“Giấc mơ Trung Hoa” đã được nuôi dưỡng suốt 20 năm…

Theo dõi VGT trên

Theo nhiều học giả quốc tế, một kịch bản Trung Quốc có hành động khiêu khích ở Biển Đông từng được dự báo cách đây 20 năm.

Cái gọi là chủ trương “phát triển hòa bình” hiện nay của Trung Quốc chính là chiến lược sử dụng ngoại giao mềm để giành ngôi vị cường quốc. Trung Quốc đã dày công xây dựng thế cờ bá quyền từ hàng chục năm qua, bắt đầu bằng các hoạt động cải tổ hệ thống giáo dục nhằm gia tăng tuyên truyền chủ nghĩa dân tộc cực đoan.

Giấc mơ Trung Hoa đã được nuôi dưỡng suốt 20 năm... - Hình 1

Bà Phó Oánh đại diện cho những “lý sự” của Trung Quốc đầy toan tính

“Giấc mơ Trung Hoa”

Trước đây, thế giới coi các hành động hung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông là kết quả của một chính sách đối ngoại thất thường được thúc đẩy bởi sự cạnh tranh, kèn cựa lẫn nhau giữa nhiều cơ quan chính phủ, trong đó có những kẻ hiếu chiến nhất thường giành được lợi thế.

Tuy nhiên, những động thái mới đây nhất của Trung Quốc, trong đó có hành động hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng Đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, có vẻ như không phải là kết quả của sự hỗn loạn về chính sách. Đây có thể là những toan tính chi ly, cẩn thận với sự phối hợp tập trung ở cấp cao nhất nhằm thực hiện hóa tham vọng bá quyền Biển Đông. Với chính sách hung hăng, ngang ngược kiểu này, cả khu vực ngày càng khó khăn hơn trong việc né tránh những xung đột có thể xảy ra, dù là do vô tình hay cố ý từ phía Bắc Kinh.

Kịch bản Trung Quốc có hành động khiêu khích ở Biển Đông thực ra đã được giới quân sự và chính trị Mỹ dự tính từ lâu. Trong giới học thuật, Giáo sư Chính trị học trường Harvard, ông Samuel Huntington, đã đưa ra một kịch bản về sự thay đổi của cục diện địa chính trị quốc tế sẽ dồn ép tạo ra căng thẳng ở khu vực Biển Đông. Theo đó, những hành động của Trung Quốc bành trướng xuống Biển Đông thực sự không phải là quyết định nhất thời, hay các đối sách ngắn hạn vì lợi ích kinh tế.

Ngay sau khi lên nắm quyền, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đề ra khái niệm về “giấc mơ Trung Hoa”, muốn đưa Trung Quốc trở lại thời kỳ độc bá khu vực trước khi bị các đế quốc phương Tây “hạ nhục” suốt TK XIX, và một mục tiêu mà Trung Quốc đặt ra để hiện thực hóa giấc mộng bá quyền này là thu hồi cái mà họ gọi là “lãnh thổ quốc gia đã mất” vào tay Nhật Bản, đồng thời tiến xuống phía Nam để biến Biển Đông thành ao nhà.

“Giấc mơ Trung Hoa” thực chất là biến Trung Quốc thành một cường quốc biển, hất lực lượng hải quân Mỹ và ảnh hưởng của Mỹ ra khỏi vùng Hoa Đông, Biển Đông đến tận Guam, chia sẻ quyền lực với Mỹ trên Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương. Thống trị Biển Đông hay chiếm hơn 80% diện tích Biển Đông như bản đồ đường “lưỡi bò” đã đưa ra then chốt, là nhiệm vụ chiến lược hàng đầu của Trung Quốc và được coi như là “giấc mơ vàng”.

Video đang HOT

Cuối năm 2013, Trung Quốc đã thành lập một siêu ủy ban an ninh nhằm kiểm soát tình trạng kèn cựa lẫn nhau giữa các cơ quan chấp pháp trên biển của quân đội, công an, hải giám, hải quan và các tập đoàn năng lượng khổng lồ của nhà nước. Sau khi ủy ban này ra đời, những hành động ngang ngược của Trung Quốc trên Biển Đông đã được nâng tầm từ cấp độ chiến thuật sang chiến lược, và câu hỏi lớn đặt ra là mục tiêu chiến lược mà Trung Quốc đang theo đuổi là gì.

