Giấc mơ Mỹ dang dở của hai nữ sinh Trung Quốc
Vụ tai nạn máy bay hồi tuần trước đã trở thành dấu chấm hết cho giấc mơ Mỹ của hai thiếu niên Trung Quốc, những người đều là con một của các gia đình giàu có.
Hiện trường chiếc Boeing 777 tại sân bay quốc tế San Francisco hồi tuần trước. Ảnh: Reuters
Hai nạn nhân 16 tuổi được xác định là Ye Mengyuan và Wang Linjia, đến từ quận Giang Sơn, Chiết Giang, và dự định sẽ cùng hơn 30 học sinh khách tham gia trại hè ở Trường West Valley Christian, ngoại ô Los Angeles.
Để được hưởng thụ một mùa hè đặc biệt như vậy, các thiếu niên đến từ tỉnh Chiết Giang phải quá cảnh ở Seoul, Hàn Quốc, trước khi hạ cánh xuống Sân bay Quốc tế San Francisco. Mọi chuyện có thể đã diễn ra êm đẹp như thế nếu chiếc máy bay chở các em không lao khỏi đường băng, trượt dài và bốc cháy. Hai trong số các học sinh đã tử nạn, trong khi các bạn cùng lớp hoảng loạn chạy trốn khỏi hiện trường vụ tai nạn.
Một số thành viên của nhà thờ, những người sẽ hỗ trợ các em trong thời gian diễn ra trại hè, đã rất bất ngờ và đau đớn trước sự ra đi của Ye Mengyuan và Wang Linjia, ông Derek Swales, quản lý nhà trường, cho biết. Swales cũng cho hay, ông tin rằng các học sinh ở Chiết Giang hiện có thể trở về Trung Quốc thay vì đến Trường West Valley Christian, và nói thêm rằng nhà thờ sẽ tổ chức một buổi cầu nguyện cho các nạn nhân vào tối thứ 5 tới.
Các học sinh khác hiện vẫn ở San Francisco, nơi Lãnh sự quán Trung Quốc đang phối hợp với nhà trường để giúp các em sớm được về nước, theo lời Wang Chuan, phát ngôn viên của Lãnh sự. Ông cho biết Lãnh sự quán cũng đang sắp xếp để giúp gia đình các nạn nhân bay tới San Francisco.
Ở Trung Quốc, truyền thông địa phương đưa tin rằng các bậc phụ huynh đang tập trung ở trường để chờ đợi tin tức của con cái họ.
Giấc mơ Mỹ dang dở
Hai nữ sinh thiệt mạng nằm trong số hàng nghìn trẻ em Trung Quốc, xuất thân từ những gia đình giàu có, được cha mẹ gửi tới Mỹ mỗi mùa hè, tham gia các lớp học ngôn ngữ và văn hóa phương Tây. Rất nhiều người trong số các em được tham gia trại hè của những trường đại học thuộc hệ thống Ivy League, bơi lội, ăn đồ nướng và luyện tập tiếng Anh.
Trong ba tuần, những thiếu niên Trung Quốc này lẽ ra sẽ được chiêm ngưỡng cường quốc hàng đầu thế giới qua ánh mặt trời rực rỡ ở trại hè miền nam California, được học tập về văn hóa Mỹ cùng những thuật ngữ tiếng Anh vào buổi sáng, thăm những công viên địa phương vào buổi chiều và tham quan đại học Stanford và trại Google vào cuối tuần.
Video đang HOT
Hai cô bé tuổi thiếu niên Ye Mengyuan và Wang Linji thiệt mạng trong chuyến bay tới Mỹ. Ảnh: AP.
“Hai cô bé đáng lẽ đã có một chuyến đi dễ dàng”, Steve Haines, người điều hành Horizons USA, một trại hè cho học sinh quốc tế gần Philadelphia, nói.
