Giải bài toán an toàn và bảo mật thông tin trong cách mạng 4.0
Diễn ra trong hai ngày 3, 4/11, hội nghị khoa học quốc gia lần thứ XV về nghiên cứu cơ bản và ứng dụng CNTT – FAIR 2022 có chủ đề chính ‘An toàn và bảo mật thông tin trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư’.
Học viện Kỹ thuật Mật mã vừa thông báo kế hoạch tổ chức hội nghị khoa học quốc gia lần thứ XV về nghiên cứu cơ bản và ứng dụng CNTT lần thứ XV – FAIR 2022.
Được tổ chức trong 2 ngày 3/11 và 4/11, hội nghị nhằm tạo điều kiện để các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học trong cả nước có cơ hội trao đổi, chia sẻ thông tin, thảo luận và công bố những công trình nghiên cứu khoa học cũng như kinh nghiệm trong các lĩnh vực CNTT, an toàn và bảo mật thông tin.
Hội nghị FAIR 2022 thu hút hơn 130 báo cáo của các nhà nghiên cứu, giảng dạy và quản lý trong lĩnh vực CNTT, an toàn và bảo mật thông tin. Qua quy trình xét duyệt với tiêu chí là tính mới và tính thời sự của các nghiên cứu cơ bản, tính sáng tạo và tính cấp thiết của các nghiên cứu ứng dụng, đã có 73 báo cáo được chọn để trình bày tại hội nghị.
Với quy mô lớn, hội nghị sẽ được tổ chức gồm 1 phiên toàn thể với 4 bài báo cáo mời cùng 5 phiên thảo luận song song về nhiều chủ đề chuyên sâu thuộc các lĩnh vực khoa học dữ liệu; cơ sở dữ liệu và hệ thống thông tin; trí tuệ nhân tạo và ứng dụng; xử lý ảnh và thị giác máy tính; mật mã và an toàn an ninh mạng dưới sự điều khiển, chủ trì của nhiều nhà khoa học uy tín.
Hội nghị FAIR 2022 sẽ tập trung vào giải quyết các bài toán về an toàn và bảo mật thông tin trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. (Ảnh minh họa: Internet)
Video đang HOT
Ban tổ chức đã thống nhất chọn chủ đề chính của hội nghị là “An toàn và bảo mật thông tin trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư”.
Chia sẻ với VietNamNet về chủ đề chính, đại diện Ban tổ chức cho biết, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đưa đến sự phát triển của công nghệ Internet tốc độ cao và công nghệ 5G, kết nối của mọi thiết bị di động, thiết bị IoT, máy tính bảng, smartphone cùng các dịch vụ OTT, M2M, Big Data, Cloud, người dùng thư điện tử, diễn đàn, mạng xã hội, lướt web, thương mại và thanh toán điện tử.
Tuy nhiên, cuộc cách mạng này cũng đưa đến những hiểm họa khôn lường về an toàn thông tin và an ninh mạng. Hàng loạt cuộc tấn công xâm nhập, chiếm quyền điều khiển, lấy cắp, phá hoại dữ liệu đã không được kiểm tra, đánh giá và quản lý rủi ro, dẫn đến không kịp thời phát hiện được nguy cơ, lỗ hổng, mã độc bị cài vào trong hệ thống.
Tình hình an toàn, an ninh mạng trong môi trường của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đặt ra cho các cơ quan, tổ chức nhiệm vụ hết sức cấp bách là bảo vệ an ninh mạng và phòng chống tấn công mạng, góp phần đảm bảo cho phát triển kinh tế, xã hội và an ninh chính trị cũng như trật tự an toàn xã hội. “Cũng vì thế, nội dung của hội nghị FAIR 2022 sẽ tập trung vào giải quyết các bài toán về an toàn và bảo mật thông tin trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư“, đại diện Ban tổ chức chia sẻ.
Bảo mật là yêu cầu chiến lược đối với các doanh nghiệp
Trước sự tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng chuyển đổi số, doanh nghiệp phải đối mặt với hàng trăm bài toán về bảo mật thông tin.
Vậy làm thế nào để bảo mật thông tin một cách hiệu quả và tối ưu, trong khi vẫn phải tiết kiệm chi phí, đó là một bài toán mà các doanh nghiệp cần tìm lời giải cho mình.
