Giấc mơ xe điện: Anh sẽ cấm xe chạy bằng xăng, dầu diesel vào năm 2035
Vào năm 2017, Anh đã đề ra mục tiêu cấm bán các loại xe chạy bằng xăng và dầu diesel vào năm 2040. Tuy nhiên, theo tuyên bố mới của Thủ tướng Anh, ông Vladimir Johnson, nước này có thể sẽ rút ngắn thời gian thực hiện kế hoạch.
Ảnh: Gizchina
Ông Johnson cho biết Anh sẽ cấm các phương tiện chạy bằng xăng, dầu diesel và xe lai (xe hybrid – chạy được cả bằng xăng và điện) từ năm 2035, sớm hơn 5 năm so với kế hoạch trước đó. Tuyên bố nằm trong nỗ lực giảm thiểu ô nhiễm không khí của Anh. Nó cũng dự báo cho sự kết thúc của hơn một thế kỷ phụ thuộc vào các loại phương tiện sử dụng động cơ đốt trong.
Nếu xe điện được sử dụng phổ biến trên toàn cầu, đây có thể là một cú hích lớn vào những nhà khai thác và sản xuất dầu mỏ cũng như khả năng biến đổi ngành công nghiệp xe hơi, một trong những biểu tượng của chủ nghĩa tư bản thế kỷ XX.
Thông báo trên được đưa ra trong bối cảnh Vương quốc Anh sẽ là nơi tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Liên hợp quốc về Biến đổi Khí hậu (COP26) vào tháng 11 tới. Hội nghị dự kiến kéo dài từ ngày 9-19/11 tại Glasgow.
Các thị trưởng của Paris, Madrid, Mexico City và Athens cho biết họ có kế hoạch cấm xe diesel chạy trong trung tâm thành phố vào năm 2025.
Video đang HOT
Ảnh: Gizchina
Sau vụ bê bối khí thải của hãng ô tô Volkswagen (Đức) hồi năm 2015, Liên minh châu Âu (EU) đã công bố kế hoạch tăng cường kiểm soát các loại ô tô chạy bằng dầu diesel, đồng thời xây dựng các quy tắc cứng rắn hơn liên quan đến phát thải khí C02.
Pháp cũng đang chuẩn bị cấm bán xe chạy bằng nhiên liệu hóa thạch vào năm 2040.
Mặc dù nhu cầu về xe điện đã tăng mạnh ở Anh, động cơ diesel và xăng vẫn chiếm 90% doanh số. Bên cạnh đó, những khách hàng tiềm năng của các mẫu xe thân thiện với môi trường vẫn tỏ ra lo lắng về sự hạn chế của các điểm sạc, phạm vi chạy của một số dòng ô tô nhất định và chi phí cao.
Vào năm ngoái, chính phủ Anh đã cung cấp thêm 2,5 triệu bảng Anh (3,25 triệu đô la) để tài trợ cho việc lắp đặt hơn 1.000 điểm sạc mới cho xe điện trên đường phố dân cư.
Trong khi một số nhà sản xuất ô tô đang gặp khó khăn trong việc chuyển đổi từ động cơ đốt trong sang xe điện thì một vài “ông lớn” khác đã nhanh chóng nắm bắt cơ hội và đón đầu xu thế. Ford, Volkswagen và Vauxhall hiện đang là những nhà sản xuất ô tô bán chạy nhất của Anh. Trong khi Tesla, Mitsubishi và BMW đã sản xuất được ba mẫu xe điện bán chạy nhất ở Anh.
Dù vẫn còn nhiều hạn chế nhưng xe điện được dự đoán sẽ là xu thế mới cho các phương tiện giao thông trong tương lai. Các nhược điểm như ít điểm sạc, thời gian sạc, vấn đề thay pin hay giá cả đắt đỏ của chúng sẽ từng bước được khắc phục
Theo Viettimes
Cổ phiếu một hãng xe ô tô điện tăng hơn 50% chỉ sau 1 thông báo
Ngay sau công bố doanh thu tăng vọt, cổ phiếu của hãng xe ô tô điện NIO đã tăng 54%.