Tuy nhiên, điều mà các chuyên gia quan sát về Trung Quốc vẫn chưa hiểu là cách thức mà Bắc Kinh đang tiến hành để thực hiện tham vọng này, bởi Trung Quốc đang liều lĩnh đối đầu với một loạt quốc gia châu Á cùng một lúc. Giờ đây, tàu tuần tra của lực lượng hải cảnh Trung Quốc mới được thành lập từ nhiều cơ quan hành pháp trên biển đã tràn xuống vùng biển xung quanh nhóm đảo Senkaku do Nhật Bản kiểm soát, gây tâm lý bất an cho Nhật Bản và thúc đẩy Thủ tướng Shinzo Abe đẩy nhanh quá trình thay đổi hiến pháp để Tokyo có thể sử dụng lực lượng quân sự linh hoạt hơn. Sức ép từ phía Trung Quốc cũng đã buộc Phillipines phải có hành động khi nộp đơn kiện lên Tòa án Liên Hiệp Quốc về tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông.

Giấc mơ Trung Hoa đã được nuôi dưỡng suốt 20 năm... - Hình 2

Trước việc Trung Quốc ngang nhiên kéo dàn khoan Hải Dương 981 vào Vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, một số người cho rằng, hành động này chỉ đơn thuần là vì mục đích kinh tế. Tuy nhiên, thời điểm Trung Quốc kéo giàn khoan vào vùng biển Việt Nam đã được tính toán kỹ lưỡng. Điều đó phản ánh niềm tin của Bắc Kinh rằng họ đang đối phó với một vị Tổng thống Mỹ “yếu đuối” không dám phản công, bất chấp những tuyên bố về xoay trục châu Á.

Tuy nhiên, thực tế những gì đã diễn ra không như Trung Quốc mong đợi. Trong Diễn đàn Đối thoại an ninh Shangri-La vừa qua, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuk Hagel đã thẳng thừng “chỉ mặt điểm tên” Trung Quốc là nhân tố gây bất ổn bằng các hành động đơn phương ở Biển Đông. Sự lên án kịch liệt của cộng đồng quốc tế đã khiến Trung Quốc “tối tăm mặt mũi”, khiến Trung tướng Vương Quán Trung phải nổi đóa, đỏ mặt tía tai và lý sự cùn rằng bài phát biểu của ông Hagel “đầy những lời lẽ đ.e dọ.a và thách thức Trung Quốc”.

Tướng Vương ngông cuồng đưa ra những tuyên bố “gâ.y số.c” nhằm dằn mặt Mỹ và Nhật Bản với một quan niệm rằng, các quốc gia láng giềng ở châu Á sẽ phải chùn bước trước “người khổng lồ” Trung Quốc, để cho Bắc Kinh mặc sức biến Biển Đông thành ao nhà. Và hợp lực với tướng Vương xảo trá, là Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Phó Oánh – người nổi tiếng giỏi ngụy biện và phản bác. Với sự tham gia của bà Phó Oánh, đoàn Trung Quốc đã có những giọng điệu phản bác “đầy bế tắc” về thứ lý luận gian dối bấy lâu nay vẫn được rêu rao trong khu vực và trên các diễn đàn quốc tế. Phó Oánh đã có cuộc tranh luận ngay trước phiên khai mạc Shangri-La, trong đó cảnh báo “không có chỗ cho Mỹ” trong vấn đề Biển Đông hiện nay giữa Trung Quốc và Việt Nam. Nhưng thực chất, bà Oánh chỉ hòng lòe bịp dư luận, ngăn cản sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế đối với Việt Nam trong vụ giàn khoan Hải Dương 981 và ngụy biện cho Trung Quốc xâm phạm vùng biển Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế.

Nhận định trên được đưa ra nhắm mục tiêu vào những chỉ trích của Thượng nghị sĩ Ben Cardin, một thành viên của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ và là một trong những diễn giả có tham luận trình bày tại Hội nghị Shangri-La năm nay, người đã nói rằng Mỹ quan ngại về mọi hành động khiêu khích đơn phương của Trung Quốc ngay cả khi Washington không hỗ trợ bất cứ bên nào trong vấn đề xung đột ở Biển Đông.

