“Giấc mộng Trung Hoa” qua sáng kiến “con đường tơ lụa trên biển”
“Con đường tơ lụa trên biển” là một trong những biện pháp để thực hiện “ Giấc mộng Trung Hoa” hay “Chấn hưng Trung Hoa” do người đứng đầu Trung Quốc Tập Cận Bình nêu ra.
Thời gian qua, Trung Quốc ráo riết thúc đẩy việc triển khai sáng kiến “con đường tơ lụa trên biển” thông qua việc triển khai đồng loạt các hoạt động đối ngoại vận động các nước ủng hộ cho sáng kiến “con đường tơ lụa nói chung” và “con đường tơ lụa trên biển” nói riêng.
Trung Quốc tận dụng mọi diễn đàn đa phương để nêu sáng kiến về “con đường tơ lụa” và tranh thủ các cuộc tiếp xúc song phương để vận động các nước ủng hộ sáng kiến này, thậm chí dùng các lợi ích kinh tế để lôi kéo các nước hưởng ứng sáng kiến này của Trung Quốc. Mới đây, Trung Quốc còn đệ trình lên UNESCO xem xét công nhận “con đường tơ lụa” là di sản thế giới.
“Con đường tơ lụa mới” được những người lãnh đạo ở Bắc Kinh đưa ra nằm trong việc triển khai chính sách đối ngoại chung của Trung Quốc ở thời kỳ mới khi Trung Quốc đang bước ra khỏi giai đoạn “giấu mình chờ thời”.
Trong cuốn “Chính sách đối ngoại của Trung Quốc: một kỷ nguyên mới”, Anne – Marie Brady nhận định: “Chúng ta có thể thấy chính sách đối ngoại của Trung Quốc đang ở điểm ngưỡng giữa một mặt là quyết liệt và chủ động với mặt khác là mơ hồ và phi đối kháng. Khi chưa thay đổi được tình hình, Trung Quốc tận dụng tối đa trật tự hiện hành và theo đuổi lợi ích một cách kín đáo; nhưng khi có thể thay đổi luật chơi, Trung Quốc hành động rất mạnh mẽ”. Cách tiếp cận này đang được Trung Quốc áp dụng cho “con đường tơ lụa trên biển”.
Cho đến nay, sáng kiến “con đường tơ lụa trên biển” được Trung Quốc nêu ra ở tất cả các cấp, kể cả người lãnh đạo cao nhất Tập Cận Bình, song nội hàm của “con đường tơ lụa trên biển” không rõ ràng và rất mơ hồ; trong sáng kiến “con đường tơ lụa trên biển”, Trung Quốc nhấn nhiều đến mặt hợp tác, “cùng thắng” nhằm thể hiện tính phi đối kháng của sáng kiến để đánh lừa các nước liên quan bởi ẩn chứa bên trong sáng kiến “con đường tơ lụa trên biển” là một âm mưu sâu xa về vấn đề chủ quyền lãnh thổ, biển đảo.
“Con đường tơ lụa trên biển” là một trong những biện pháp để thực hiện “Giấc mộng Trung Hoa” hay “Chấn hưng Trung Hoa” do người đứng đầu Trung Quốc Tập Cận Bình nêu ra. Tập muốn thông qua đây để tạo dấu ấn trong lịch sử Trung Quốc.
Trong bài viết đăng trên tạp chí “Thế giới Đương đại Trung Quốc” số 389, tháng 4/2014, Thái Bằng Hồng nhận định “Con đường tơ lụa trên biển vừa là một bộ phận cấu thành quan trọng của việc tôn vinh văn minh Trung Hoa và thực hiện Giấc mộng Trung Hoa, vừa phản ánh tương lai kinh tế to lớn của một đợt cải cách mới và khu vực ven biển Trung Quốc mở rộng sang các nước ven Biển Đông Nam Á, thậm chí Ấn Độ Dương”
Video đang HOT
Trung Quốc coi “Con đường tơ lụa trên biển” tồn tại trên 2.000 năm, là biểu trưng cho sự thịnh vượng của nền kinh tế và văn hóa Trung Quốc mà đỉnh cao là thời nhà Minh, khi GDP của Trung Quốc chiếm 1/3 GDP toàn thế giới và ảnh hưởng của Trung Quốc vươn tới tận Địa Trung Hải và Châu Phi. Theo cách nhìn của Trung Quốc, sự tồn tại của “con đường tơ lụa trên biển” được thể hiện qua chuyến tuần dương của Trịnh Hòa là biểu tượng của trật tự thế giới thời phong kiến mà Trung Quốc là một “quốc gia trung tâm của thế giới” được các nước trong khu vực và trên thế giới kính trọng, thần phục.
(Còn tiếp)
Theo PetroTimes
Giấc mộng Trung Hoa và ước mơ "truyền nhân" của ông Tập Cận Bình
