Giấc mơ thầm kín của Triều Tiên
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã chỉ đạo giới chức nước này làm việc với các nước, như Hàn Quốc và Pháp, về kế hoạch xây dựng hệ thống tàu cao tốc hiện đại.
Hệ thống đường sắt mới này sẽ kết nối các thành phố tại Triều Tiên cũng như với các quốc gia khác.
Các chuyên gia tư vấn và kỹ sư ở Hàn Quốc cũng cho biết họ đang lên kế hoạch xây dựng các dự án tàu cao tốc với Triều Tiên. Cả Hàn Quốc với Triều Tiên đều xem các dự án này là một phần quan trọng trong kế hoạch “mở khóa” thương mại và du lịch, kết nối bán đảo Triều Tiên với Nga, Trung Quốc và nhiều quốc gia khác.
Tuy nhiên, dự án nói trên đang đối mặt với nhiều thách thức, trong đó có lệnh cấm vận của Liên Hiệp Quốc (LHQ) và hệ thống điện không ổn định của Triều Tiên.
Ảnh chụp trên cao cầu đường sắt bắc ngang vịnh Sokjon, một phần trong dự án đường sắt Koam-Tapchon đã hoàn tất của Triều Tiên. Ảnh: Reuters
Trước đó, vào tháng 6, một quan chức ngoại giao cấp cao Triều Tiên nói với các thượng nghị sĩ Pháp rằng Bình Nhưỡng muốn hợp tác với Công ty Pháp Alstom ( ALSO.PA ), nhà sản xuất tàu cao tốc TGV, và Công ty điều hành đường sắt quốc gia Pháp SNCF để xây dựng một hệ thống tàu cao tốc kết nối Triều Tiên với các quốc gia khác, trong đó có Pháp.
“Những dự án và lĩnh vực này không bị ảnh hưởng bởi lệnh trừng phạt” – ông Kim Yong Il, người đứng đầu phái đoàn Triều Tiên tại Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) ở Paris, khẳng định.
Trước đó, Hàn Quốc cũng đã sử dụng công nghệ của Công ty Alstom để xây dựng các tàu cao tốc được giới thiệu vào năm 2004. Hệ thống tàu cao tốc hiện đại của Hàn Quốc nhanh gấp 6 lần hệ thống tàu đã cũ của Triều Tiên.
Tuy nhiên, 2 công ty nói trên của Pháp khẳng định với Reuters rằng họ chưa có kế hoạch hợp tác với Triều Tiên vì lệnh trừng phạt.
Video đang HOT
Hãng Thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) ngày 24-5-2018 công bố loạt ảnh lãnh đạo Kim Jong-un thị sát tuyến đường sắt Koam-Tapchon. Ảnh: Reuters
Giới chức liên Triều hy vọng rằng dự án tàu cao tốc sẽ được miễn trừ khỏi lệnh trừng phạt của LHQ theo nội dung một điều khoản cho phép một số “hạ tầng tiện ích công cộng phi thương mại”.
Một hệ thống tàu cao tốc kết nối các thành phố Triều Tiên với nhau cũng như với các quốc gia khác vốn là niềm mong ước từ lâu của gia tộc họ Kim.
Một tháng trước khi qua đời vào năm 1994, ông Kim Il Sung, ông nội của ông Kim Jong-un, khẳng định một hệ thống đường sắt kết nối liên Triều, Trung Quốc và Nga có thể mang về cho Triều Tiên 1,5 tỉ USD/năm từ việc vận chuyển hàng hóa.
Ông Kim Jong-un tươi cười sau chuyến thị sát tuyến đường sắt Koam-Tapchon. Ảnh: Reuters
Seoul và Bình Nhưỡng đã bàn bạc về việc xây dựng hệ thống tàu cao tốc kết nối liên Triều kể từ sau thượng đỉnh liên Triều đầu tiên vào năm 2000.
Đến năm 2015, lãnh đạo Kim Jong-un khẳng định Triều Tiên cần phải xây dựng một hệ thống tàu cao tốc kết nối Bình Nhưỡng với một sân bay quốc tế mới xây gần đó.
Mới đây, tại thượng đỉnh liên Triều diễn ra vào tháng 4, lãnh đạo Kim Jong-un đã công khai thể hiện sự ngưỡng mộ đối với hệ thống tàu cao tốc của Hàn Quốc.
Theo các chuyên gia và giám đốc điều hành đường sắt, cần ít nhất 5 năm để xây dựng một hệ thống tàu cao tốc ở Triều Tiên và chi phí của nó có thể lên đến 20 tỉ USD.
Theo Cao Lực
Người Lao Động
Ông Kim Jong-un gặt hái nhiều thành quả khi thượng đỉnh Mỹ -Triều diễn ra
Thời khắc Tổng thống Donald Trump gặp lãnh đạo Kim Jong-un chính là lúc Triều Tiên củng cố chiến thắng lớn nhất - cuộc đối thoại giữa lãnh đạo hai nước.
