Giấc mơ nhà riêng thêm xa vời
Sau hơn 10 năm dài cố gắng, nhưng nay chúng tôi lại phải gác lại ước mơ về mái ấm nhỏ để dồn tiền cho ông bà nội xây nhà ở quê.
Tôi năm nay 32 tuổi, chồng 36 tuổi. Cả hai vợ chồng quê ngoài Bắc và làm việc tại Bình Dương. Tôi làm nhân viên hành chính, chồng làm kỹ thuật máy trong một công ty trong cùng khu công nghiệp.
Nhiều cặp vợ chồng chọn cảnh sống xa con vì điều kiện kinh tế (ảnh minh họa)
Vợ chồng tôi có một bé gái 6 tuổi. Khi sinh con, tôi xin nghỉ làm tại công ty cũ để về quê ở với bố mẹ chồng cho thuận tiện nhờ cậy ông bà khi con còn nhỏ. Đến khi con gần 2 tuổi, tôi mới quay lại Bình Dương cùng chồng.
Dù thương con lắm nhưng đành lòng để con ở nhà với ông bà nội. Một năm vợ chồng chỉ được về với con có 2 lần. Ở Bình Dương, vợ chồng tôi vẫn thuê trọ trong căn phòng chỉ hơn chục mét vuông, chỉ có vài đồ sinh hoạt cơ bản. Nếu đưa con vào ở cùng thì sợ con khổ, lại không có người trông coi chăm sóc.
Vợ chồng tôi nung nấu ý định mua mảnh đất nhỏ rồi cất một ngôi nhà riêng cho mình nên bao năm nay tiêu pha tằn tiện. 10 năm nay vẫn chạy chiếc xe máy số cũ mèm chưa dám thay xe mới. Đến máy giặt, máy lạnh cũng không dám mua.
Hàng tháng, vợ chồng tôi gửi về cho ông bà 5 triệu đồng để lo tiền ăn uống, học hành cho con. Các khoản học phí đầu năm của con, tôi cũng chủ động chuyển khoản cho cô giáo chứ không để ông bà phải nộp.
Nhiều năm tiết kiệm, vợ chồng tôi đã mua được một miếng đất ở quê cùng 300 triệu đồng tiền dành dụm. Tôi tính chỉ vài năm nữa, chúng tôi sẽ có đủ tiền xây nhà. Khi đó, cả hai sẽ về quê làm ăn để được gần con.
Chồng tôi là con trai duy nhất. Hai chị gái đã đi lấy chồng. Anh không hợp tính bố, hai bố con cứ ở với nhau chỉ được 2 ngày là gây sự. Nên chồng tôi chọn đi học, đi làm xa để không thường xuyên va chạm với ông. Thế nhưng chồng tôi là đứa con hiếu thảo. Trước đến giờ ít khi anh trái lời bố mẹ.
Video đang HOT
Bố mẹ chồng có một ngôi nhà, một mảnh vườn và ít đất ruộng. Ngôi nhà ông bà đang ở đã xây gần 30 năm nay. Năm vừa rồi, ông bà được nhận tiền đền bù giải phóng đất ruộng và có món tiền 300 triệu. Tết vừa rồi, trước hôm vợ chồng quay trở lại Bình Dương ông bà gọi vợ chồng tôi để nói chuyện.
Vợ chồng tôi buộc phải gác ước mơ về mái ấm riêng để làm trọn đạo hiếu (ảnh minh họa)
“Anh chị đi làm xa đã chục năm, bố nghĩ thế cũng đủ rồi. Thằng Tuấn là con một, cũng phải thu xếp về còn hương hỏa tổ tiên thay cho bố. Rồi thì còn phải sinh thêm thằng con trai nối dõi. Bố mẹ có một ít tiền, mấy tháng nữa sẽ làm lại ngôi nhà này. Sau này nó cũng là nhà của anh chị, vì vậy anh chị phải góp tiền lo cùng. Xây được nhà để bố mẹ còn mở mặt với hàng xóm. Rồi anh chị, con cái anh chị cũng được hưởng”.