NIO - một đối thủ đang gặp khó khăn của Tesla đã mang lại cho các nhà đầu tư một chút hy vọng vào tuần này khi vừa công bố doanh thu đang được cải thiện. Cụ thể, doanh thu đạt 257 triệu USD trong quý 3, tăng 25% so với cùng kỳ năm ngoái. Công ty cũng đã bán ra gần 4.800 chiếc xe ô tô trong quý này - một sự cải thiện đáng kể so với quý đầu và quý thứ 2 của năm 2019. Quý cuối cùng của năm, NIO kỳ vọng họ sẽ bàn giao được 20.300 chiếc xe.
Tuy nhiên, nhà sản xuất xe ô tô điện này vẫn đang đốt tiền rất nhiều và có thể phải đối mặt với vấn đề sống còn nếu không thể có thêm tiền mặt. Cụ thể, công ty đã thua lỗ 1,2 tỷ USD riêng trong năm nay và trong buổi công bố kết quả kinh doanh, lãnh đạo công ty cũng thừa nhận rằng tiền mặt là vấn đề rất lớn. Họ có 274 triệu USD tiền mặt trong tay tính tới cuối tháng 9 nhưng từng đó không đủ để tiếp tục hoạt động cho đến năm tới nếu không có thêm các vòng gọi vốn.
Ngay sau công bố về doanh thu, cổ phiếu của NIO trên sàn New York đã tăng gần 54% trong riêng ngày thứ 2, lên mức 3,72 USD/1 cổ phiếu.
NIO cũng có nhận thêm vốn từ các nhà đầu tư. Giám đốc tài chính mới của công ty là Feng Wei nói rằng Tencent đã cho công ty này vay 100 triệu USD - số tiền đã được phản ánh trong báo cáo tài chính gần đây nhất của hãng. CEO Li Bin thì nói rằng công ty cũng đã vay của cá nhân ông gần 90 triệu USD trong một thỏa thuận tương tự như vậy.
Feng chia sẻ thêm rằng NIO đang thực hiện "quy trình rất tích cực" trong việc thu hút thêm các nguồn vốn. Tuy nhiên, ông nói rằng những thỏa thuận này vẫn đang thảo luận và từ chối tiết lộ bất kỳ thông tin nào thêm.
Công ty vẫn cần "thực hiện mọi nỗ lực" có thể để tiết kiệm chi phí bên cạnh việc kêu gọi thêm vốn và bán được nhiều xe hơn.
Một trong những nỗ lực này là cắt giảm nhân sự. Li nói rằng tổng số nhân sự của công ty nên giảm xuống dưới 7.500 người vào cuối năm sau khi khởi đầu vào năm 2019 với 9.900 người.
Năm vừa qua, cổ phiếu của NIO đã trải qua nhiều thăng trầm. Sau khi đạt mức cao nhất mọi thời đại tới 10,06 USD/1 cổ phiếu vào tháng 3 thì nó bắt đầu lao dốc tới 60%.
Được xem là đối thủ của Tesla ở thị trường Trung Quốc, NIO đang phải đối mặt với rất nhiều thử thách. Ngoài việc chính phủ cắt giảm trợ cấp cho xe điện thì vấn đề cạnh tranh ngày một gay gắt cũng khiến họ đau đầu.
Các chuyên gia đều nhận định rằng dù tình hình kinh doanh của NIO có sự tiến triển nhưng con đường có lãi của họ sẽ còn "rất dài". Chưa kể đến việc, Tesla vừa cho lên kệ chiếc xe ô tô điện đầu tiên của hãng sản xuất tại Trung Quốc mà một chuyên gia phân tích so sánh việc này chỉ khiến NIO thêm "khốn khổ".
Dẫu vậy, ban lãnh đạo NIO vẫn tỏ ra lạc quan và CEO Li thì nói rằng xe của công ty ông vẫn "rất có tính cạnh tranh". "Chúng tôi không cùng phân khúc với Tesla Model 3".
Theo Trí Thức Trẻ
Sau cao điểm mua sắm Tết, giá ô tô có giảm? Nhiều người cho rằng sau Tết là thời điểm các hãng ô tô đua nhau giảm giá và tặng quà cho khách hàng. Điều này có chính xác? Trước Tết, Subaru Forester là mẫu xe giảm giá mạnh nhất thị trường, tới cả vài trăm triệu nếu tính từ khi ra mắt phiên bản 2019 Trước Tết, thị trường ô tô thường sôi...