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình mong muốn được nhớ đến như một người kế nhiệm thực sự của cố lãnh đạo Đặng Tiểu Bình.
Lễ kỷ niệm 110 năm ngày sinh ông Đặng Tiểu Bình đã được tổ chức trọng thể ở Bắc Kinh ngày 20/8 với sự tham dự của ông Tập và toàn bộ 6 ủy viên thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc. Tại sự kiện này, ông Tập đã nhắc lại một số câu nói nổi tiếng của ông Đặng Tiểu Bình như "tìm sự thật từ các sự kiện", "chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc" hay "thực hiện đổi mới trong tinh thần tiên phong"...
Cùng ngày, Nhân dân Nhật báo Trung Quốc xuất bản một bài dài nói về tính cần thiết trong các chiến lược cải cách và mở cửa của ông Đặng Tiểu Bình, đồng thời khẳng định, ông Tập đang đi theo con đường tương tự.
Kể từ khi trở thành lãnh đạo Trung Quốc tháng 11/2012, với các chính sách, chiến dịch đưa ra, nhiều nhà phân tích cho rằng, ông Tập có ý định đưa Trung Quốc trở lại con đường chủ nghĩa Mao Trạch Đông. Nhưng trong thực tế, ông Tập lại muốn được nhớ tới như một người kế nhiệm thực sự của ông Đặng.
Ông Tập Cận Bình đã nhiều lần nhắc lại rằng, ông có ý định tiếp tục đào sâu cải cách, có kế hoạch thúc đẩy chiến lược phân quyền của ông Đặng bằng cách cho phép vốn tư nhân tham gia các lĩnh vực nhà nước kiểm soát như tài chính, vận tải và quân sự.
Ông Tập Cận Bình đặt vòng hoa tưởng niệm tại tượng đồng ông Đặng Tiểu Bình ở Thâm Quyến.
Ông cũng được cho là người đánh giá cao vai trò của ông Đặng trong việc lãnh đạo Trung Quốc đi theo con đường trở thành một cường quốc thế giới.
Từ khi lên nắm quyền vào năm 2012, ông Tập Cận Bình nói nhiều về việc thực hiện "giấc mơ Trung Hoa", đem lại "sự phục hưng vĩ đại của dân tộc Trung Hoa, phấn đấu đến năm 2049 - tròn 100 năm thành lập nước CHND Trung Hoa, Bắc Kinh sẽ trở lại vị trí thống lĩnh.
Thực ra "giấc mơ Trung Hoa" của ông Tập Cận Bình chính là sự tiếp nối khẩu hiệu "Trung Quốc hùng cường" của ông Đặng Tiểu Bình cách đây hơn 30 năm.
Ông Đặng Tiểu Bình, người qua đời năm 1997, được coi là "kiến trúc sư trưởng của quá trình cải cách, mở cửa của Trung Quốc". Ông đã dẫn dắt Trung Quốc đi theo con đường đổi mới, chuyển mình trong những năm 1970 sau khi ông Mao Trạch Đông qua đời.
"Giấc mộng Trung Hoa" của ông Tập hay "Trung Quốc hùng cường" của ông Đặng đều nhấn mạnh sự cần thiết của Trung Quốc trong việc phát triển mạnh mẽ và trở nên giàu có, bao gồm việc nâng tầm đât nước thành một cường quốc, đồng thời nâng cao tiêu chuẩn sống cá nhân của người dân.
Để thực hiện mục tiêu đó, tư tưởng và chính sách ngoại giao của ông Đặng Tiểu Bình là tự chủ và hòa bình, "chơi" với tất cả các bên miễn là có được lợi ích nhiều nhất cho Trung Quốc.
Bằng chứng là chuyến đi Mỹ năm 1979 của ông Đặng Tiểu Bình nhằm bình thường hóa quan hệ với Mỹ đánh dấu sự ly khai hoàn toàn khỏi khối Xô viết, vượt thoát sự kiềm tỏa của Liên Xô, bắt tay với Mỹ và phương Tây để đảm bảo an toàn cho bước ngoặt lịch sử của sự chuyển hướng chiến lược, kích hoạt sự nghiệp 4 hiện đại hóa (hiện đại hóa nông nghiệp; công nghiệp; quốc phòng và văn hóa (khoa học -kỹ thuật).
Sau khi tiến hành 4 hiện đại hóa, Trung Quốc đã tăng cường được sức mạnh về nhiều mặt. Ông Đặng Tiểu Bình ra mặt khẳng định chủ quyền của Trung Quốc trên nhiều lĩnh vực ở Biển Đông. Tuy nhiên, ông này từng có đường lối chỉ đạo: "che giấu khả năng và chờ thời cơ, luôn duy trì ẩn mình và không bao giờ đòi cầm đầu". Theo đó, Trung Quốc cần bình tĩnh quan sát cục diện thế giới, tạo dựng môi trường ổn định, để tập trung phát triển nội lực.
Khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền, truyền thông Trung Quốc nói nhiều đến việc ông Tập muốn trở thành một nhà cải cách, giống như ông Đặng Tiểu Bình trước đây. Thế nhưng, dường như ông Tập không muốn duy trì đường lối ngoại giao "ẩn mình chờ thời" của ông Đặng Tiểu Bình nữa, thay vào đó là ngoại giao bá quyền. Nói cách khác, Trung Quốc dưới thời ông Tập muốn trở thành kẻ kiến tạo luật chơi phục vụ cho lợi ích quốc gia của mình. Đây là yếu tố cốt lõi để hiện thực hóa "giấc mơ Trung Hoa" của ông Tập.
Minh chứng rõ ràng nhất là loạt hành động gây hấn của Trung Quốc trên Biển Đông thời gian qua. Nước này đã hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Cùng với đó là sự hỗ trợ của nhiều máy bay, hàng trăm tàu bè các loại, kể cả tàu cảnh sát biển, tàu kiểm ngư và cả các phương tiện chiến tranh bí mật khác. Hành động này bất chấp sự phản đối của Việt Nam, sự bất bình của dư luận quốc tế, bất chấp các quy định của Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế mà Trung Quốc đã tham gia ký kết...
Trong khuôn khổ chiến lược mới do ông Tập Cận Bình khởi xướng, Trung Quốc vẫn coi quan hệ ổn định với Mỹ là mục tiêu đối ngoại chủ chốt. Thế nên, dù luôn bất an trước chiến lược xoay trục của Mỹ về châu Á-Thái Bình Dương bởi nó đe dọa tham vọng bành trướng của Trung Quốc, nhưng Bắc Kinh vẫn tỏ thái độ hòa dịu với Mỹ. Thậm chí, hồi đầu tháng 7 vừa qua, ông Tập Cận Bình còn phát biểu rằng, Trung Quốc và Mỹ cần phải "trồng thêm hoa hơn là gai" cho mối quan hệ song phương, và Washington vần có cái nhìn khách quan hơn về Bắc Kinh.
"Hai bên nên mở rộng những lợi ích chung, thắt chặt hợp tác, trồng thêm hoa chứ không phải là những cái gai, làm rõ những trở ngại và tránh nghi ngờ cũng như đối đầu", ông Tập nói.
Dường như Trung Quốc đang đánh đu quan hệ với hai ông lớn Mỹ và Nga. Ve vuốt Mỹ nhưng Trung Quốc không quên Nga. Ông Tập đã cực kỳ ưu ái với đối tác "vàng" Nga khi ký hợp đồng dầu khí 400 tỉ USD với Nga giữa lúc nước này mất đi "khách ruột" châu Âu. Trước đó, trong vấn đề Ukraine, Trung Quốc giữ lập trường rất độc lập, không gia nhập vào hàng ngũ các nước trừng phạt Nga. Tương tự, nước này tỏ thái độ bàng quan trong vụ máy bay Malaysia bị bắn rơi ở khu vực Donetsk - Ukraine, cách biên giới với Nga khoảng gần 60km khiến 298 người trên máy bay thiệt mạng dù phương Tây ra sức đổ lỗi cho Mátxcơva.
Trung Quốc còn đề xuất xây đường hầm ngầm công nghệ cao nối lãnh thổ Nga với bán đảo Crimea trong đó ngân hàng nước này cung cấp các nguồn tài chính cho dự án, còn Nga không phải đầu tư bất cứ gì.
Có thể nói, trên cơ sở tư tưởng và chính sách ngoại giao của Đặng Tiểu Bình, ông Tập Cận Bình đã có một số điều chỉnh cho phù hợp với tình hình mới. Dĩ nhiên, ông Tập có thể trở thành truyền nhân của ông Đặng hay không vẫn còn phải chờ đánh giá và ông còn những 6 năm để thực hiện điều này.
Theo Đất Việt
Biển Đông Chìa khóa vàng để hiện thực hóa "mộng vàng" Theo Tướng Cương, độc chiếm Biển Đông là thiết tha cháy bỏng của nhiều thế hệ lãnh đạo Trung Quốc từ trước đến nay và đang được hiện thực hóa bằng các hành động cụ thể trong giai đoạn hiện tại. "Trong lịch sử Trung Quốc, biển luôn được coi là lá chắn an ninh, vì lúc đó, mối đe dọa đối với...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Quan chức cấp cao Mỹ tới Pháp đàm phán về Ukraine, Iran và thương mại