Tính cấp thiết của vấn đề bảo mật
Trong bối cảnh các doanh nghiệp đều đang đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số, điện toán đám mây được cho là đóng một vai trò không thể thiếu. Tuy nhiên, đi cùng với những ưu điểm vượt trội như giúp doanh nghiệp hợp lý hóa quy trình, nâng cao năng suất, tối ưu hóa chi phí và nâng cao trải nghiệm của khách hàng, thì việc "lên mây" cũng tạo ra nhiều thách thức cho các doanh nghiệp trong việc đảm bảo vấn đề bảo mật.
Một cuộc khảo sát gần đây của Công ty dữ liệu quốc tế IDC cho biết, có tới 79% công ty đã trải qua ít nhất một lần bị xâm phạm dữ liệu đám mây. Một nghiên cứu khác của IBM và Viện Ponemon chia sẻ rằng việc xâm phạm dữ liệu trong không gian lai khiến các tổ chức thiệt hại trung bình 3,61 triệu đô la Mỹ. Do đó, bảo mật đám mây đang dần trở thành một yêu cầu chiến lược đối với các doanh nghiệp.
Bài toán bảo mật an toàn an ninh thông tin không chỉ dành riêng cho các tập đoàn lớn, mà còn cả những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong khi đó, số lượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam chiếm tới 98,1% và họ thường có ngân sách dành cho công nghệ thông tin thấp hơn các tập đoàn lớn cũng như các tập đoàn đa quốc gia.
Thách thức đặt ra cho các doanh nghiệp là cần tìm một giải pháp bảo mật linh hoạt, tương thích với cơ sở hạ tầng, tối ưu tài nguyên, tiết kiệm chi phí, song vẫn đảm bảo hiệu quả bảo mật tối đa.
Viettel Endpoint Security - Giải pháp bảo mật tối ưu
Để giải bài toàn về vấn đề bảo mật trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay, Viettel IDC đã cho ra mắt giải pháp Viettel Endpoint Security, hợp tác với Bitdefender Việt Nam. Đây là giải pháp nhằm bảo vệ toàn diện tránh các mối đe dọa nguy hiểm cho các thiết bị đầu cuối của người dùng như các máy vật lý (Windows, Linux, Mac) hoặc các máy chủ ảo hóa.
Được xây dựng từ nền tảng cho môi trường ảo hóa và đám mây, giải pháp có kiến trúc đơn giản nhưng hiệu quả, các tác vụ chiếm dụng tài nguyên được chuyển sang thiết bị ảo bảo mật chuyên dụng để giảm tải hệ thống khi quét. Do đó, giải pháp này sẽ giúp tăng tốc độ cho các ứng dụng cần nhiều tài nguyên CPU, bộ nhớ, giảm đáng kể độ trễ và cải thiện trải nghiệm của người dùng cuối.
Viettel Endpoint Security là giải pháp bao gồm duy nhất một phần mềm điều khiển, một agent duy nhất, hợp nhất việc quản lý bảo mật, cho phép khả năng hiển thị chuyên dụng và thực thi chính sách nhất quán trên đám mây lai. Đây được cho là ưu điểm nhất của giải pháp mà Viettel IDC cung cấp so với các giải pháp của các hãng khác.
Không chỉ thế, giải pháp Viettel Endpoint Security sẽ tự động cập nhật các mẫu virus, mã độc mới nhất cũng như cập nhật thông tin về cấu hình một cách tự động thông qua máy chủ riêng ảo, thiết bị của người dùng không cần cập nhật mà vẫn được bảo vệ với bản mới nhất.
Với việc ra mắt giải pháp Viettel Endpoint Security, hệ sinh thái sản phẩm dịch vụ trên hạ tầng điện toán đám mây của Viettel IDC đang trở nên hoàn thiện hơn bao giờ hết, đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng.
Viettel IDC là nhà cung cấp dẫn đầu về dịch vụ, giải pháp Trung tâm dữ liệu và Điện toán đám mây tại Việt Nam, với hệ sinh thái đầy đủ các dịch vụ cho doanh nghiệp. Đồng thời, việc tăng cường hợp tác với các hãng công nghệ lớn trên thế giới như Bitdefender, cũng là minh chứng cho định hướng chuyển dịch chiến lược của Viettel IDC sang cung cấp các dịch vụ giám sát và quản lý an toàn thông tin (MSSP).
6 cách đơn giản để bảo mật dữ liệu thiết bị Android của bạn Điện thoại của chúng ta chứa rất nhiều thông tin cá nhân quan trọng. Đó có thể là thông tin của các tài khoản mạng xã hội, emails, tài khoản ngân hàng,...Tuy vậy, việc bảo mật dữ liệu không quá khó như bạn nghĩ. Chính vì thế bạn nên tham khảo những cách sau đây giúp bảo mật dữ liệu thiết bị Android...