Giác quan thứ sáu – Bí ẩn sau những giấc mơ kỳ lạ
Nhờ giác quan thứ sáu, nhiều người đã thấy được thảm họa ngay trước khi nó xảy ra.
Trong một buổi sáng lạnh lẽo tại ngôi làng chuyên khai thác than nằm ở miền nam xứ Wales, Abefan, người ta bất ngờ nghe thấy một chấn động khủng khiếp. Sự dồn nén của nước và các mảnh vỡ tích tụ từ việc khai thác mỏ đã khiến núi lở. Đất đá và nước từ trên núi dội xuống đã phá hủy toàn bộ các lớp học tại trường tiểu học Pantglas. Chỉ trong giây lát, 116 trẻ em và 28 người lớn đã bị chôn sống dưới lớp bùn đen ẩm ướt dày cả mét.
Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây lại nằm ở những sự việc lạ lùng xảy ra trước khi thảm họa này xảy ra
Trước ngày xảy ra thảm họa trên, Eryl Mai, một nữ sinh học ở trường tiểu học Pantglas đã nói chuyện với mẹ mình rằng mình đã mơ thấy các lớp học bị phá hủy và không có ai ở đó. Tất cả bị che phủ bởi một cái gì đó có màu “đen”. Cha mẹ cô bé đã không hề tin vào những gì cô bé nói dẫn tới việc Eryl và 115 bạn học của mình thiệt mạng trong ngày sau đó.
Câu chuyện được kể lại trong hồi ức của người mẹ:
“Mẹ ơi, con không sợ chết” ,
“Tại sao con lại nói về chuyện đó khi mình còn quá trẻ, con cần một chiếc kẹo mút” . Người mẹ đáp lại.
“Không. Nhưng con sẽ giống như Peter và June. Hãy để con kể cho mẹ về giấc mơ tối qua của con”.
“Con ơi, mẹ không có thời gian để nghe, hãy kể cho mẹ sau nhé”. Người mẹ nói.
“Không, mẹ ơi, mẹ phải nghe. Con đã mơ thấy mình đến trường và chẳng còn trường học ở đó nữa. Có thứ gì đó tối đã đổ sụp lên tất cả”.
Video đang HOT
Và đứa trẻ đã chết vào ngày hôm sau khi bị chôn sống cùng với hai người bạn khác của mình là Peter và June trong vụ lở đất kinh hoàng ở Abefan, ngày 21 tháng 10 năm 1966.
Nhà tâm thần học, tiến sĩ John Barker, sống ở gần Aberfan đã thu thập được tới 76 lá thư từ những người dân nơi đây vài tháng sau khi thảm họa xảy ra kể về những linh cảm kỳ lạ của mình. Đó là các giấc mơ liên quan tới ác mộng, thiên tai. Và một trong số đó còn thấy cả từ ABERFAN hiện lên trong giấc mơ của mình. Các bức thư đều rất lạ và chi tiết, song chỉ có trường hợp của cô bé 10 tuổi Eryl Mai Jones là nổi bật hơn cả.
Những linh cảm kỳ lạ tại Aberfan đã dấy lên các cuộc tranh luận không ngừng cũng như nghiên cứu của con người cho tới ngày hôm nay về sự tồn tại của linh cảm, hay còn có tên gọi khác là giác quan thứ sáu. Liệu con người có thể cảm nhận và nhìn thấy được tương lai của mình để thoát khỏi những thảm họa thiên nhiên phía trước.
Đây chỉ là một trong những bằng chứng về giác quan thứ sáu cũng như nhiều hiện tượng kỳ bí mà cho đến nay con người vẫn chưa lý giải được.
Theo Afamily
3 lâu đài "ma ám" nhiều khách thăm quan nhất tại Anh
3 lâu đài này đã trở thành địa điểm du lịch hấp dẫn nhờ câu chuyện ly kỳ về những hồn ma ám ảnh nơi đây.
1. Lâu đài Edinburg
Edinburg, một lâu đài cổ tại Scotland, được xây dựng vào thế kỷ 12. Lời đồn đại về những hồn ma ở đây xuất hiện từ mấy trăm năm trước. Người ta kể rằng do phát hiện ra có các đường hầm trong lâu đài nên một đội thợ đã được cử đến khảo sát.
Người thợ làm nhiệm vụ xuống hầm liên lạc với những người phía trên bằng tiếng kèn. Tiếng kèn đang thổi bỗng nhiên ngừng bặt, những người cứu hộ vội xuống hầm tìm kiếm anh ta nhưng không thấy tăm hơi. Sau này, rất nhiều người nói rằng thỉnh thoảng họ vẫn nghe thấy tiếng kèn của người thợ xấu số vọng lên trong tòa lâu đài.
Bên cạnh đó, do có các hầm ngục để giam và tra tấn tù nhân, Edinburg được đồn đại là nơi ở của nhiều hồn ma chưa được siêu thoát. Người ta đồn rằng một tù nhân đã trốn vào xe chở phân với hy vọng thoát ra ngoài, không ngờ người ta đổ thẳng xe phân xuống vách núi đầy đá nhọn. Người tù chết thảm trong mùi phân hôi thối nên vô cùng uất hận, oan hồn anh ta thường cố gắng đẩy du khách khỏi các bức tường.
