Giấc mơ vào đại học của nữ sinh miền quê nghèo dang dở vì nhà bị cháy
Dù thi đỗ vào Trường ĐH Nông lâm Huế nhưng do gia đình không may gặp “cơn đại họa” là căn nhà bị lửa thiêu rụi hoàn toàn nên em Trần Thị Lệ Huyền (HS 12A1, Trường THPT Phạm Văn Đồng, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk) đang có nguy cơ dang dở việc học hành.
Em Trần Thị Lệ Huyền (HS 12A1, Trường THPT Phạm Văn Đồng, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk) không khỏi lo lắng cho tương lai sau khi căn nhà bị cháy.
Sau chặng đường làng quanh co, PV Dân trí cũng tìm được nhà của em Lệ Huyền ở tại xóm 1, thôn Đồng Tâm, xã Dray Sáp, huyện Krông Ana (tỉnh Đắk Lắk) trong một buổi trưa nắng hiếm hoi giữa mùa mưa Tây Nguyên. Gặp PV Dân trí, Huyền nghèn nghẹn kể, trong kỳ tuyển sinh năm nay, em dự thi vào 3 trường ĐH, CĐ, trong đó đã chính thức trúng tuyển vào ngành Công nghệ thực phẩm – Trường ĐH Nông lâm Huế với 16,5 điểm.
Ngoài ra Huyền còn đỗ hai trường nữa là Trường CĐ Y tế Huế và Trường CĐ Kỹ thuật Y tế 2 Đà Nẵng.
Thế nhưng từ hôm Trường ĐH Nông lâm Huế công bố điểm chuẩn đến nay, lẽ ra Huyền phải vui lắm vì đã đỗ đại học, nhưng thật trớ trêu thay, khi “giấc mơ” giảng đường tưởng như nằm trong tầm tay, thì em lại không dám nghĩ đến vì gia đình đang trải qua “cơn đại họa”. Chuyện là ngày 23/7 vừa qua, căn nhà của em Huyền đã bị lửa thiêu rụi thành tro, bao nhiêu tài sản, đồ đạc mà bố mẹ em ky cóp hàng chục năm trời chỉ trong nháy mắt đã vĩnh viễn “đội nón ra đi”.
Huyền cùng bố mẹ đứng như trời trồng trong căn nhà bị cháy đen.
Điều đáng nói, bao lâu nay gia đình Huyền vốn sống chủ yếu dựa vào nghề thợ mộc của bố, nay nhà cháy, phương tiện làm ăn bị thiệt hại, hư hỏng nặng khiến gia đình rơi vào cảnh quẫn bách. Mẹ Huyền – bà Nguyễn Thị Kim Loan (39 tuổi) nói như mếu: “Nhà cháy đã đành, nay bộ đồ nghề làm mộc của ba nó cất trong nhà cũng hư hại, không sử dụng được, thế là bao nhiêu gỗ người ta đặt làm cửa, bàn ghế từ trước đến giờ, nay họ lại đến lấy về. Nhà cháy lại còn không mần ăn gì được…”.
Trong cơn xót của, ông Trần Công Vĩnh – bố Huyền (42 tuổi) đưa chúng tôi đi sang nền nhà vừa cháy, trầm ngâm nói: “Đây! Căn nhà bị lửa thiêu rụi không còn một cái gì đây! Cháy hết rồi! Khi nghe tin bà con báo nhà tôi bị cháy, tôi tức tốc chạy về thì không còn kịp nữa. Lửa bén cháy quá nhanh thiêu rụi hết bao nhiêu tài sản, đồ đạc gom góp mấy chục năm tan thành tro rồi”.
Thương cho hoàn cảnh của gia đình ông Vĩnh, vừa qua chính quyền thôn, xã đã tổ chức quyên góp để giúp đỡ gia đình trong lúc khó khăn. Từ hôm được bà con chung tay ủng hộ đến nay, được bao nhiêu bà Loan vẫn kể với chúng tôi rành mạch từng khoản: “Sau khi nhà cháy, UBND xã đến thăm ủng hộ được 3,3 triệu đồng, bà con trong thôn xóm ủng hộ được 9,6 triệu đồng, bạn hàng buôn bán của tôi ở chợ gom góp được 5 triệu đồng, các cháu học sinh cùng lớp với cháu Huyền đến thăm đã giúp đỡ 2,2 triệu đồng. Vợ chồng tôi chỉ xót xa nói lời cảm ơn chứ biết sao chừ”.
