Giấc mộng xa vời của tàu ngầm hạt nhân chiến lược Trung Quốc
Tạp chí “The Times” của Anh ngày 31/07 đã trích dẫn lời một quan chức quân sự cho biết, có khả năng Trung Quốc đã đạt được thành công nhất định, về lĩnh vực hoạt động tuần tra của tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo, nhưng khả năng tuần tiễu tầm xa và răn đe hạt nhân thế giới vẫn còn rất xa.
Tạp chí này cho biết, rất có thể là Trung Quốc đã đạt được thành công đầu tiên, với chiếc tàu ngầm hạt nhân chiến lược 094 lớp Tấn. Loại tàu ngầm này được Trung Quốc nghiên cứu, chế tạo từ thập niên 90 của thế kỷ trước, hiện nay, có khả năng nó đang ở trong quá trình nâng cấp một lần nữa.
Tàu ngầm lớp Tấn là một yếu tố cấu thành trong bộ 3 răn đe hạt nhân chiến lược của Trung Quốc và cũng là yếu tố cuối cùng mà Bắc Kinh chưa hoàn tất. Nếu Trung Quốc đủ khả năng cho tầu ngầm lớp Tấn tuần tra trên biển dài ngày, thì Mỹ sẽ phải điều chỉnh lại chiến lược quân sự của mình, bản đồ địa chính trị châu Á – Thái Bình Dương sẽ phải vẽ lại.
“The Times” cho biết, Trung Quốc đã bí mật tuyển dụng 6 nhóm thủy thủ đoàn, đào tạo để chuẩn bị biên chế cho các tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo 094 lớp Tấn. Trước đây, phương Tây xác định Trung Quốc đã chế tạo 2 chiếc tàu ngầm lớp này, nhưng hiện tại họ không thể xác định được Trung Quốc đã chế tạo được bao nhiêu chiếc, có nguồn tin cho biết Trung Quốc đã đóng đến chiếc thứ 3.
Một quan chức giấu tên tiết lộ, việc Trung Quốc tuyển mộ 6 nhóm thủy thủ thể hiện về mặt quy mô và hiệu quả của hạm đội tàu ngầm Trung Quốc đã có bước đột phá lớn. Ông nói: “Trong điều kiện thông thường vẫn luôn phải có 2 nhóm thủy thủ cho một tàu ngầm, việc triệu tập 6 nhóm thủy thủ, có nghĩa là họ đang chuẩn bị đưa 3 tàu ngầm vào hoạt động”.
Tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo lớp Tấn (094) của Trung Quốc
Vị quan chức này còn cho biết thêm, xét về mặt lí thuyết, việc đưa 3 tàu ngầm vào hoạt động cho thấy một khả năng là lần đầu tiên lực lượng tàu ngầm hạt nhân chiến lược của Trung Quốc đã có khả năng tiến hành tuần tra trên biển. Tuy nhiên, chỉ với 3 tàu, năng lực này còn đang ở trong giai đoạn sơ khai, ở mức độ thấp nhất, của một lực lượng tàu ngầm hạt nhân chiến lược.
Video đang HOT
Xét về nguyên tắc sử dụng tàu ngầm, mỗi tàu ngầm trong 1 năm cũng chỉ có khả năng ra khơi tối đa 5 tháng, 7 tháng còn lại nó phải nằm ở cảng để nhân viên nghỉ ngơi và chuyên gia kỹ thuật bảo dưỡng tàu. Việc chỉ ở hữu 3 tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo khiến cho trong một khoảng thời gian nhất định, Trung Quốc chỉ có thể sử dụng 1 tàu để tuần tra trên biển, 1 tàu huấn luyện, tàu còn lại ở trong tình trạng bảo trì. Vì vậy, năng lực tuần tra trên biển của họ mới đang trong giai đoạn sơ khai.
