Giấc mơ xuất ngoại của cầu thủ Việt Nam: Đường vẫn còn dài
Khả năng Hoàng Đức và Quang Hải, hai cầu thủ ưu tú nhất của bóng đá Việt Nam trong năm 2021 xuất ngoại vẫn còn rất mơ hồ.
Chưa luận đến thành công hay thất bại, việc cầu thủ Việt Nam quyết định tạm chia tay V.League vẫn còn là điều khó có thể xảy ra.
Khó có chuyện Quang Hải, Hoàng Đức xuất ngoại ngay
Năm 2021 chứng kiến ĐT Việt Nam thi đấu tại vòng loại thứ 2, thứ 3 World Cup 2022 khu vực châu Á và AFF Cup 2020. Với tổng cộng 15 trận trong năm 2021, trước các đối thủ trải dài trên mọi cấp độ từ yếu, trung bình, khá đến giỏi, hai cá nhân gồm Nguyễn Quang Hải và Nguyễn Hoàng Đức đã thể hiện được đẳng cấp, được giới chuyên môn nhận định là vượt tầm Đông Nam Á.
Không khó bắt gặp những quan điểm ủng hộ Quang Hải, Hoàng Đức ra nước ngoài thi đấu. Thậm chí, Pathum United (Thái Lan) và một CLB của châu Âu đã đưa ra đề nghị nghiêm túc tới 2 tiền vệ này. Tuy nhiên, Viettel nhất quyết giữ chân Hoàng Đức. Trong khi đó theo giới thạo tin, Hà Nội FC sẵn sàng phá kỷ lục lương và lót tay để “trói” Quang Hải thêm 3 năm nữa.
Với CLB Viettel, họ rất cần Hoàng Đức ở thời điểm hiện tại. Đội bóng áo lính trước đó đã chia tay một loạt tuyển thủ và cựu tuyển thủ quốc gia như Ngọc Hải, Trọng Hoàng, Việt Phong và Minh Tuấn. Vậy nên, Hoàng Đức được xem là trụ cột trong hành trình hướng tới chức vô địch V.League 2022 của Viettel. Trong khi đó, với Hà Nội FC, Quang Hải vốn dĩ đã là biểu tượng cho thành công trên mọi phương diện của CLB suốt 4 năm qua. Bên cạnh yếu tố chuyên môn, Hà Nội FC cần Quang Hải làm đầu tàu cho mục tiêu trở lại ngôi vương V.League sau 2 năm thất bại vừa qua.
Hà Nội FC muốn “trói” Quang Hải thêm 3 năm, trong khi Viettel quyết giữ Hoàng Đức (ảnh nhỏ) vì tham vọng vô địch V.League – Ảnh: MINH TUẤN
Vì sao cầu thủ Việt ít xuất ngoại?
Khi những nhân tố tiềm năng nhất có thể ra nước ngoài chơi bóng và đạt tỷ lệ thành công cao như Hoàng Đức và Quang Hải chưa hẹn ngày xuất ngoại thì thật khó để bóng đá Việt Nam có đại diện nào sang Nhật Bản, Hàn Quốc, châu Âu hay thậm chí là Malaysia, Thái Lan tranh tài. Kể từ sau trường hợp của Văn Hậu rời SC Heerenveen vào giữa năm 2020 cho đến nay, Việt Nam không có thêm trường hợp xuất ngoại nào đáng chú ý.
Video đang HOT
Tại AFF Cup 2020, Việt Nam là một trong hai đội tuyển (cùng với Campuchia) hiếm hoi không có cầu thủ xuất ngoại trong danh sách triệu tập. Hai đội tuyển vào đến chung kết gồm Thái Lan và Indonesia đều có những gương mặt đang chinh chiến ở các nền bóng đá phát triển hơn.
Câu hỏi đặt ra là vì sao cầu thủ Việt Nam ít xuất ngoại? Bởi tính trong 10 năm trở lại đây, số cầu thủ Việt Nam ra nước ngoài chơi bóng chỉ có Công Phượng, Xuân Trường, Tuấn Anh, Văn Hậu, Văn Lâm và Công Vinh.
Trao đổi với Bóng đá, nhà môi giới cầu thủ Jernej Kamensek thẳng thắn chỉ ra nguyên nhân: “Đầu tiên, chúng ta phải nói đến sự rụt rè từ các cầu thủ. Những thất bại khi không được ra sân thi đấu nhiều của Xuân Trường, Tuấn Anh, Công Phượng càng khiến họ tự ti. Thêm vào đó, cầu thủ Việt Nam đa phần không biết ngoại ngữ. Họ cũng không nhận được sự hỗ trợ đủ lớn từ các e-kip phía sau để mạnh dạn thử sức ở nước ngoài. Văn Lâm có thể xem là trường hợp hiếm hoi thành công. Bởi ngoài vốn ngoại ngữ đã rất tốt của thủ môn Việt kiều này thì anh là người dám chấp nhận thử thách, quyết tâm nỗ lực để chinh phục thành công”.
