Giấc mơ World Cup: Đội tuyển Việt Nam và bài học từ Thái Lan
Thái Lan vốn được xem là “ông kẹ” của làng bóng Đông Nam Á, nhưng lại thảm bại ở sân chơi thế giới. Đây là điều mà ngay từ bây giờ đội tuyển Việt Nam cần phải nhìn nhận để có sự chuẩn bị tốt nhất.
Thái Lan tan giấc mộng World Cup
Thái Lan từng tạo được bất ngờ ở vòng loại thứ hai World Cup 2018 khu vực châu Á khi là đội đứng đầu bảng F, trên Iraq. Tuy nhiên, vào tới vòng loại cuối World Cup 2018, trước các đối thủ mạnh hàng đầu châu lục, sự chênh lệch về đẳng cấp đã thể hiện rất rõ.
Thái Lan liên tiếp nhận thất bại trước Nhật Bản, Saudi Arabia, Iraq. Điểm sáng của đội bóng xứ Chùa vàng là đã thi đầu rất nỗ lực và có 2 trận hòa trước Australia và UAE.
Kết thúc vòng loại thứ 3 World Cup 2018, đội tuyển Thái Lan xếp cuối bảng B với 2 điểm sau 10 trận, ghi được 6 bàn và để thủng lưới 24 bàn. Đây là kết quả khiến người Thái nhận ra rằng giấc mơ World Cup với họ vẫn quá xa vời. Cần phải nhắc lại ở thời điểm đó, Thái Lan là đội bóng duy nhất của khu vực Đông Nam Á 2 lần vào tới vòng loại cuối World Cup.
Thái Lan thua thảm ở vòng loại cuối World Cup 2018.
Thái Lan đã quá kỳ vọng vào lứa cầu thủ tài năng dưới sự dẫn dắt của HLV Kiatisuk. Tuy nhiên, họ sớm bị dội gáo nước lạnh khi liên tục nhận những trận thua theo kiểu “muối mặt”.
Sau thất bại của đội tuyển Thái Lan, bóng đá nước này rơi vào cuộc khủng hoảng. HLV Kiatisuk khi đó đã nói: “Tất cả chúng tôi đều có trách nhiệm với người hâm mộ Thái Lan. Vì vậy, hãy để họ làm thẩm phán, nếu họ không hạnh phúc, tôi sẵn sàng bị sa thải”.
Trong khi đó, Chủ tịch Liên đoàn bóng đá Thái Lan Somyot chịu rất nhiều sức ép về màn trình diễn tệ hại của đội nhà. Người đứng đầu LĐBĐ Thái Lan đã có một nước cờ khôn ngoan là công khai thích Alejandro Sabella – HLV đưa Argentina đoạt ngôi Á quân World Cup 2014, nhằm gây sức ép để Kiatisuk từ chức.
Dù đã xảy ra nhiều bất đồng trong đội ngũ lãnh đạo Liên đoàn bóng đá Thái Lan, nhưng có một thực tế không thể phủ nhận là trình độ giữa đội tuyển Thái Lan với những đội thuộc nhóm đầu châu lục vẫn còn xa. Khoảng cách này càng được nhìn thấy rõ hơn ở vòng loại World Cup 2022, dù chưa phải là vòng cuối.
Video đang HOT
Lời cảnh tỉnh cho bóng đá Việt Nam
Giấc mơ World Cup của người Thái đã trở thành “ác mộng”, và đây chính là lời cảnh tỉnh cho những tham vọng của đội tuyển Việt Nam trước khi bước vào vòng loại cuối World Cup 2022 khu vực châu Á.
Thứ hạng các đội tham dự vòng loại cuối World Cup 2022 khu vực châu Á.
Chiều 18/6, FIFA đã công bố thứ hạng các đội bóng tham dự vòng loại cuối World Cup 2022. Sáu nhóm hạt giống bao gồm: Nhóm 1: Nhật Bản (xếp thứ 23), Iran (25); Nhóm 2: Australia (37), Hàn Quốc (39); Nhóm 3: Saudi Arabia (60), UAE (69); Nhóm 4: Iraq (71), Trung Quốc (72); Nhóm 5: Oman (80), Syria (81); Nhóm 6: Việt Nam (92), Lebanon (98).