Chồng tôi không nói gì, nhưng tôi chắc chắn rằng anh sẽ gửi hết số tiền tiết kiệm mấy năm nay chúng tôi tích cóp cho ông bà để xây nhà. Vậy là giấc mơ có nhà riêng của tôi thêm xa vời.
Suy thoái kinh tế khiến cả một thế hệ không dám yêu hay tiến đến hôn nhân
Điều kiện kinh tế khó khăn và sự cạnh tranh khốc liệt trong thị trường việc làm đã khiến Gen Z không muốn lập gia đình, sinh con hay thậm chí nuôi thú cưng.
Ngân hàng Goldman Sachs, Mỹ, đã thực hiện cuộc khảo sát toàn cầu với hơn 2470 thực tập sinh trong kỳ nghỉ hè.
Theo đó, khoảng 86% thực tập sinh Gen Z có cái nhìn bi quan về nền kinh tế, và nhiều thực tập sinh khác phải làm việc vất vả để đảm bảo cho tương lai của họ trước suy thoái kinh tế trong tương lai. Vào năm 2021, 88% thực tập sinh cho biết họ dự định sẽ hẹn hò hoặc kết hôn trong 10 năm tới. Nhưng tới năm 2022, con số này giảm xuống chỉ còn 45%.
Trong khi đó, vào năm 2021, 60% thực tập sinh mong muốn nuôi thú cưng và 57% trong số đó muốn sinh con trong 10 năm tới. Nhưng tới năm 2022, chỉ còn 31% thực tập sinh muốn nuôi thú cưng và 25% muốn sinh con.
Christine Cruzvergara, giám đốc chiến lược giáo dục của Handshake, một nền tảng tìm kiếm việc làm dành cho sinh viên đại học, cho biết đây là một xu hướng đối với sinh viên Gen Z ngày nay. Theo Cruzvergara, khi sinh viên tiếp xúc với những tin tức xấu về nền kinh tế, họ không muốn nghĩ đến việc kết hôn, ổn định cuộc sống, mua nhà, bởi tất cả những điều đó đều yêu cầu sự ổn định tài chính.
Ngoài ra, trước những tin tức về lạm phát và hàng loạt công ty cắt giảm nhân sự, 74% sinh viên sắp tốt nghiệp nói rằng họ chỉ muốn tìm được một công việc mang lại cho họ sự ổn định với mức lương cao, theo báo cáo của Handshake về sinh viên tốt nghiệp năm 2023.
Xoá bỏ ứng dụng hẹn hò
Giờ đây, Gen Z không đòi hỏi một mối tình lãng mạn, hoặc nếu họ sẵn lòng bước vào một mối quan hệ, họ muốn mọi chuyện diễn ra một cách tự nhiên. Cassidy Case, một sinh viên 20 tuổi tại Đại học Bang Arizona, đã thử hẹn hò qua mạng và nhận ra cô không thích cách hẹn hò này, cô nói: "Sẽ tốt hơn rất nhiều nếu gặp ai đó một cách tự nhiên và trực tiếp".
Oliver Sims, sinh viên năm cuối 21 tuổi tại Đại học Arkansas, cho biết chi phí hẹn hò tăng cao do lạm phát cũng có thể là nguyên nhân các cặp đôi chia tay. Thật vậy, 19% các bạn trẻ Gen Z, từ 18 đến 25 tuổi, nói rằng họ rơi vào cảnh nợ nần do cần tiền cho các buổi hẹn hò, theo một cuộc khảo sát của Lendingtree vào tháng 9. Với một số bạn trẻ thì hẹn hò cũng có thể rất tốn kém, vì vậy họ chấp nhận "hy sinh" chuyện yêu đương để tập trung cho công việc trước.
Cassidy Case, 20 tuổi, là sinh viên năm cuối ngành marketing tại Đại học bang Arizona.
Tìm những mục tiêu khác ngoài sự nghiệp, tự do khám phá niềm vui
Bên cạnh các bạn trẻ lo ngại về biến động thị trường thì vẫn có một số bạn khá tự tin. Sarah Wang, 21 tuổi và là sinh viên năm cuối tại đại học UCLA, khá lạc quan về kế hoạch sau khi tốt nghiệp của mình. Nếu không tìm được công việc thỏa mãn đam mê của mình, cô ấy có thể tự tạo cho mình một công việc nhằm đáp ứng một nền kinh tế năng động trong thời đại mới.