Chuyên gia đánh giá về những thành quả mà ông Kim Jong-un đạt được khi gặp Tổng thống Mỹ. Ảnh: CNN.
"Có hội nghị thượng đỉnh với Tổng thống Mỹ là điều nhiều quốc gia mong muốn. Vì vậy, đối với Triều Tiên, quốc gia nhỏ bé mà xét về kỹ thuật vẫn trong tình trạng chiến tranh với Mỹ, việc lãnh đạo nước này đối diện với tổng thống Mỹ là một thành công lớn", Jean H. Lee - chuyên gia về Triều Tiên tại Trung tâm Wilson chia sẻ với CNN.
Chuyên gia Lee nhận định, "ông Kim Jong-un đang đi những bước cuối cùng mà ông nội của ông ấy không thể hoàn thành và đây cũng là điều giúp ông củng cố vị thế với tư cách là người họ Kim đời thứ ba lãnh đạo đất nước".
Các chuyên gia cho biết, cuộc họp với Tổng thống Mỹ giúp Bình Nhưỡng giành được sự tôn trọng.
"Việc này đại diện cho nhiều điều - sự chấp nhận rằng Triều Tiên đang ở đó, là một quốc gia và rằng lãnh đạo của đất nước này là một lãnh đạo thế giới", Jim Hoare - cựu tham tán Anh ở Triều Tiên chia sẻ với CNN.
Các thành viên của gia đình ông Kim Jong-un từng gặp các cựu Tổng thống Mỹ. Cựu Tổng thống Jimmy Carter gặp cố lãnh đạo Kim Nhật Thành năm 1994, trong khi cựu Tổng thống Bill Clinton gặp ông Kim Jong-Il năm 2009.
Năm 2000, Tổng thống Mỹ Bill Clinton suýt gặp ông Kim Jong-Il khi còn đương nhiệm. Nhưng cuối cùng ông từ chối lời mời gặp mặt và cử Ngoại trưởng Madeleine Albright tới Bình Nhưỡng.
Xét từ phía Triều Tiên, hội nghị thượng đỉnh với Mỹ diễn ra, có nhiều lợi ích tiềm năng khác, trước mắt và trên hết là sự an toàn của chính quyền Bình Nhưỡng, các chuyên gia nhận định.
Về mặt kỹ thuật, Triều Tiên đang trong tình trạng chiến tranh với Hàn Quốc và Mỹ. Bình Nhưỡng coi đây là mối đe dọa lớn nhất đối với chính quyền. Bất kỳ hiệp ước hòa bình nào giữa Triều Tiên với Hàn Quốc và những lợi ích mang lại đều cần sự chấp thuận của phía Mỹ.
"Có một niềm tin mạnh mẽ ở Triều Tiên... rằng chỉ cần Mỹ ngưng thù địch thì Triều Tiên sẽ an toàn, không ai khác can thiệp", Jim Hoare nói.
Không những thế, các biện pháp trừng phạt của Liên Hợp Quốc với các vụ thử hạt nhân và tên lửa của Bình Nhưỡng trong nhiều năm qua đã cắt giảm sâu các nguồn thu nhập khác nhau của Bình Nhưỡng, đặc biệt là khả năng xuất khẩu nguyên liệu thô.
Đạt được việc dỡ bỏ trừng phạt hoặc có được bảo đảm an toàn từ Mỹ sẽ là chiến thắng lớn cho ông Kim Jong-un và lãnh đạo Triều Tiên có thể tiếp đà thắng lợi trong việc bảo vệ chính quyền của mình.
Chuyên gia Lee cho rằng, ông Kim Jong-un là nhà lãnh đạo trẻ và cần phải xây dựng cơ sở quyền lực thực sự để đảm bảo sự lãnh đạo của mình về lâu dài.
"Ông ấy là một người trẻ bất ngờ lên nắm quyền sau cái chết của cha mình, vì vậy thật khó để tưởng tượng rằng ông ấy không có bất kỳ thử thách hoặc cảm giác bất an nào", bà nói.
HẠ ANH
Theo Laodong
Đội vệ sĩ bảo vệ ông Kim Jong-un: "Con kiến cũng không thể lọt qua" Đội vệ sĩ phục vụ ông Kim Jong-un được tuyển lựa kỹ lưỡng cả về sức khỏe, kỹ năng bắn súng, võ thuật, thậm chí cả ngoại hình với nhiệm vụ bảo đảm an toàn cho lãnh đạo tối cao Triều Tiên. Đội vệ sĩ bảo vệ ông Kim Jong-un tại khu phi quân sự liên Triều sáng 27/4 (Ảnh: AFP) Theo Telegraph,...