Ông Jernel khép lại: “Ngoài ra, vấn đề cũng nằm ở các CLB. Họ định giá cầu thủ của mình cao hơn so với giá trị thực, sẵn sàng “hét” tới hơn 1 triệu USD, trong khi con số thực chỉ khoảng 300.000 – 400.000 USD. Vì thế, rất khó để thị trường châu Âu tiếp cận một cách nghiêm túc với giới cầu thủ Việt Nam”.
Muốn Quang Hải sang được châu Âu, bầu Hiển phải chấp nhận chơi một "canh bạc" sấp ngửa?
"Người Việt Nam nghĩ rằng cầu thủ của họ có thể chơi bóng ở 10 giải đấu hàng đầu châu Âu. Nhưng đó là điều không thực tế" - một nhà môi giới cầu thủ cho biết.
XUẤT NGOẠI, NHƯNG ĐI ĐÂU?
Những ngày qua, tin đồn về việc Quang Hải có thể sang châu Âu thi đấu liên tục xuất hiện. Đó là chưa kể phát ngôn đến từ HLV Polking của đội tuyển Thái Lan khi cho rằng Quang Hải nên ra nước ngoài thi đấu; hay chia sẻ của tiền vệ Chanathip về việc những ngôi sao ở Đông Nam Á nên cân nhắc việc rời khỏi vùng an toàn sau khi đã thành công ở trong nước.
Điều này càng làm dấy lên những kỳ vọng của dư luận về khả năng xuất ngoại của Quang Hải. Dù vậy, không ít nhà chuyên môn cho rằng cầu thủ Việt Nam cần thận trọng khi quyết định ra nước ngoài thi đấu. HLV Phạm Minh Đức và chuyên gia Vũ Mạnh Hải đều có chung nhận định trước tiên cầu thủ Việt Nam hãy thử sức ở giải Thái Lan, thay vì từ V.League tới thắng Hàn Quốc, Nhật Bản hay châu Âu, nơi khó có cơ hội ra sân.
"Nhiều khi chúng ta cứ đánh giá cầu thủ của mình xuất sắc quá, có thể đá ở châu Âu được. Tuy nhiên đó là chúng ta nói thế thôi. Còn đá được hay không thì đã có câu trả lời từ Công Phượng, từ Văn Hậu rồi", chuyên gia Vũ Mạnh Hải chia sẻ với chúng tôi.
Văn Hậu chỉ có 1 lần ra sân cho đội một Heerenveen trước khi mùa giải bị hủy bỏ vì dịch Covid-19.
CANH BẠC CHO BẦU HIỂN VÀ QUANG HẢI?
Trong khi đó, trao đổi với một nhà môi giới cầu thủ có nhiều năm làm việc tại V.League, chúng tôi nhận được quan điểm thẳng thắn về thông tin Quang Hải có khả năng sẽ sang châu Âu thi đấu:
"Tôi nghĩ phương án cho mượn chắc chắn là lựa chọn tốt nhất, đồng thời hai CLB sẽ chia sẻ phần trăm doanh thu cho nhau khi có thể bán được Quang Hải. Hà Nội FC phải để Quang Hải đi nếu cậu ấy chơi tốt và CLB hợp tác muốn bán cậu ấy. Còn nếu Hà Nội FC muốn giữ toàn bộ quyền thì sẽ rất khó.
Người Việt Nam nghĩ rằng cầu thủ của họ có thể chơi bóng ở 10 giải đấu hàng đầu châu Âu. Nhưng đó là điều không thực tế. Khó có CLB nào ở châu Âu trả tiền để cầu thủ Việt Nam đến thi đấu. Như đã nói ở trên, phương án tốt nhất sẽ là một bản hợp đồng cho mượn và chia sẻ phần trăm doanh thu nếu bán được cầu thủ đó trong tương lai".
Quang Hải sẽ ra nước ngoài hay tiếp tục ở lại Việt Nam?
Nhà môi giới này nói tiếp: "Thậm chí việc cho mượn cầu thủ cũng là miễn phí thôi. Vấn đề nằm ở chỗ các cầu thủ Đông Nam Á chưa được đánh giá cao ở châu Âu. Vì thế phải có người đến và mở đường trước đã.
LCV9, VH3, CP10 (Công Vinh, Văn Hậu, Công Phượng) đều đã đến những CLB lớn và không thể hiện được nhiều. Không ai cho họ thời gian chơi bóng. Quang Hải hiện 24 tuổi và nên đi ngay bây giờ. Đến năm 26 tuổi, cậu ấy có thể làm được nhiều điều và trở thành một tấm gương".