Bà Phó Oánh còn thách thức rằng, ông Ben sẽ không thể đến và giải quyết các vấn đề, mà thay vào đó, “Trung Quốc và Việt Nam sẽ phải tìm một lối thoát cho mình”. Ngoài ra, bà Oánh còn đưa ra cả những chỉ trích đối với Nhật Bản khi cho rằng Tokyo là một nguy cơ lớn cho an ninh khu vực khi Bắc Kinh đang đặt ra mối đ.e dọ.a cho Tokyo như một cái cớ để sửa đổi chính sách an ninh của mình.

…Sẽ sớm thành cơn ác mộng

Giấc mơ Trung Hoa đã được nuôi dưỡng suốt 20 năm... - Hình 3

Ông Vương Quán Trung tại diễn đàn an ninh đối thoại Shangri-La

Ngày 10-6, báo Asia Times đưa tin, thẩm phán cấp cao của Philippines, Antonio Carpio, đã sử dụng 72 bản đồ cổtrong đó có 15 bản đồ xuất xứ từ Trung Quốc – trong một bài nói chuyện tại Đại học De La Salle (Philippines) để phủ nhận tuyên bố chủ quyền phần lớn Biển Đông của Trung Quốc. Tư liệu đầu tiên là ảnh chụp một bản đồ khắc đá vẽ lãnh thổ Trung Quốc vào thời nhà Tống năm 1136 sau Công nguyên. Bản đồ này cho thấy đảo Hải Nam là cực nam của lãnh thổ Trung Quốc.

Mười năm trước, Đại sứ quán Trung Quốc tại Philippines trích dẫn dòng chữ trên ngôi mộ một vị tướng thời nhà Minh tại Hải Nam làm bằng chứng cho tuyên bố của Trung Quốc đối với quần đảo Trường Sa. Nội dung trích dẫn như sau: “Quảng Đông tiếp giáp với phần lớn Biển Đông, và các vùng lãnh thổ bên ngoài vùng biển đều thuộc về nhà Minh”. Tuy nhiên, ông Carpio trình ra 5 bản đồ chính thức của triều đại nhà Minh ghi nhận: “Hải Nam là cực nam của lãnh thổ Trung Quốc”.

Chưa dừng lại ở đó, Đại sứ quán Trung Quốc từng rêu rao dưới triều đại nhà Thanh, Trung Quốc đán.h dấu quần đảo Nam Sa (tên Bắc Kinh tự đặt với quần đảo Trường Sa của Việt Nam) trên một bản đồ hợp pháp và đã thực thi quyền tài phán hành chính đối với các quần đảo. Nhưng ông Carpio tiếp tục viện dẫn những bản đồ chính thức của triều đại nhà Thanh để tiếp tục khẳng định chứng cứ đảo Hải Nam và lãnh thổ cực nam của Trung Quốc.

Và quan trọng hơn, Bắc Kinh luôn rêu rao về việc sở hữu bằng chứng khẳng định chủ quyền với Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, nhưng chưa bao giờ dám công khai trước dư luận quốc tế. Đó là dấu hiệu của một luận điệu gian dối và trơ trẽn!

Báo Asia Times nhận định: “Đường lưỡi bò” là “trò gian lận lịch sử ngoạn mục”. Tờ báo này cho rằng, Trung Quốc đang làm tất cả để biến “giấc mơ Trung Hoa” thành hiện thực. Nhưng, vẫn không thoát khỏi nỗi sợ hãi thường trực về sự quốc tế hóa Biển Đông và sự trỗi dậy của Nhật Bản – hai vấn đề quan trọng tạo nên một cấu trúc an ninh mới trên khu vực châu Á – Thái Bình Dương, theo hướng có lợi cho Việt Nam, và sẽ khiến giấc mơ thành cơn ác mộng.