Các sinh viên Trung Quốc đang dần khẳng định vị thế của họ trong các trường đại học Mỹ. Thậm chí điều này còn diễn ra ở những trường trung học, với gần 200.000 em trong năm học 2011-2012. Các bậc phụ huynh Trung Quốc thường có xu hướng gửi con mình tới những trại hè ở Mỹ, nơi được rất nhiều người trong số họ coi như một sự chuẩn bị hoàn hảo cho việc học đại học, hoặc thậm chí là trung học ở Mỹ.
Nhiều chuyên gia đang hoạt động trong lĩnh vực này cho rằng, “trại hè” đang dần trở thành một từ khóa rất được quan tâm, nhờ vào sự đi lên của kinh tế Trung Quốc và tâm lý “sính Mỹ” của các bậc phụ huynh.
Một suất tham dự trại hè tại những ngôi trường uy tín có thể lấy đi của các bậc phụ huynh tối đa 12.000 USD, mặc dù mức giá từ 2.000 tới 7.000 USD dường như phổ biến hơn. Nhiều người thậm chí sẵn sàng trả một số tiền cao ngất cho những nhà môi giới để giúp con cái họ có được một chỗ trong những trại hè quốc tế ở Mỹ.
“Phần lớn các em đều nghĩ tới chuyện được học đại học ở đây”, David Lin, giám đốc Hiệp hội Văn hóa Trung Quốc, tổ chức có trại hè ở San Bernardino, California, nói. “Nhưng cha mẹ các em cũng mong con cái họ có cơ hội được trải nghiệm cuộc sống Mỹ”.
Trại hè thường niên của ông Lin thường kéo dài hai tuần, với sự tham gia của 500 học sinh Trung Quốc. Phần lớn các em đều được sinh ra trong những gia đình khá giả, có cha mẹ là thương gia bất động sản, kỹ sư và bác sĩ. Trong thời gian tham gia những lớp học Anh ngữ và thể thao ở trại hè, các em còn được khám phá văn hóa địa phương và tới thăm Washington, Disneyland, cũng như các trường đại học hàng đầu nước Mỹ như Harvard, Yale hay M.I.T.
Một số trại hè còn tổ chức cả lớp học dự bị SAT để giúp con đường vào những trường trung học và đại học của các em thêm dễ dàng. Những trại hè khác cung cấp các khóa học đặc biệt về khoa học, báo chí hoặc văn hóa Mỹ. Trường West Valley Christian, nơi nhóm các học sinh từ Chiết Giang dự định sẽ bắt đầu trại hè từ ngày 8/7, được một nhóm người Hàn Quốc tổ chức suốt 12 năm qua.
Trường Cấp hai Giang Sơn, nơi hai cô bé xấu số đang theo học, nổi tiếng sở hữu nhiều học sinh giỏi. Rất nhiều người trong số các em đang theo học tại các trường đại học hàng đầu Trung Quốc và Mỹ, bao gồm Havard và Yale. Theo truyền thông địa phương, ngôi trường này từng nhiều lần tổ chức các trại hè tương tự, và mỗi học sinh phải trả khoảng 5.000 USD để có được cơ hội này.
“Các em rất nỗ lực học tập tiếng Anh và văn hóa Mỹ”, ông Swales nói. “Bọn trẻ muốn nói tiếng Anh thật chuẩn và hiểu ý nghĩa của tất cả các thành ngữ”.
Ông cho biết, động lực của tất cả học sinh đều rất đơn giản: để có một hồ sơ đẹp trong đợt tuyển sinh đại học ở Mỹ. “Lý do số một là để chuẩn bị cho cuộc sống sinh viên”, ông nói. “Cha mẹ các em sẵn sàng chi rất nhiều tiền để biến mong muốn của con cái họ thành sự thật”.
Bởi chính sách một con của Trung Quốc, nên cả Ye Mengyuan và Wang Linjia đều là con một, cũng giống như hầu hết những người bạn đồng trang lứa. Gia đình Ye nói Mengyuan, tên của con gái họ, trong tiếng Trung có nghĩa là “giấc mơ có thật”.