Bài viết cho biết, sở hữu lực lượng tàu ngầm hạt nhân chiến lược, có khả năng tuần tra trên biển tầm xa và có khả năng tấn công hạt nhân toàn cầu như Nga, Mỹ, là giấc mơ hàng chục năm qua của hải quân Trung Quốc. Chỉ đạt đến trình độ này, mới chính thức được công nhận là sở hữu lực lượng răn đe hạt nhân “tam vị nhất thể”. Tuy vậy, ông cũng chỉ ra, kế hoạch răn đe hạt nhân này của Trung Quốc đang gặp 2 trở ngại rất lớn.
Một vụ phóng thử JL-2 của tàu ngầm hạt nhân lớp Tấn, được kênh truyền hình Trung Quốc CCTV7 công bố
Một là: Trung Quốc rất khó có thể phái tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp 094 lặng lẽ xâm nhập Thái Bình Dương, vì dù có hành trình bí mật đến đâu thì loại tàu ngầm này và lớp kế cận của nó cũng không thể yên lành đi qua luồng đường hiểm trở ra Thái Bình Dương, không có cách nào qua mặt được các “mắt thần” trên không, trên biển mà Mỹ, Nhật đã giăng ra để chặn đứng các “nút cổ chai” này.
Hai là: Một vị giáo sư của Đại học Thanh Hoa – Trung Quốc cũng chỉ ra, tàu ngầm Trung Quốc đang đứng trước thách thức rất lớn, xuất phát từ chính cơ chế chỉ huy, kiểm soát của chính mình. Đó là người Trung Quốc luôn có cảm giác bất an khi trao quyền chỉ huy, kiểm soát đầu đạn hạt nhân trong một thời gian dài cho thuyền trưởng tàu ngầm, nên đã thiết lập cơ chế chỉ huy, kiểm soát ngược đời so với các cường quốc hạt nhân khác.
Hiện nay, Trung Quốc đang quản lý vũ khí hạt nhân theo cơ chế tách rời đầu đạn hạt nhân và tên lửa đẩy để tránh hiện tượng giao quyền chỉ huy, kiểm soát vũ khí hạt nhân cho duy nhất 1 sĩ quan chỉ huy chiến trường. Phương thức phân quyền sẽ dẫn đến tình trạng chồng chéo về chức trách, phức tạp trong phối hợp, hiệp đồng, gây khó khăn cho công tác triển khai tác chiến nhanh trong các tình huống khẩn cấp, giảm sự linh hoạt và khả năng phản ứng nhanh của lực lượng răn đe hạt nhân chiến lược dưới nước.
Theo ANTD
Mỹ: Tên lửa đạn đạo Nga đứng số 2, Trung Quốc "còn xa lắm"
Vừa qua, trang mạng Strategypage của Mỹ đã có bài phân tích, so sánh 2 dự án tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm của Nga và Mỹ và kết luận: Tên lửa Bulava của Nga đã thành công còn tên lửa Cự Lang-2 (JL-2) của Trung Quốc thì không biết đến bao giờ.
Strategypage cho biết, tuy Nga và Trung Quốc đều tuyên bố sắp đưa tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) vào biên chế nhưng trên thực tế, vì nhiều vấn đề kỹ thuật, chi có Bulava của Nga là đạt được tiến độ, còn tên lửa JL-2 của Trung Quốc thì không khả quan một chút nào, có lẽ cũng vì nguyên nhân này nên quan hệ Nga - Trung đột nhiên ấm lên bất thường?
Hai loại tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm của Nga và Trung Quốc đều gặp phải những vấn đề kỹ thuật nghiêm trọng trong quá trình thử nghiệm. Bulava cũng có 1 giai đoạn thử nghiệm liên tục thất bại đến nỗi dự án tưởng chừng bị hủy bỏ, cuối cùng Nga đã thành công vào ngày 23/12/2011.
Sau hàng loạt điều chỉnh, cuối cùng Bulava đã đạt tỷ lệ thành công khả quan là 11 lần trên tổng số 18 cuộc thử nghiệm (đạt tỷ lệ thành công 61%) nhưng vẫn còn phải khắc phục nốt một số vấn đề kỹ thuật nhỏ. Và đến đầu năm 2012, Nga tuyên bố nối lại các cuộc tuần tra chiến đấu tầm xa của tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo.
Tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm Bulava của Nga
Theo kế hoạch, ngày cuối cùng của năm ngoái (30/12) Nga đã tiếp nhận tàu ngầm hạt nhân chiến lược đầu tiên lớp Borey mang tên Yury Dolgoruky. Sau khi lắp đặt tên lửa đạn đạo Bulava, rất có thể nó sẽ trở thành chiếc tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo đầu tiên của Nga tiến hành tuần tra chiến đấu tầm xa sau thời gian hàng chục năm gián đoạn.
Về phần tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm JL-2 của Trung Quốc thì lẽ ra, theo kế hoạch nó phải được biên chế trong lực lượng tàu ngầm Trung Quốc cách đây đã 5 năm, nhưng đến bay giờ nó vẫn chưa "trưởng thành" được. Loại tên lửa này gặp phải quá nhiều vấn đề kỹ thuật trong khi tàu ngầm mẹ của nó cũng không khá hơn gì.
Theo số liệu của phía Trung Quốc, JL-2 có trọng lượng phóng 42 tấn, tầm bắn 7000km, mỗi tàu ngầm 094 của Trung Quốc được thiết kế để mang theo 12 tên lửa loại này. Nếu như tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo lớp Tấn (094) mang loại tên lửa này hành trình tầm xa đến Hawaii hay Alaska thì có thể tấn công bất cứ mục tiêu nào trên lãnh thổ nước Mỹ.
Tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo lớp Tấn (094) của Trung Quốc
Cho đến thời điểm hiện nay, loại tàu ngầm này vẫn chưa hề có một lần tuần tra chiến đấu, vì người Trung Quốc không đủ can đảm đưa 1 chiếc tàu ngầm không đủ độ tin cậy ra biển. Hiện nay, mới có dấu hiệu cho thấy 094 bắt đầu tiến hành thử nghiệm ngắn hạn ở vùng biển gần.
So sánh tương quan, người Mỹ cho rằng tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm của Mỹ là số 1, Nga đứng thứ 2. Còn Trung Quốc hiện chưa có một loại SLBM nào và tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo cũng hoàn toàn chưa có. Thời gian để Bắc Kinh hoàn tất cả 2 yếu tố cấu thành 1 chiếc tàu ngầm chứ chưa nó đến xây dựng một lực lượng tàu ngầm hạt nhân chiến lược còn rất lâu nữa.
Một vụ phóng thử JL-2 được kênh truyền hình Trung Quốc CCTV7 công bố
Hiện nay, Trung Quốc còn một chặng đường rất dài để trở thành một cường quốc hạt nhân. Bắc Kinh thua kém Washington và Moscow toàn diện về bộ 3 răn đe hạt nhân chiến lược, đặc biệt là phương tiện răn đe hạt nhân trên không và trên biển của họ là con số 0 tròn trĩnh, chỉ duy nhất có tên lửa đạn đạo phóng từ mặt đất là họ có thể so sánh với Nga và Mỹ.
Hiện, ngoài tên lửa đạn đạo, cả Nga và Mỹ đều có những loại tên lửa hành trình có thể mang các đầu đạn hạt nhân, đặc biệt là Nga với tên lửa hành trình phóng từ máy bay ném bom chiến lược X-101 và X-102 (Kh-101 và Kh-102) có tầm bắn còn vượt xa JL-2 của Trung Quốc (trên 10.000km). Ngoài ra, người Nga đang nối lại chương trình phát triển tên lửa đạn đạo phóng từ đáy biển Rowing để xây dựng phương tiện răn đe hạt nhân thứ 4.
Theo ANTD
Chiêm ngưỡng loại tên lửa siêu thanh khiến Trung Quốc lo sợ Tên lửa siêu thanh X-51A Waverider đã bay đạt tốc độ Mach 5,1 (hơn 6.100km/giờ), vượt quãng đường hơn 230 hải lý (426 km) chỉ trong vòng 6 phút. X-51A đã phóng thành công, với vận tốc Mach 5,1 Không quân Mỹ coi tên lửa siêu thanh X-51A Waverider là một loại vũ khí cực kỳ quan trọng để xuyên phá chiến lược...