Nhà Trắng điều chỉnh quy định tiếp cận báo chí sau phán quyết của tòa án liên bang Mỹ

Những kịch bản trong bầu cử tổng thống Romania khiến EU lo ngại

USD suy yếu, đồng rúp Nga trở thành đồng tiền có lợi nhuận nhất thế giới

Tổng thống D. Trump ký lệnh hành pháp nhằm giảm giá thuốc

Ngành thiết bị chip Mỹ chuẩn bị gánh thêm chi phí tỉ đô vì thuế quan của Tổng thống Trump

Đại học Harvard bất tuân lệnh, Nhà Trắng 'khai hỏa' mặt trận mới

Phó Tổng thống Mỹ tiết lộ nước đầu tiên có thể đạt thoả thuận thương mại với Washington

Bulgaria bất ngờ từ chối bán lò phản ứng hạt nhân cho Ukraine

Mỹ bất ngờ dỡ bỏ lệnh trừng phạt với quan chức cấp cao thành viên EU

Rủi ro đối với thương mại toàn cầu từ góc nhìn luật quốc tế

Tổng thống Trump gia tăng áp lực, hối thúc Trung Quốc khởi động tiến trình đàm phán
Có thể bạn quan tâm

Ở tuổi tuổi 40, tôi bỏ thói quen mua đồ sale rẻ tiền để tiết kiệm 5 triệu mỗi tháng cho ước mơ du lịch châu Âu
Sáng tạo
14:30:59 16/04/2025
Chuyện thật như đùa: VĐV mai đi thi tối còn cày phim, cái kết ngủ quên đến mức áo cũng phải đi mượn
Netizen
14:30:37 16/04/2025
Từ nay đến cuối tháng 4 dương lịch, 3 con giáp đắc tài đắc lộc, vận trình lên như diều gặp gió, tiền của gấp bội, điềm lành gõ cửa, giàu sang bất ngờ
Trắc nghiệm
14:05:10 16/04/2025
Ronaldo sắp gia hạn với Al Nassr
Sao thể thao
13:58:58 16/04/2025
Clip nóng: "Ngọc nữ showbiz" cúi gập người xin lỗi trong ngày được thả, lộ biểu cảm lạ nghi mắc bệnh tâm thần
Sao châu á
13:52:21 16/04/2025
3 nghệ sĩ rời phố thị về Thạch Thất sống an yên tại nhà vườn rộng lớn, có nữ NSND mới 43 tuổi
Sao việt
13:48:30 16/04/2025
'Dưới đáy hồ': Kay Trần bị rêu nuốt, Karen đối đầu bản sao tà ác ở tầng hồ sâu thẳm
Phim việt
12:53:34 16/04/2025
Hãng hàng không bán cả sớ khấn đồ lễ 6,4 triệu đồng cho khách ra Côn Đảo
Tin nổi bật
12:49:04 16/04/2025
Trải nghiệm máy tính bảng Xiaomi Pad 7 kèm bàn phím và bút stylus
Đồ 2-tek
12:45:48 16/04/2025
Khám phá quốc đảo đẹp mê hồn ở Nam Âu
Du lịch
12:38:22 16/04/2025