Khi Biển Đông được quốc tế hóa, Trung Quốc chỉ là một con rồng trong vũng nước nhỏ. Quốc tế hóa Biển Đông đã, đang diễn ra và trở thành một thực tế không thể nghi ngờ khi tại Shangri-La, tuyên bố của Mỹ: “Biển Đông là trái tim của châu Á – Thái Bình Dương và giao lộ của nền kinh tế thế giới” đã chính thức cảnh báo Trung Quốc.

Xung quanh Biển Đông chỉ có 5 quốc gia (Việt Nam, Philippines, Malaysia, Indonesia và Brunei). Trung Quốc nghĩ rằng với sức mạnh về quân sự, kinh tế thì việc biến Biển Đông thành ao nhà không có gì khó khăn nếu như vượt qua được cửa ải duy nhất và đầu tiên là Việt Nam. Vì thế chiến lược, đối sách trên Biển Đông hiện nay và sự căng thẳng leo thang đều được Trung Quốc nhắm tới Việt Nam.

Nếu Biển Đông rơi vào tay Trung Quốc thì các quốc gia có tuyến đường hàng hải quan trọng, sống còn như Nhật Bản, Australia, Hàn Quốc hay Mỹ sẽ bị Trung Quốc “bắt làm con tin”. Mỹ sẽ bị hất ra khỏi khu vực Đông Nam Á. Thế nên, các quốc gia có liên can buộc phải hành động để ngăn cản hoặc chống lại Trung Quốc. Không những thế, tuyến hàng hải trên Biển Đông còn là “đường sinh mạng” của Trung Quốc lại luôn trong tầm khống chế của Việt Nam. Nếu Trung Quốc gây xung đột thì Việt Nam chắc chắn có nhiều phương án để buộc Trung Quốc phải trả giá đắt.

Trung Quốc cũng đang vấp phải rào cản rất lớn: sự trỗi dậy mạnh mẽ của Nhật Bản. Hơn ai hết, Nhật Bản đã nhận thức được sự nguy hiểm đến từ Trung Quốc nên buộc phải tìm cách đối phó. Nhật Bản không chỉ là cường quốc kinh tế mà còn là một cường quốc quân sự và chính trịmột đối thủ đáng gờm của Trung Quốc. Đến nay, hai điểm then chốt nhất là quyền phòng vệ tập thể và quyền xuất khẩu vũ khí của Nhật Bản đã được phục hồi, khiến Trung Quốc như “ngồi trên đống lửa”.

Không lo lắng sao được khi thực lực quân sự Trung Quốc chỉ hơn Nhật Bản về lượng. Nhật Bản lại có một nền tảng công nghiệp hiện đại, kỹ thuật công nghệ cao thuộc diện hàng đầu thế giới, vượt xa Trung Quốc. Trong khi Trung Quốc còn phải mua nhiều thiết bị quân sự vì không chế tạo được thì Nhật Bản muốn là có, và khi đã có quyền xuất khẩu vũ khí thì các tập đoàn công nghiệp quốc phòng của Nhật Bản sẽ cạnh tranh đáng gờm với cả Mỹ và Nga trên thị trường vũ khí.

Theo Cảnh Sát Toàn Cầu

Báo The Star: Malaysia có thể giúp giảm căng thẳng ở Biển Đông

Trong số ra ngày 22/6, tờ The Star của Malaysia đã đăng bài trả lời phỏng vấn của Giáo sư David Arase - chuyên gia ngành chính trị quốc tế tại Trung tâm Đại học Nam Kinh (Trung Quốc), một cơ sở của Đại học Johns Hopkins (Mỹ) - về tình hình căng thẳng trên Biển Đông.

Báo The Star: Malaysia có thể giúp giảm căng thẳng ở Biển Đông - Hình 1

Tàu Hải cảnh của Trung Quốc chủ động đâ.m thẳng vào mạn trái tàu Cảnh sát biển Việt Nam. (Nguồn: Cảnh sát biển/TTXVN)

Giáo sư Arase cho rằng Malaysia có thể đóng vai trò quan trọng trong việc làm giảm căng thẳng ở khu vực trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng gia tăng các hành động quyết đoán ở Biển Đông.

Theo Giáo sư Arase, để giảm thiểu nguy cơ xung đột, các nước thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), mà Malaysia sẽ giữ chức Chủ tịch vào năm tới, nên thúc đẩy thảo luận về Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) với Trung Quốc.