Video đang HOT
Bố Huyền – ông Trần Công Vĩnh cho biết căn nhà bị cháy nghi do chập điện, ông rất xót xa vì tài sản ky cóp mấy chục năm đã biến thành tro, việc học hành của các con ông đang bị đe dọa.
Hiện nay gia đình em Huyền đang tá túc trong một lán mộc còn sót lại sau vụ cháy. Từ hôm cháy nhà, bố mẹ Huyền như người không hồn, công việc dở dang và không khỏi lo lắng cho tương lai của các con. “Nhà cháy, bao nhiêu sách vở, giấy tờ cũng cháy sạch. Trong nhà 2 chị em nó (Huyền là chị đầu – PV) đi học được 43 tờ giấy khen, nay chẳng còn tờ nào, cháu Huyền chỉ biết ôm mặt mà khóc”, bà Loan kể.
“Bây giờ bà con họ hàng cho bao nhiêu đó, vợ chồng tôi cũng để dành cho Huyền đi học đại học, với đứa em nó năm nay cũng vào học lớp 10. Chứ bây giờ con gái mà cho ở nhà cũng không làm được gì. Còn nhà cửa thì chưa bàn tới, ở tạm như vậy đã, vợ chồng tôi tính sắm lại bộ đồ nghề mộc cho ba nó mần ăn mà chưa biết xoay xở ở đâu”, mẹ em Huyền rưng rưng nói trong sự bế tắc.
Suốt buổi trò chuyện, điều mà chúng tôi cảm nhận là dường như bố mẹ em Huyền vẫn chưa tin rằng vì sao tai họa lại giáng xuống gia đình mình chóng vánh đến như vậy, còn Huyền khi nghe chúng tôi hỏi chuyện, với giọng nghèn nghẹn, em nói: “Em sẽ cố gắng phụ giúp ba mẹ để được đi học, chứ em không muốn nghỉ học bây giờ!”. Chia tay chúng tôi, Huyền vẫn kè kè trên tay một túi đồ lông mi giả đang làm dở dang cho người ta để kiếm tiền đi học, còn bố mẹ em vẫn đứng như trời trồng giữa căn nhà chỉ còn bộ khung than trơ trọi giữa lúc nắng trưa.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 1120: Em Trần Thị Lệ Huyền, ở tại xóm 1, thôn Đồng Tâm, xã Dray Sáp, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk. ĐT: 01648.574.937 (ĐT em Huyền).
2. Quỹ Nhân ái – Báo Khuyến học & Dân trí – Báo điện tử Dân trí. Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh bến xe Kim Mã) Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490 Email: quynhanai@dantri.com.vn Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau: * Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thành Công – Hà Nội. * Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri Account Number: 045 137 195 6482 Swift Code: BFTVVNVX Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank) * Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm * Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359 Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh – Hà Nội * Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002 Swift Code: MSCBVNVX Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK – MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam) 3. Văn phòng đại diện của báo: VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122 VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725 VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885 VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Viết Hảo
Theo Dantri
Cán bộ ngân hàng tiếp tay lừa đảo hàng nghìn tỷ
Bằng những bộ hồ sơ giả và có "tay trong", một số đối tượng đã chiếm đoạt hơn 1.000 tỉ đồng của các ngân hàng Phát triển Việt Nam Chi nhánh Đắk Lắk - Đắk Nông, TMCP Phương Đông và Nam Á.
Công an tỉnh Đắk Nông vừa hoàn tất điều tra vụ án lừa đảo, chiếm đoạt tài sản và vi phạm các quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng xảy ra tại các ngân hàng Phát triển Việt Nam Chi nhánh Đắk Lắk - Đắk Nông (VDB Đắk Lắk - Đắk Nông), TMCP Phương Đông và Nam Á.