Nữ sinh này tập trung nhiều hơn vào việc tìm kiếm các cơ hội việc làm có thể giúp cô ấy được đi đây đi đó: "Tôi coi công việc là cơ hội để đi du lịch và sống ở những nơi khác nhau trên khắp đất nước". Mục tiêu ngắn hạn của nữ sinh này không phải kết hôn, ổn định cuộc sống, con cái hay thú cưng. Thay vào đó, cô tập trung vào việc thiết lập các mối quan hệ và sở thích cá nhân.
Nữ sinh mới ra trường Jade Walters là sinh viên tốt nghiệp Đại học Howard, người trong những tháng cuối năm học đã khởi động dự án giúp các Gen Z khởi nghiệp. Hiện cô đang làm việc toàn thời gian cho một công ty ở Chicago và dành thời gian rảnh để xây dựng mô hình kinh doanh của riêng mình.
Jade Walters, 23 tuổi, làm việc cho một công ty ở Chicago
Cô ấy cho biết: "Mục tiêu năm trước khác với hoàn cảnh hiện tại của tôi. Tôi có thể lên kế hoạch, nhưng những kế hoạch lại không theo những gì tôi mong muốn, vì vậy tôi chỉ tập trung vào hiện tại".
Walters cho biết thêm, với thị trường việc làm nhiều biến động, những bạn trẻ nên tập trung vào mục tiêu ngắn hạn, "tận hưởng cuộc sống ở độ tuổi 20" và thực hiện hành trình khám phá bản thân.
Sống cho hiện tại
Tác động do đại dịch đã ảnh hưởng sâu sắc đến nếp sống và tư duy mỗi người. Họ hiểu được sự bất ổn của thế giới và dù bạn có xuất sắc đến đâu thì không gì có thể đảm bảo bạn giữ được công việc của mình.
Case cho biết: "Bị cuốn vào nền kinh tế thị trường hỗn loạn, nhiều người vừa lo lắng cho cuộc sống của họ trong tương lai nhưng đồng thời lại muốn tận hưởng hiện tại. Tôi đã chứng kiến những lần sinh ly tử biệt trong đại dịch Covid và rồi ngộ ra một điều rằng cuộc đời là vô thường. Vì vậy, trong chuyến hành trình của cuộc đời mình, hãy quý trọng và tận dụng những giây phút hiện tại".
Một số lời khuyên cho Gen Z trước khi bước vào ngưỡng cửa cuộc đời
Không ngừng học hỏi: Cần phải liên tục học hỏi, làm mới bản thân để tránh bị đào thải. Hãy tìm kiếm các cơ hội nâng cao khả năng làm việc và kỹ năng chuyên môn.
Phát triển kỹ năng mềm: Chỉ 15% thành công trong công việc đến từ trình độ chuyên môn, còn lại là kỹ năng mềm. Chúng bao gồm các kỹ năng như: giao tiếp, chăm sóc khách hàng, quản lý thời gian, tư duy phân tích, làm việc nhóm và làm việc độc lập...
Luôn giữ thái độ tích cực: Ngoài trình độ, thì thái độ cũng là một yếu tố khá quan trọng. Thái độ làm việc quyết định đến năng suất, chất lượng và hiệu quả công việc mà người đó tạo ra. Thái độ tích cực giúp công việc suôn sẻ hơn, dĩ nhiên kết quả đạt được đều thỏa mãn mọi người nên thăng tiến là chuyện một sớm một chiều. Có thể nói đây là một yếu tố quan trọng làm nên thành công.
Cãi nhau với chồng, tôi bỏ sang nhà anh trai, lúc về xem thứ chị dâu đưa mà tôi khóc lặng Công việc làm ăn của chồng thất bát, tôi can anh nên dừng lại vì vốn liếng cũng hết rồi nhưng anh không chịu. Bất lực, tôi ôm bụng bầu bỏ sang nhà anh trai. Tôi và Kiên yêu nhau suốt 3 năm chung giảng đường trong trường đại học. Bạn bè đều nghĩ cặp đôi trai tài, gái sắc chúng tôi sẽ...