Tương lai nào đang chờ Quang Hải trong những năm tiếp theo?
Trong diễn biết mới nhất, một số nguồn tin cho biết Hà Nội FC đang chuẩn bị thuyết phục Quang Hải ký vào bản hợp đồng mới có thời hạn 3 năm.
Theo tìm hiểu, đội bóng của bầu Hiển được cho là sẵn sàng trả cho Quang Hải 5 tỷ đồng/mùa tiền lót tay, kèm theo mức lương 15.000 USD/tháng (hơn 340 triệu đồng). Điều này khiến dư luận càng đặt dấu hỏi về khả năng Quang Hải sẽ ra nước ngoài thi đấu.
Ở lại Việt Nam, thi đấu trong một môi trường quen thuộc, nhận chế độ đãi ngộ cao, được sống gần gia đình, bạn bè, hay sang nước ngoài thử sức trong một chuyến đi đang bị hoài nghi về khả năng thành công? Đó là bài toán mà Quang Hải phải tìm lời giải.
Đồng thời, ngay cả Hà Nội FC cũng phải cân nhắc kỹ lưỡng nếu được gợi ý phương án nói trên. Bởi chẳng gì có thể đảm bảo chắc chắn Quang Hải có được hỏi mua lại sau khi sang châu Âu hay không, trong khi đội bóng này lại phải để ngôi sao số một của mình tới nơi khác thi đấu theo dạng cho mượn miễn phí. Đó rõ ràng là một canh bạc với bầu Hiển, Hà Nội FC và Quang Hải!
KHÓ KHĂN CỦA CẦU THỦ VIỆT NAM Ở TRỜI ÂU
Trong một cuộc chia sẻ cách đây ít lâu, tiền vệ Nghiêm Xuân Tú từng tiết lộ về quãng thời gian hơn 10 ngày đầy vất vả khi sang tập luyện tại Đức (CLB Fortuna Dsseldorf) vào cuối năm 2016. Anh kể lại:
"Rào cản ngôn ngữ là một vấn đề. Và trình độ chuyên môn họ cũng quá cao. Tôi sang tập 10 ngày thì bước vào kỳ nghỉ đông. Họ có hẹn sau kỳ nghỉ đông thì tôi hãy sang tập tiếp. Nhưng mình bảo thôi. Bởi vì hết kỳ nghỉ đông bên đấy là ở V.League bắt đầu rồi. Mà mình lại sang bên kia nữa thì có khi thất nghiệp, vì chắc chắn không được ký hợp đồng. Khẳng định 100% như thế.
Việc tập luyện ở đội rất nghiêm túc. Ở Việt Nam nhiều khi trong buổi tập anh em còn có tiếng cười đùa, trêu trọc rất vui vẻ trong lúc khởi động. Nhưng sang bên kia vào tập là tập 100% ngay. Thậm chí mình còn bị ngợp từ lúc khởi động vì cường độ rất cao. Một khi đã vào tập là phải nghiêm túc.
Tôi nhớ có một bài tập chuyền phối hợp để sút cầu môn. Khi bóng đến chân mình, chỉ cần chuyền quả bóng hơi hỏng một chút thôi là làm lại từ đầu kia luôn. Ví dụ phải chuyền qua 5 nhịp, đến mình là nhịp thứ 4 rồi, nếu hỏng cũng phải làm lại từ bước 1 luôn. Tất cả cần sự chính xác tuyệt đối. Còn ở Việt Nam nhiều khi điểm nào hỏng thì lại đưa quả bóng vào đá tiếp.
Sang bên đó điều kiện sân bãi và các thứ khác tốt hơn thật, nhưng mà họ đá quả bóng mạnh hơn, chuyền như sút. Ở nhà đá tốc độ còn chậm, còn ở đây họ đá quá nhanh, mình chưa quen, thành ra hỏng rất nhiều. Mà khi hỏng nhiều quá thì đồng đội sẽ có gì đó rất khó chịu, bởi cứ đến ông này là hỏng, mà hỏng thì phải làm lại từ đầu".
"Đưa cầu thủ Việt Nam sang châu Âu là viển vông, cứ nhìn gương Công Phượng, Văn Hậu đi" Quang Hải tới châu Âu vẫn chỉ dừng lại ở những tin đồn. Nhưng với không ít chuyên gia, việc đưa cầu thủ Việt Nam sang thẳng châu Âu hay Nhật Bản, Hàn Quốc là quyết định vội vàng. ĐỪNG HÃO HUYỀN QUÁ! "Việt Nam hay nơi khác cũng vậy thôi, muốn có một nền bóng đá phát triển thì phải có những...