Dễ dàng vay hàng ngàn tỉ đồng
Trong đó, nhóm tội lừa đảo, chiếm đoạt tài sản gồm: Cao Bạch Mai, Giám đốc Công ty TNHH Minh Nhật; Trần Thị Xuân, Giám đốc Công ty TNHH Nhật Tân; Đặng Thị Ngân, Giám đốc Công ty TNHH Thủy Ngân và Nguyễn Thị Vân, Chủ nhiệm HTX Sông Cầu (đều ở tỉnh Đắk Nông); Nguyễn Thị Kim Loan, Giám đốc Công ty Phát Long (tỉnh Đắk Lắk) và Nguyễn Văn Khánh, "cò" tín dụng ở TP HCM.
Cây xăng Minh Nhật bị niêm phong sau khi cơ quan điều tra vào cuộc
Nhóm tội vi phạm các quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng gồm: Vũ Việt Hùng, nguyên giám đốc VDB Đắk Lắk - Đắk Nông; Trần Xuân Lộc, nguyên trưởng Phòng Tín dụng xuất khẩu VDB Đắk Lắk - Đắk Nông và Nguyễn Thị Hồng Liên, nguyên cán bộ tín dụng VDB Đắk Lắk - Đắk Nông; Lâm Hữu Hạnh, nguyên phó tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Phương Đông; Võ Tiến Đạt, nguyên giám đốc Sở Giao dịch TP HCM Ngân hàng TMCP Phương Đông; Tạ Thị Xuân Ý, nguyên cán bộ tín dụng Ngân hàng TMCP Phương Đông; Trương Đình Hải, nguyên giám đốc Ngân hàng TMCP Nam Á chi nhánh Hà Nội.
Trụ sở Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Đắk Lắk - Đắk Nông, nơi có hàng loạt
cán bộ sai phạm trong việc cho vay vốn. Ảnh: CAO NGUYÊN
Năm 2008, biết được chính sách vốn tín dụng cho vay phục vụ xuất khẩu tại VDB Đắk Lắk - Đắk Nông có lãi suất thấp, Cao Bạch Mai, Trần Thị Xuân và Nguyễn Thị Kim Loan đã bàn bạc cách vay vốn. Sau đó, các đối tượng này đã đưa cho Từ Đại Hùng 100 triệu đồng để Hùng thành lập Công ty Quan Heng (ở Trung Quốc). Với tư cách pháp nhân này, Hùng đã ký, đóng dấu vào hàng trăm tờ giấy khổ A4 không có nội dung rồi chuyển cho Mai để làm hợp đồng xuất khẩu nông sản cho Công ty TNHH Minh Nhật. Một số khác, Mai bán lại cho Trần Thị Xuân với giá 20 triệu đồng/tờ để Xuân làm hợp đồng xuất khẩu cho Công ty TNHH Nhật Tân.
Sau khi có hợp đồng xuất khẩu, các đối tượng đã lập khống bảng kê thu mua nông sản của dân, làm giả hóa đơn GTGT bằng thủ đoạn photocopy, dán số liệu và chi hàng tỉ đồng cho một đối tượng ở Móng Cái làm giả tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu. Để có tài sản thế chấp (bằng 15% tổng dư nợ theo quy định), Mai và Xuân thông đồng với lãnh đạo VDB Đắk Lắk - Đắk Nông giải ngân tiền vay trước rồi rút tiền nộp lại chi nhánh này trong ngày. Riêng hàng hóa, lần đầu các đối tượng chỉ cho cán bộ tín dụng hàng hóa của đơn vị khác gửi, còn những hợp đồng sau, cán bộ tín dụng của VDB Đắk Lắk - Đắk Nông không đến kiểm tra mà lập khống biên bản.
Ngoài ra, các doanh nghiệp này còn nhờ một số cán bộ VDB Đắk Lắk - Đắk Nông làm giúp báo cáo tài chính sai sự thật nhằm che giấu việc làm ăn thua lỗ, tiếp tục vay vốn đáo hạn. Tổng cộng, Cao Bạch Mai đã ký 70 hợp đồng xuất khẩu vay được 1.005 tỉ đồng, Trần Thị Xuân ký 64 hợp đồng xuất khẩu vay được 938,5 tỉ đồng tại VDB Đắk Lắk - Đắk Nông.
