấy đi hết chùa nọ, miếu kia, dâng Phật, cúng bồ tát, cầu lộc, cầu tài... (Ảnh minh họa)
Tôi thì mải quán xuyến cửa hàng, vợ tôi thì suốt ngày không đi buôn thì đi chùa chiền cúng bái, hai đứa con ở nhà không có bố mẹ sát sao dạy bảo nên ngày càng hư. Chúng chỉ lo vòi tiền chơi bời, không chịu học hành. Nhiều lần, cô giáo chủ nhiệm gọi điện về tận nhà nhắc nhở làm tôi muối cả mặt. Tôi có nghiêm khắc với con hơn nhưng ngược lại, vợ tôi lại càng nuông chiều chúng. Cô ấy lý sự bảo đi xem bói thầy nói con chúng tôi không phải học hành nhiều, sau này cũng sẽ phất lên như diều gặp gió, giàu có cao sang. Rồi cô ấy lấy ví dụ đời chúng tôi có học hành gì đâu mà giờ vẫn ngon lành, nên chúng không cần học, lớn hơn chút cho theo mẹ đi buôn học hỏi kinh nghiệm. Vì quan điểm dạy con trái nhau nên mâu thuẫn trong nhà tôi ngày càng lớn. Gia đình lục đục, bất hòa.
Hôm vừa rồi, bố tôi bệnh nặng phải vào viện. Bác sĩ bảo phải mổ, chi phí không hề nhỏ. Tôi định dùng số tiền tiết kiệm để lo cho bố. Nào ngờ số tiền đó không cánh mà bay. Tôi lo sốt vó, tưởng nhà có trộm, vội vàng thông báo cho vợ. Ai dè thằng trộm đó lại chính là vợ tôi. Hóa ra cô ấy đi "xem thầy" thì được phán là vận số năm nay cả hai vợ chồng không tốt, bị sao xấu gì đấy chiếu mạng, phải đi giải hạn và năng đi chùa chiền, miếu mạo cầu phước. Thế là đầu năm mới năm me, cô ấy đã cầm hết số tiền tiết kiệm đi "rải" khắp các cửa Phật, cửa thánh.
Đến lúc này thì tôi thực sự không chịu nổi sự mê tín dị đoan quá đà của vợ. Bố chồng ốm nặng không lo, con cái hư hỏng không lo, chỉ lo "đi thầy, đi thánh phật". Tôi không cấm vợ không được đi lễ chùa cầu phước cầu lộc, nhưng như thế này thì thật quá lố rồi. Giá mà quay lại thời khốn khó như ngày xưa thì gia đình tôi có lẽ đã ấm êm, hạnh phúc hơn bây giờ.
Giờ thì tôi không biết phải làm sao để "chữa bệnh" cho vợ, làm sao để vợ không mê tín nữa!
Theo Blogtamsu
Mưa "vàng" giải hạn tại Phú Yên 2 ngày qua, trên địa bàn huyện miền núi Sơn Hòa, liên tục có mưa, bổ sung nguồn nước cho các cánh đồng mía đang khô hạn. Cơn dông lốc kèm mưa đá xảy ra vào chiều qua (5/5) không gây thiệt hại gì nhiều cho người dân mà còn góp phần giải hạn cho hơn 3.000 ha mía đang khô cháy. Ông...