Ông nhấn mạnh Malaysia có thể phát huy vai trò lãnh đạo, kinh nghiệm, chuyên môn và nguồn lực của mình để thúc đẩy hai bên đạt được văn kiện này.

Liên quan đến việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou 981) và đâ.m chìm một tàu cá của Việt Nam trong Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa của Việt Nam, Giáo sư Arase cho rằng đây là mối quan ngại lớn vì có nguy cơ đẩy mọi việc vượt tầm kiểm soát. Vì vậy, nếu COC được ký kết, các bên sẽ tuân theo các thủ tục thương lượng và hòa giải, đồng thời có nguyên tắc để giải quyết khi xung đột xảy ra.

Theo Giáo sư Arase, COC không phải là cơ chế chỉ ra "ai đúng ai sai", mà để giúp các nước tránh xung đột. Tuy nhiên, để sớm đạt được thỏa thuận về COC, các nước ASEAN cần phải xích lại gần nhau và tiến hành thương lượng tập thể cũng như đa phương với Trung Quốc.

Giáo sư Arase nhấn mạnh Trung Quốc coi Biển Đông là khu vực chiến lược nên rất muốn kiểm soát an ninh ở vùng biển này. Thời gian gần đây, Trung Quốc không ngừng đẩy mạnh các hành động quyết đoán hòng thúc đẩy các yêu sách chủ quyền ở Biển Đông, cho dù cả giới quan chức và học giả Trung Quốc đều không có đủ lý lẽ chứng minh vùng biển nào thuộc chủ quyền của mình. Vì vậy, các yêu sách của Trung Quốc có thể sẽ còn thay đổi và đây là cơ hội cho các nước ASEAN cùng hợp tác đối phó./.

Theo Vietnam

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Cô giáo xin ủng hộ tiề.n mua máy tính: "Tôi không dỗi phụ huynh"
15:14:14 30/09/2024
Bà Nguyễn Phương Hằng xuất hiện, ủng hộ 10 tỷ đồng giúp đỡ đồng bào lũ lụt
20:10:46 29/09/2024
Bão Krathon mạnh cấp 15, sẽ đi vào Biển Đông?
13:33:26 30/09/2024
Bão Krathon có khả năng đi vào Biển Đông trong 24 giờ tới
18:14:21 30/09/2024
Lũ quét, sạt lở đất tại Hà Giang khiến 5 người chế.t và mất tích
18:08:30 29/09/2024
Tài xế xe khách ở Hà Giang kể phút bất lực khi nhìn quả đồi 'đán.h úp'
10:21:38 30/09/2024
Sạt lở ở Hà Giang: Tạm dừng tìm kiếm các nạ.n nhâ.n mất tích
07:04:15 30/09/2024
Bão Krathon vào Biển Đông thành bão số 5, giật trên cấp 17
08:18:31 01/10/2024

Tin đang nóng

Đoạn chat của người chồng đã l.y hô.n với con gái khiến vợ uất ức: Có những người không xứng được gọi là bố!
06:45:31 01/10/2024
Kasim Hoàng Vũ vẫn chưa được phẫu thuật, phải cắt bỏ toàn bộ xương hàm, trên mặt toàn đồ giả
06:47:31 01/10/2024
Thanh Bùi: "Con tôi là người Việt Nam thì phải ở Việt Nam"
06:40:04 01/10/2024
Độc lạ chuyện bố chồng 34 - con dâu 31 ở Việt Nam: Lộ danh tính nhiều người ngỡ ngàng
06:30:42 01/10/2024
Sao Hoa ngữ 30/9: Rộ tin Châu Tấn bị bạn trai kém 13 tuổ.i bỏ rơi
07:17:48 01/10/2024
Khuyên chồng đưa lương để vợ giữ, anh đưa tôi 2 cuốn sổ tiết kiệm trị giá 1,5 tỷ
06:01:30 01/10/2024
Quá khứ ồn ào của tiểu thư từng góp mặt tại bữa tiệc trắng của Diddy
07:49:36 01/10/2024
Con gái 19 tuổ.i của NSƯT Võ Hoài Nam: Tôi biết mẹ rất buồn
08:04:17 01/10/2024

Tin mới nhất

Quy định mới đáng chú ý có hiệu lực từ tháng 10

10:41:32 01/10/2024
Từ tháng 10, nhiều quy định mới liên quan đến cấp phiếu lý lịch tư pháp trên VNeID, quy chuẩn đèn chiếu sáng của phương tiện giao thông, hành nghề công tác xã hội, đán.h số nhà chính thức có hiệu lực.