Theo VNE
Giấc mơ dang dở của bạn nghi phạm đánh bom Boston
Tới Mỹ du học là giấc mơ trở thành hiện thực của hai chàng trai Kazakhstan, nhưng họ sớm phải giã từ giấc mơ khi bị bắt với cáo trạng cản trở cuộc tìm kiếm nghi phạm đánh bom ở Boston.
Từ trái sang: Azamat Tazhayakov và Dias Kadyrbayev cùng nghi phạm đánh bom Boston Dzhokhar Tsarnaev tại Quảng trường Thời đại ở New York. Ảnh: VK.com
Azamat Tazhayakov được hưởng nền giáo dục tốt, theo học trường học ưu tú tại thủ đô Astana. Kadyrbayev học tại một ngôi trường bình thường ở trung tâm kinh tế Almaty nhưng lại giúp cho cậu có cơ hội đến học ở Mỹ.
Mặc dù Kadyrbayev viết rằng đạo Hồi là tôn giáo của mình trên trang cá nhân nhưng không hề có dấu hiệu gì cho thấy một ngày nào đó cậu sẽ bị nghi ngờ là kẻ tiếp tay cho nghi phạm đánh bom, bị nghi ngờ là phần tử Hồi giáo cực đoan.
"Cậu ấy học ở đây một năm. Cậu ấy không có thành tích gì nổi bật", Yuri Dovgal, hiệu phó trường chuyên về toán và vật lý ở Almaty mà Kadyrbayev theo học cho biết. Khi được hỏi về khuynh hướng tôn giáo của Kadyrbayev, ông nói: "Không có gì đặc biệt. Cậu ấy chỉ thường hay đến muộn".
Tazhayakov và Kadyrbayev, đều 19 tuổi, bị buộc tội âm mưu cản trở điều tra bằng cách giấu chiếc ba lô và ống pháo hoa mà họ tìm thấy ở trong phòng ký túc xá của Tsarnaev. Nếu bị kết tội, mỗi chàng trai có thể phải nhận án 5 năm tù.
Dường như không có gì bất thường về hai thanh niên đến từ những thành phố khác nhau của Kazakhstan, đất nước của thảo nguyên, sa mạc, núi non, có diện tích lớn gấp 5 lần nước Pháp và có trữ lượng dầu mỏ chiếm 3% của toàn thế giới. Kazakhstan do Tổng thống Nursultan Nazarbayev đứng đầu. Ông cầm quyền từ sau khi Liên Xô sụp đổ năm 1991 và được cho là có cách điều hành hà khắc.
"Chúng tôi đã bị sốc. Mọi người biết con trai tôi. Nó không bao giờ chống lại ai", Amir Ismagoulov, bố của Tazhayakov nói trên một kênh truyền hình địa phương. "Nó không bao giờ liên lạc với bất kỳ đảng phái nào. Nó không hề đến nhà thờ Hồi giáo trừ khi chúng tôi cùng đi hoặc có một lý do nào khác. Khi đến Mỹ, nó chưa từng đến nhà thờ Hồi giáo nào".
Cuộc phỏng vấn được thực hiện một tuần trước khi con trai ông bị bắt vì liên quan đến vụ đánh bom. Ông Ismagoulov nói rằng con trai mình cùng Kadyrbayev bị mời đi thẩm vấn vì bị nghi ngờ vi phạm điều khoản về visa vào Mỹ do bỏ học nhiều.
Bố của Kadyrbayev cũng bảo vệ con mình trong lần trả lời phỏng vấn của đài truyền hình địa phương hồi tuần trước.