Trong tháng 6/2021, đội tuyển Việt Nam thi đấu 3 trận, giành 2 chiến thắng trước Indonesia, Malaysia, thua trước UAE. Với kết quả này, đội bóng HLV Park Hang Seo nhận thêm 2,79 điểm, nâng tổng điểm lên 1.260,85, xếp hạng 13 châu Á, hạng 11 trong 12 đội dự vòng loại thứ ba World Cup 2022.
Như vậy, ngoài trừ Lebanon cùng nhóm nên không chung bảng, đội tuyển Việt Nam hoàn toàn có thể rơi vào bảng gồm nhiều đội mạnh như Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Iran… trong lễ bốc thăm diễn ra vào ngày 1/7 tới.
Trong các đối thủ này, HLV Park Hang Seo thừa nhận ông ngán nhất Hàn Quốc: “Tôi mong rằng sẽ không gặp Hàn Quốc, bởi đó sẽ là gánh nặng cho tôi. Tuy nhiên, nếu nằm chung bảng với Hàn Quốc thì đó là thử thách và cũng là niềm vinh dự với chúng tôi”.
“Sự khác biệt giữa vòng loại thứ hai và thứ ba là rất lớn. Tôi biết điều đó vì đã có trải nghiệm rồi. Sẽ rắc rối lắm đấy. Liệu tôi có làm mình mất thể diện không nữa. Tôi sẽ cố gắng hết sức. Đây cũng là cơ hội để các cầu thủ có kinh nghiệm quý báu, khi chạm trán với những đối thủ hàng đầu châu Á”, thầy Park nhấn mạnh.
Đội tuyển Việt Nam có khoảng cách về trình độ còn xa với các đối thủ hàng đầu châu lục.
Tuy nhiên, dù gặp đối thủ nào thì đội tuyển Việt Nam đều nằm ở cửa dưới. Ngay cả khi gặp lại UAE, đoàn quân của thầy Park chắc chắn gặp khó hơn rất nhiều trận đấu vừa diễn ra ở Dubai. Nên nhớ trận đấu đó chủ nhà UAE đã chủ động chơi chùng xuống sau khi dễ dàng dẫn trước 3 bàn, tạo cơ hội cho đội tuyển Việt Nam có 2 bàn gỡ.
Bình luận viên (BLV) Quang Huy cảnh báo đội tuyển Việt Nam: “Chúng ta phải nhìn nhận thực tế, đội tuyển Việt Nam có thể thua đậm hơn rất nhiều ở lượt đấu cuối. Ở trận gặp UAE vừa rồi, chúng ta cũng đừng nhìn hai bàn thắng mình có được mà nghĩ rằng đã chơi ngang cơ, chỉ để thua sát nút một bàn”.
BLV Quang Huy cho rằng HLV Park Hang Seo nên mạnh dạn điều chỉnh nhân sự thay vì tiếp tục trung thành với một bộ khung thi đấu cố định. Nếu không có những sự bổ sung, thay thế cần thiết, đội tuyển Việt Nam có thể đi vào vết xe đổ của Thái Lan.
Sau khi đội tuyển Việt Nam giành tấm vé lịch sử dự vòng loại cuối World Cup 2022, đã xuất hiện một số quan điểm cho rằng chúng ta cần nhân cơ hội ngàn năm có một này để thực hiện giấc mơ World Cup. Tuy nhiên, tư tưởng này cần phải được thầy trò HLV Park Hang Seo bỏ qua một bên, tỉnh táo để biết rằng chúng ta đang ở đâu so với các đối thủ.
Nói như bầu Đức, việc đội tuyển Việt Nam đến vòng cuối là thành tích quá tuyệt vời rồi, và giấc mơ dự World Cup sẽ được thực hiện trong tương lai không xa. Như vậy, những trận đấu ở vòng loại cuối cùng, đội tuyển Việt Nam chỉ nên đặt mục tiêu nỗ lực qua từng trận. Chúng ta không nên nghĩ tới chuyện làm nên kỳ tích mà chủ yếu là cọ xát, học hỏi.
HLV Park không muốn gặp Hàn Quốc ở vòng loại World Cup
Trả lời tờ Yonhap (Hàn Quốc), HLV Park Hang-seo bày tỏ mong muốn tránh đối đầu đội bóng quê hương ở vòng loại cuối World Cup 2022 - khu vực châu Á.