"Ăn sáng Hà Nội, ăn trưa Sài Gòn" nhờ đường sắt tốc độ cao

10:01:40 01/10/2024
Viễn cảnh đi tàu tốc hành Bắc - Nam để ăn sáng Hà Nội, ăn trưa Sài Gòn sẽ được hiện thực hóa thế nào? Kết quả nghiên cứu của Tư vấn lập dự án cho thấy điều này là khả thi.

Công bố hết dịch bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò tại xã Hà Hiệu

09:54:30 01/10/2024
Sau nhiều tháng chữa trị và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, đến nay 05 thôn vùng xảy ra dịch bệnh đã qua 30 ngày không phát sinh ổ dịch mới, đàn bò 12 con mắc bệnh của các hộ đã khỏe trở lại.

Lũ ống đổ về trong đêm, sơ tán khẩn cấp học sinh và giáo viên

09:44:36 01/10/2024
Đêm 30/9, mưa lớn kéo dài nhiều giờ, lũ ống bất ngờ từ trên núi đổ xuống khiến Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Lượng Minh ở huyện biên giới Kỳ Sơn (Nghệ An) ngập gần hết các phòng học

Nguy cơ sạt lở ở miền núi Quảng Trị đ.e dọ.a cuộc sống người dân

18:22:54 30/09/2024
Các địa phương tăng cường theo dõi diễn biến mưa lũ, cung cấp thường xuyên thông tin cảnh báo, dự báo và chỉ đạo, hướng dẫn người dân chủ động phòng ngừa, ứng phó hiệu quả với nguy cơ trượt, lở đất, đá.

Tìm kiếm người đàn ông mất tích khi chèo thuyền qua sông Lấp

18:17:38 30/09/2024
Trong lúc hai vợ chồng đang chèo thuyền đến giữa sông, ông N có biểu hiện co giật nên bất ngờ bị ngã xuống sông và bị nước cuốn trôi mất tích.

Vụ sạt lở nghiêm trọng tại Hà Giang: Gấp rút cứu người và thông tuyến giao thông

18:10:03 30/09/2024
Ông Phùng Viết Vinh, Chủ tịch UBND huyện Bắc Quang cho biết: Huyện đã hỗ trợ tiề.n cho các gia đình có người thiệ.t mạn.g, mất tích và bị thương do sạt lở đất.

Giải cứu an toàn hai du khách đi lạc trên đỉnh Langbiang

17:30:42 30/09/2024
Trong quá trình tham gia tìm kiếm người bị nạn, anh Krasan Sroan thuộc Đội an ninh của Khu du lịch Langbiang bị trượt ngã chấn thương, được lực lượng cứu nạn, cứu hộ đưa đến nơi an toàn.

Rãnh áp thấp nối với bão Krathon gây mưa giông trên Biển Đông, sóng cao tới 6m

10:50:57 30/09/2024
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hiện nay (30/9) có rãnh áp thấp có trục ở khoảng 19-22 độ vĩ Bắc nối với cơn bão Krathon lúc 7h có vị trí ở vào khoảng 20,2 độ Vĩ Bắc, 122,1 độ Kinh Đông.

Cẩu xe khách và nhiều ô tô khỏi hiện trường vụ sạt lở ở Hà Giang

10:37:35 30/09/2024
Lực lượng chức năng đã huy động cần cẩu cỡ lớn để đưa xe khách và nhiều ô tô, xe máy ra khỏi hiện trường vụ sạt lở tại xã Việt Vinh, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang.

Chị gái nạ.n nhâ.n vụ sạt lở: 'Em tôi mất tích khi đang giúp dân sơ tán đồ'

10:04:09 30/09/2024
Chị Phạm Thị Hiển (xã Việt Vinh, huyện Bắc Quang, Hà Giang) cho biết, em trai chị đã mất tích trong vụ sạt lở khi đang giúp dân sơ tán đồ đạc.