"Nó đã vượt qua kỳ thi mùa hè vừa rồi và nhận được thư mời trực tiếp từ trường đại học, mọi người đều rất hạnh phúc", Murat Kadyrbayev nói sau khi con trai ông bị thẩm vấn vì vụ đánh bom. "Chỉ vì con trai tôi là bạn của Tsarnaev trong ký túc xá mà bị nghi ngờ. Nhưng chúng đã được thả sau 12 giờ vì chúng chẳng liên quan gì đến vụ việc".
Cả Kadyrbayev và Tazhayakov đều biết Tsarnaev là người gốc Chechnya sống ở vùng Bắc Caucasus của Nga và hai chàng trai có ảnh chụp chung với Tsarnaev trên mạng xã hội tiếng Nga VKontakte. Kadyrbayev viết rằng mình theo đạo Hồi và mục tiêu trong cuộc sống là "hoàn thiện thế giới".
Yêu xe hơi và âm nhạc
Những bức ảnh và video trên mạng xã hội cho thấy tình yêu với những chiếc xe BMW. Bố của Kadyrbayev nói hai sinh viên tự mua một chiếc và bác bỏ ý kiến cho rằng đó là xe ăn cắp. Hai chàng trai này cũng có bức ảnh chụp chung với Tsarnaev ở Quảng trường Thời đại ở New York.
Tài khoản của Tazhayakov trên VKontakte cũng cho thấy cậu là người yêu bóng đá và nhạc pop Mỹ và đăng tải lại bài hát của nhóm Green Day. Không có dấu hiệu gì thể hiện chàng trai có niềm tin thánh chiến. Cha mẹ của Tazhayakov ly dị khi cậu còn nhỏ. Sinh ra ở Atyrau, được coi là thủ đô dầu mỏ của Kazakhstan, Tazhayakov theo học trường tư Miras ở Astana.
Bạn bè và người thân mô tả Kadyrbayev là một người hòa đồng và luôn sẵn sàng giúp đỡ những người xung quanh. Bố của Kadyrbayev nói cậu rất thích nghe nhạc và sáng tác bài hát. Tuy nhiên, cậu từng bị nhà trường đuổi học vì thành tích không tốt.
"Con tôi vào trường năm 2008 như tất cả mọi người qua kỳ thi gồm các môn toán, vật lý và logic. Nó đạt đủ điểm và được nhận. Nhưng đến cuối năm lớp 9, năm 2009, nó bị đuổi học vì chỉ có điểm tốt ở những môn học chính như đại số, hình học và vật lý", ông Dovgal nói với Reuters. Hiện không rõ Kadyrbayev có tốt nghiệp phổ thông trước khi đi Mỹ hay không.
Bộ Ngoại giao Kazakhstan hôm qua ra thông cáo lên án mọi hình thức khủng bố và cho biết đang hợp tác với phía Mỹ vì vụ đánh bom. Nhiều người ở Kazakhstan cũng theo dõi sát sao các diễn biến của vụ việc.
"Điều này không có nghĩa là họ có liên quan. Cũng có thể họ không hề biết anh em nhà Tsarnaev là khủng bố. Bạn bè là bạn bè, bạn bè cũng có thể khác nhau. Anh cũng có thể chẳng biết bạn anh từng làm gì trong quá khứ", Timur, một sinh viên Kazakhstan nói.
Meruert, một người dân khác ở Almaty, nói: "Bạn biết đấy, tôi nghĩ rằng họ vô tội, tôi không nghĩ rằng họ có liên quan. Họ chỉ xuất hiện sai thời gian, địa điểm và sai lầm khi kết bạn mà thôi".
Theo VNE
Thế hệ khủng bố mới lớn lên trong nước Mỹ? Một tuần sau vụ đánh bom kép ở giải marathon Boston, nhiều người Mỹ cảm thấy khó tin trước sự thật anh em nhà Tsarnaev không liên quan tới nhóm khủng bố nào cả, mà trước đó vẫn sống đàng hoàng, công khai như bao người dân bình thường khác. Người Mỹ trước vẫn nghĩ rằng những kẻ khủng bố phải sống chui...