- Cảm giác của ông thế nào khi cùng Việt Nam đoạt vé vào vòng loại cuối World Cup 2022?
- Tôi rất vui. Nhưng cảm giác đó không kéo dài, bởi tôi biết những khó khăn tiếp theo đang ở rất gần. Những đối thủ mà chúng tôi gặp ở vòng loại cuối cùng sẽ mạnh hơn một bậc so với ở vòng loại thứ hai.
HLV Park Hang-seo theo dõi trận Australia - Jordan qua thiết bị di động, khi Việt Nam đang đá hiệp 1 trận gặp UAE tối 15/6. Ảnh: Lâm Thoả.
- Ông đón nhận tin Việt Nam đoạt vé vào vòng loại cuối cùng thế thế nào?
- Khi Việt Nam bắt đầu hiệp hai với UAE, thì Australia đã đánh bại Jordan 1-0. Lúc đó, tôi biết Việt Nam đã tiến vào vòng loại thứ ba nên tập trung theo dõi các cầu thủ thi đấu dưới sân với UAE.
Trong hiệp một, các cầu thủ của tôi gặp nhiều khó khăn và nhận hai bàn thua. Nhưng sang hiệp hai, họ đã chơi tốt hơn và đó là niềm an ủi duy nhất. Sau trận gặp Malaysia, các cầu thủ rất hưng phấn nhưng lần này, trong phòng thay đồ, biểu hiện của họ không ổn. Dù đã vào vòng loại cuối cùng, bản thân tôi cũng không quá phấn khích vì đội thua trận cuối.
- Mục tiêu của Việt Nam ở vòng loại cuối cùng là gì?
- Có một sự khác biệt rất lớn về trình độ giữa vòng loại thứ hai và thứ ba. Tôi hiểu rõ điều này vì từng trải qua rồi. Nó sẽ có rất nhiều khó khăn, rắc rối. Tuy nhiên, tôi sẽ cố gắng. Tôi đã nói chuyện với các cầu thủ, vào vòng loại thứ ba sẽ là kinh nghiệm quý báu cho họ khi được so tài với các đội bóng hàng đầu châu Á.
- Ông có nghĩ đến khả năng Việt Nam nằm chung bảng với Hàn Quốc?
- Tôi mong là không gặp Hàn Quốc, đó là một gánh nặng cho tôi. Bởi xét về trình độ từ HLV, cầu thủ và thứ hạng FIFA, chúng tôi không phải là đối thủ của Hàn Quốc. Tuy nhiên, nếu có chung bảng với họ, thì đó là một thử thách với Việt Nam. Đó là vinh dự lớn cho toàn đội.
- Trong buổi họp báo sau trận đấu với Malaysia, đã có sự hiểu nhầm rằng ông sẽ từ chức HLV trưởng Việt Nam, thực hư thế nào?
- Mọi người đã có rất nhiều câu hỏi. Nhưng tựu chung, việc đưa đội tuyển Việt Nam tới vòng loại cuối là nhiệm vụ và mục tiêu lớn nhất của tôi. Và những gì mà tôi muốn nói là tôi đã đạt được mục tiêu. Chứ hợp đồng của tôi với VFF vẫn còn thời hạn đến tháng 1 năm sau. Tôi cần tôn trọng và thực hiện đúng hợp đồng.
- Bóng đá Việt Nam đã phát triển như thế nào những năm qua?
- Chúng tôi cần nhiều chuyên gia dinh dưỡng hơn cho đội tuyển. Tiếp theo là vấn đề tài chính. Tuy nhiên, Việt Nam là đất nước mà người dân rất yêu bóng đá, có nền kinh tế đang phát triển với tốc độ nhanh, vì vậy môi trường bóng đá cũng sẽ được cải thiện. Tốc độ phát triển bóng đá của một quốc gia tỷ lệ thuận với tốc độ phát triển kinh tế của quốc gia đó.
V-League nên có cơ chế riêng cho cầu thủ Đông Nam Á? Giải Bóng đá vô địch quốc gia Việt Nam (V-League) hiện nay gần như nói không với cầu thủ Đông Nam Á vì nhiều lý do khác nhau. V-League từ lâu không có chỗ cho cầu thủ Đông Nam Á. Ảnh: VPF Liệu đã đến lúc chúng ta cần có cơ chế riêng dành cho cầu thủ trong khu vực để tăng tính...