Người Việt tại Anh chia sẻ mất mát với đồng bào chịu thiệt hại do bão số 3

10:01:53 30/09/2024
Các hội đoàn khác cũng nhanh chóng trao tặng số tiề.n quyên góp với mong muốn hỗ trợ kịp thời tới những người bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi bão Yagi.

Có thể bạn quan tâm

"Chị đại hột xoàn" Lý Nhã Kỳ sốc khi Negav dát cả cây đồ hiệu dự sự kiện

Sao việt

12:56:31 01/10/2024
Là một trong những sao nữ giàu có bậc nhất của showbiz Việt, Lý Nhã Kỳ vẫn bày tỏ sự choáng váng bất ngờ trước loạt đồ hiệu của Negav khi xuất hiện tại sự kiện.

Đi giữa trời rực rỡ - Tập 44: Pu xúc động vì được Chải bảo vệ

Phim việt

12:50:50 01/10/2024
Thấy Pu đang bị Bảo Anh bắt nạt, Chải lập tức đứng ra xưng là chồng của Pu và bảo vệ cô. Nhìn sự mạnh mẽ của Chải khi bảo vệ mình, cô nàng cũng không khỏi ngưỡng mộ và tự hào.

Vụ cô giáo "xin hỗ trợ laptop": 95% học sinh đi học trở lại, cô Hiệu phó đảm nhiệm giảng dạy

Netizen

12:26:36 01/10/2024
Sáng 1/10, ông Võ Cao Long, Trưởng phòng GD&ĐT quận 1 (TP.HCM) đã thông tin tới báo chí các nội dung lãnh đạo quận thống nhất chỉ đạo đối với trường hợp xảy ra ở Trường tiểu học Chương Dương

Thu nhẹ nhàng với phong cách Monochrome

Thời trang

12:21:09 01/10/2024
Đặc biệt trong mùa thu, khi sắc trời dịu nhẹ và không khí trở nên trong lành, phong cách Monochrome càng trở nên lý tưởng để thể hiện sự nhẹ nhàng và thanh thoát.

Biệt tích 3 năm mới về, chàng trai bật khóc khi mẹ chỉ vào nấm mồ đầu ngõ nói trong nước mắt

Góc tâm tình

12:19:07 01/10/2024
Vì muốn kiếm được nhiều tiề.n nên tôi đã đầu tư với bạn bè để đầu tư kinh doanh. Chẳng may công việc không thuận lợi, tôi phá sản, nợ nần lên đến 500 triệu.

Cách trồng kim ngân khổng lồ, có thể cao chạm trần

Sáng tạo

11:49:31 01/10/2024
Nhìn thành quả mà chàng trai Trung Quốc khoe trên mạng, nhiều người sửng sốt khi biết rằng hóa ra cây kim ngân cũng có thể cao chạm trần nhà, bí quyết của anh là gì?

Courtois bị ném bật lửa, derby Madrid gián đoạn trong gần 20 phút

Sao thể thao

11:47:45 01/10/2024
Hành động ăn mừng khiêu khích của thủ môn người Bỉ khiến người hâm mộ Atletico Madrid nổi giận ở trận đấu diễn ra vào rạng sáng 30/9 (giờ Hà Nội).

Game hay nhất năm 2024 phát sinh biến cố, người chơi mâu thuẫn cực nặng với NPH chỉ vì một lý do

Mọt game

11:47:21 01/10/2024
Helldivers 2 cho tới nay vẫn đang là chủ đề nhận được nhiều sự chú ý nhất của làng game thế giới trong năm 2024. Xuất phát sau Palworld, thế nhưng Helldivers 2 lại đang duy trì được sự phát triển rất bền vững

Uống trà hoa tam thất giúp tăng cường bản lĩnh đàn ông?

Sức khỏe

10:23:45 01/10/2024
Về câu hỏi của bạn, uống hoa tam thất thường xuyên có giúp tăng cường bản lĩnh đàn ông thì đến nay vẫn chưa có nghiên cứu chính thức nào khẳng định điều đó