Nhiều du khách đến với lâu đài Edinburgh cho biết họ nhìn thấy một bóng ma thổi sáo không đầu, có du khách thậm chí còn khẳng định, họ bị những bàn tay lạnh giá giữ lấy khi đang tham quan khu vực này.
Lời đồn về các bóng ma trong lâu đài Edinburg nhiều đến mức tiến sĩ Richard Wiseman ở Đại học Hertfordshire, Anh đã thực hiện một cuộc khảo sát vào năm 2001. Ông đưa 240 người tình nguyện - những người không biết về chuyện lâu đài này bị ma ám - đến đây trong 10 ngày.
Họ được cấp các thiết bị như máy chụp ảnh nhiệt, máy cảm biến địa từ, máy ảnh kỹ thuật số... Kết quả là một nửa số tình nguyện viên được bố trí ở những nơi bị đồn là ma ám đã gặp hiện tượng khác thường. Chẳng hạn, họ thấy những bóng người mờ mờ, cảm thấy như bị ai chạm vào người, hoặc như bị ai theo dõi.
2. Lâu đài Raynham
Lâu đài Raynham được xây từ thế kỷ 17 tại Norfolk, Anh. Ban đầu nó thuộc về dòng họ Townsend, tuy qua nhiều lần đổi chủ nhưng câu chuyện về bóng ma trong lâu đài đã vẫn được nhiều người dân trong vùng nhắc đến. Rất nhiều người khẳng định đã nhìn thấy một thiếu phụ mặc váy áo màu nâu trong lâu đài, vì thế bóng ma này được gọi là "Brown Lady".
Lâu đài Raynham
Người ta cho rằng, đó chính là linh hồn của Dorothy Walpole, nữ chủ nhân của lâu đài, do ngoại tình nên đã bị chồng là lãnh chúa Viscount Townshend nhốt trong một căn phòng kín, tách biệt khỏi con cái. Năm 1726, bà Dorothy Walpole chết vì bệnh đậu mùa nhưng nhiều người nói rằng thực tế bà đã bị chồng mình đẩy xuống cầu thang rồi ngã gãy cổ mà chết. Sau khi chết, linh hồn uất hận của Dorothy không siêu thoát được nên vẫn vất vưởng ở đây.
Rất nhiều người đã khẳng định nhìn thấy Brown Lady. Người đầu tiên là bà Robert Walpole, vợ của ông chủ lâu đài Viscount Townsend, đã thấy hồn ma này năm 1713. Dịp giáng sinh năm 1835, hai người bạn của chủ lâu đài là đại tá Loftus và Hawkins đến chơi và ngủ lại đã khẳng định nhìn thấy hồn ma lần nữa.
Bức ảnh gây nhiều tranh cãi về Brown Lady
Tháng 9 năm 1936, câu chuyện về Brown Lady lại "lên cơn sốt" khi một bức ảnh chụp tại lâu đài Raynham Hall, Anh bởi nhiếp ảnh gia Captain Provand và người phụ tá là Indre Shira được công bố.
Đây là một trong những bức ảnh nổi tiếng nhất gây nhiều tranh cãi về việc hồn ma có thật hay không. Bức ảnh đã được các chuyên gia chứng minh là không hề sử dụng công nghệ hay sự sắp đặt. Vì thế, đến tận bây giờ, nó vẫn là một bí ẩn chưa có lời giải.
3. Lâu đài Ballygally
Được xây dựng năm 1625, lâu đài Ballygally hiện nay đã được chuyển thành một khách sạn. Nằm tại ngôi làng cùng tên, thuộc hạt Antrim, Bắc Ireland, lâu đài này được đồn là một trong những nơi có nhiều ma nhất trong vùng. Một bóng ma thường được nhắc đến là hồn ma của bà Isobel Shaw - người chủ cũ của lâu đài.
Người ta kể rằng chồng bà Shaw muốn có một đứa con trai để thừa kế. Tuy nhiên khi bà Shaw sinh hạ được một cậu con trai thì người chồng đã bắt cậu bé đi và nhốt vợ trong một căn phòng ở lâu đài. Bà Shaw nhảy ra khỏi cửa sổ phòng ngủ phòng mình để tự tử sau khi bị chồng nhốt và bỏ đói trong nhiều ngày.
Người ta đồn rằng những người sống trong nhà đôi khi nghe thấy tiếng gõ cửa nhưng chạy ra thì không thấy ai. Họ còn nhìn thấy những luồng sáng màu xanh kỳ lạ bao trùm phía trên lâu đài.
Mặc dù chuyện lâu đài Ballygally có ma hay không đến nay khó mà khẳng định nhưng nhờ câu chuyện huyền bí này mà rất nhiều du khách đã đến đây tham quan.
Theo Afamily
Sét phá tan tượng nữ thần, trừ bộ ngực 'khủng' Một bức tượng thần Vệ nữ ở Australia bị sét đánh tan tành, nhưng bộ ngực lại hoàn toàn nguyên vẹn. Bộ ngực của tượng thần Vệ nữ sau khi bị sét đánh. Tom Finlay, một thợ điêu khắc đá, đang đứng cách bức tượng Vệ nữ do ông chạm khắc chỉ vài chục mét ở gần Yarrawongam, vùng Northern Territory thì có...