Cấu kết với thủ đoạn tinh vi
Sau khi cơ quan công an vào cuộc, biết không thể tiếp tục cho vay đáo hạn như những năm trước, cuối năm 2010, Vũ Việt Hùng đã ký khống vào các hợp đồng tiền gửi tại VDB Đắk Lắk - Đắk Nông, ký khống các thông báo hạn mức cho vay để các đối tượng trên làm cơ sở vay vốn ngân hàng.
Với sự giúp sức của Trương Đình Hải, Nguyễn Thị Vân đã dùng hồ sơ giả vay 50 tỉ đồng của Ngân hàng Nam Á chi nhánh Hà Nội, số tiền này được chuyển vào tài khoản HTX Sông Cầu tại VDB Đắk Lắk - Đắk Nông để làm vốn đối ứng nhằm vay tiếp. Vân cam kết không sử dụng tiền mà để Ngân hàng Nam Á chi nhánh Hà Nội phong tỏa tài khoản này, khi hết hạn hợp đồng sẽ chuyển trả về nơi cho vay. Vũ Việt Hùng cũng đã ký cam kết đồng ý cho Ngân hàng Nam Á chi nhánh Hà Nội phong tỏa tài khoản tiền gửi của Vân tại VDB Đắk Lắk - Đắk Nông.
Tuy nhiên, khi tiền vừa chuyển về thì Vân đã ký ủy nhiệm chi cho Hùng chuyển đến tài khoản của VDB Đắk Lắk - Đắk Nông để thu nợ quá hạn trước đó của HTX Sông Cầu. Khi bị Trương Đình Hải phát hiện và không cho vay tiếp, Nguyễn Thị Vân, Trần Thị Xuân, Cao Bạch Mai, Nguyễn Thị Kim Loan, Đặng Thị Ngân tìm đến Sở Giao dịch TP HCM của Ngân hàng Phương Đông để tiếp tục lừa đảo. Với thủ đoạn tương tự, Vũ Việt Hùng cùng với cán bộ Ngân hàng Phương Đông giúp sức cho các đối tượng này vay 530 tỉ đồng của Ngân hàng Phương Đông rồi chiếm đoạt và trả nợ quá hạn cho VDB Đắk Lắk - Đắk Nông...
Theo Cơ quan CSĐT, Công an tỉnh Đắk Nông, các đối tượng đã chiếm đoạt trên 1.058 tỉ đồng. Trong đó, VDB Đắk Lắk - Đắk Nông hơn 478 tỉ đồng, Sở Giao dịch TP HCM của Ngân hàng Phương Đông 530 tỉ đồng, Ngân hàng Nam Á chi nhánh Hà Nội 50 tỉ đồng. Quá trình điều tra, cơ quan chức năng đã thu hồi, phong tỏa được hơn 719 tỉ đồng.
"Hoa hồng" gần trăm tỉ đồng Tại cơ quan công an, Cao Bạch Mai và Trần Thị Xuân khai nhận để được Vũ Việt Hùng giúp sức, Mai và Xuân phải chi cho Hùng 5% "hoa hồng" trên tổng số tiền vay mới và 3% trên tổng số tiền vay đáo hạn nợ. Ngoài ra, 2 đối tượng này còn chung tiền mua cho Hùng 1 ô tô trị giá 3,2 tỉ đồng. Để hợp thức hóa chiếc xe này, Hùng yêu cầu Mai nhờ người ở TP HCM đứng tên xe, sau đó viết giấy tặng cho con trai của Hùng là Vũ Trần Thanh Hải. Tổng cộng các đối tượng đã đưa hối lộ cho Hùng hơn 92 tỉ đồng.
Theo Dantri
Những người mẹ cả đời cơ khổ vì con Trong đời làm báo, chúng tôi đã gặp không biết bao nhiêu người. Giàu có, nghèo có, đẹp có, xấu có... nhưng ấn tượng khắc sâu nhất vẫn là hình ảnh những người mẹ, những người phụ nữ lam lũ cả đời vì con... Bác sĩ Phạm Thanh Tòng, một nhà hoạt động xã hội nhiệt tình của Hội Nạn nhân chất độc...