Giải cơn khát năng lượng
Các quốc gia Đông Nam Á cần phải đầu tư hàng nghìn tỷ USD để giải cơn khát năng lượng nếu không sẽ tác động lớn tới tăng trưởng kinh tế cũng như vấn đề xã hội của khu vực trong tương lai.
Nhu cầu năng lượng ở Đông Nam Á sẽ tăng cao nhằm đáp ứng tốc độ tăng trưởng kinh tế
và nhu cầu tiêu dùng của người dân
Trong báo cáo “Triển vọng Năng lượng Đông Nam Á” vừa công bố, Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) khuyến cáo, 10 quốc gia Đông Nam Á cần đầu tư tới 1.700 tỷ USD vào phát triển cơ sở hạ tầng năng lượng để đối phó với sự gia tăng mạnh mẽ nhu cầu năng lượng cũng như sự phụ thuộc vào nhập khẩu dầu trong vài thập kỷ tới. Cũng theo IEA, các nước khu vực cần tìm kiếm nguồn cung cấp than đá bởi loại nhiên liệu này sẽ ngày càng trở nên quan trọng hơn đối với việc sản xuất điện trong tương lai.
Hiện mức sử dụng năng lượng bình quân đầu người của Đông Nam Á chỉ bằng một nửa mức trung bình của toàn cầu và hiện vẫn có tới 1/5 số dân thiếu điện. Tuy nhiên, IEA cho rằng, với tốc độ tăng trưởng kinh tế cũng như nhu cầu tiêu dùng của người dân, Đông Nam Á sẽ trở thành một trong những khu vực có tốc độ tiêu thụ năng lượng cao nhất trên thế giới, dự báo tăng 80% từ nay tới năm 2035.
Video đang HOT
Tới thời điểm trên, nhập khẩu dầu của các nước Đông Nam Á sẽ tăng lên hơn 5 triệu thùng/ngày, cao hơn gấp đôi mức tiêu thụ hiện nay. Vào năm 2035, Đông Nam Á sẽ trở thành nhà nhập khẩu dầu lớn thứ tư thế giới sau Trung Quốc, Ấn Độ và Liên minh châu Âu (EU), trong khi sản xuất dầu trong khu vực sau 20 năm nữa sẽ giảm gần 1/3.
IEA dự báo Đông Nam Á sẽ tiêu thụ năng lượng tương đương tăng 1 tỷ tấn mỗi năm vào năm 2035, chiếm 10% tốc độ tăng trưởng sử dụng nhiên liệu toàn cầu. Trong đó, tiêu thụ khí đốt thiên nhiên cũng tăng 77% lên 250 tỷ mét khối, tiêu thụ than tăng gấp 3 lần với tốc độ tăng trưởng trung bình 4,8%/năm và lượng than sử dụng ở Đông Nam Á sẽ chiếm tới gần 50% nhu cầu năng lượng của khu vực.
Gia tăng mạnh nhu cầu năng lượng, theo IEA, sẽ gây áp lực gia tăng chi phí khiến các nền kinh tế Đông Nam Á dễ bị tổn thương hơn trước các biến động về nguồn cung cấp năng lượng. Để đảm bảo an ninh và bền vững năng lượng, các nước Đông Nam Á cần có sự đầu tư thích đáng với khoảng 1.700 tỷ USD vào cơ sở hạ tầng năng lượng, chiếm 60% tổng đầu tư của ngành năng lượng khu vực.
Nhằm đảm bảo nguồn cung cấp năng lượng ổn định trong tương lai, nhiều quốc gia Đông Nam Á cũng đã đi trước một bước để tìm kiếm các đối tác chiến lược dài hạn. Trong đó đáng chú ý là việc Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia (Petronas) đã quyết định đầu tư 36 tỷ USD vào lĩnh vực năng lượng của Canada mà theo đó Petronas sẽ xây dựng một nhà máy khí tự nhiên hóa lỏng và tài trợ cho một công ty của Canada xây dựng một hệ thống đường ống dẫn khí từ nhà máy này ra bờ biển phía Tây của Canada để xuất khẩu sang châu Á.
Bên cạnh đó, các nước Đông Nam Á cũng cần phải thực hiện đồng bộ các biện pháp khác, phát triển các nguồn năng lượng khác ngoài nhiên liệu hoá thạch (dầu mỏ, khí đốt và than đá) như điện hạt nhân, điện gió, điện mặt trời… Một trong những biện pháp quan trọng được nêu là thực hiện tiết kiệm năng lượng, bởi theo IEA, việc tăng cường áp dụng nhiều biện pháp tiết kiệm năng lượng để có thể cắt giảm 15% nhu cầu năng lượng vào năm 2035.
HOÀNG TUẤN
Theo ANTD
Anh mời Trung Quốc đầu tư vào các dự án hạt nhân
Ngày 17-10, Bộ trưởng Tài chính Anh George Osborne cho biết, Anh sẽ cho phép các công ty Trung Quốc đầu tư và nắm cổ phần lớn trong các dự án điện hạt nhân tại nước này.
Trong chuyến thăm đến nhà máy điện nguyên tử Taishan ở miền nam Trung Quốc, ông Osborne cho biết, 2 nước đã ký kết một biên bản ghi nhớ về hợp tác hạt nhân dân sự, trong đó có cả vai trò của các công ty Anh trong lĩnh vực hạt nhân tại Trung Quốc.
Ông Osborne cho biết trong một tuyên bố rằng, cổ phần ban đầu của Trung Quốc trong các nhà máy điện hạt nhân ở Anh có thể sẽ chiếm số ít, nhưng theo thời gian, cổ phần trong nhà máy điện hạt nhân mới sau đó do Trung Quốc nắm giữ có thể sẽ chiếm đa số.
Thông báo này được công bố sau khi hồi đầu tuần chính phủ Anh cho biết, họ chuẩn bị đạt được thỏa thuận với tập đoàn năng lượng EDF của Pháp, về việc xây dựng một nhà máy năng lượng hạt nhân mới đầu tiên của Anh tại Hinkley Point ở Somerset kể từ năm 1995, dự án mà Tập đoàn năng lượng hạt nhân Trung Quốc (CGNPG) cũng có kế hoạch tham gia.
Bộ trưởng Tài chính Anh George Osborne
Nhà máy điện nguyên tử Taishan chính là sản phẩm hợp tác giữa CGNPG với tập đoàn năng lượng EDF của Pháp.
Hiệp định hạt nhân dân sự đầu tiên giữa hai nước này đã được ký kết hôm thứ ba tại một cuộc đối thoại kinh tế Trung Quốc - Anh ở Bắc Kinh.
Theo Bộ Tài chính Anh, bản ghi nhớ thiết lập một khuôn khổ chiến lược cho 2 bên hợp tác về "đầu tư, công nghệ, xây dựng và trao đổi chuyên môn".
Bản ghi nhớ này cũng đảm bảo rằng các công ty của Anh bao gồm Rolls Royce, Tập đoàn hạt nhân quốc tế (INS) và các doanh nghiệp cơ khí như Mott CacDonald có thể tham gia vào chương trình hạt nhân của Trung Quốc.
Theo ANTD
Nhật Bản công khai loại xe chiến đấu mới tốc độ cực nhanh Theo thông báo của Bộ Quốc phòng Nhật Bản, thông tin về xe chiến đấu cơ động lớp mới này được công bố ngày 09-10-2013, tại viện nghiên cứu trang bị lục quân nằm ở thành phố Sagamihara, tỉnh Kanagawa. Mô hình đồ họa "Xe chiến đấu cơ động Type 13" Loại xe cơ động chiến đấu kiểu mới này được định danh...