Giấc mơ làm giàu từ chứng khoán vụt tắt, F0 gánh thua lỗ và nợ nần
140.054 tài khoản mở mới trong tháng 6 cho thấy nhà đầu tư mang nhiều kỳ vọng vào chứng khoán. Tuy nhiên, liên tục những phiên bán tháo đã cuốn phăng hàng tỷ USD, nhiều người thua lỗ nặng nề.
Chứng khoán giảm sâu kỷ lục, cơn ác mộng khi… vay tiền đầu tư
Thêm một phiên bán tháo diễn ra trong ngày 12/7 nhấn thị trường chứng khoán trong “biển lửa”. VN-Index có lúc mất tới 73 điểm trước khi có cú hồi nhẹ. Tuy nhiên, đó chưa phải là diễn biến tệ nhất.
Đầu phiên chiều, áp lực bán giải chấp vẫn rất mạnh. Cổ phiếu bị margin call kèm theo hiệu ứng bán tháo của nhà đầu tư nhỏ lẻ khiến VN-Index có phiên giảm mạnh nhất lịch sử (theo mức giảm tuyệt đối) của thị trường kể từ khi thành lập đến nay, mất 76 điểm.
Chứng khoán lao dốc nửa đầu tháng 7 khiến nhiều nhà đầu tư lao đao (Ảnh minh họa: IT).
Sau khi lùi về vùng 1.271 điểm vào lúc 14h, dòng tiền bắt đáy gia nhập thị trường đã giúp VN-Index thu hẹp biên độ giảm. Chỉ số chính đóng cửa tại 1.296,3 điểm, ghi nhận mất 50,84 điểm tương ứng 3,77%.
Nhiều nhà đầu tư cho biết, do “kẹp hàng” nên toàn bộ lợi nhuận tích lũy được kể từ đầu năm đã “đổ sông đổ biển”. Mặc dù có những phiên điều chỉnh mạnh trong tuần trước, song nhiều nhà đầu tư vẫn “gồng” lỗ do cho rằng thị trường sẽ sớm hồi phục, không tính đến trường hợp VN-Index sẽ lùi sâu dưới ngưỡng 1.300 điểm.
Với mức thua lỗ hai con số, nhiều nhà đầu tư sử dụng margin lớn đã bị các công ty chứng khoán buộc bán giải chấp khi nhà đầu tư cạn nguồn tài chính, không còn tiền mặt để nộp thêm vào tài khoản. Theo đó, lỗ lại chồng lên lỗ.
Rất nhiều dòng trạng thái chia sẻ trên các diễn đàn đầu tư cho biết “đã mất hết”. Nhẹ hơn là quyết tâm “làm cổ đông dài hạn” dù chỉ có mục đích “lướt sóng”, hoặc là trải nghiệm “lên bằng thang bộ, xuống bằng thang máy” phải chịu sốc tâm lý ra sao.
Video đang HOT
Tiền vào thị trường “cạn kiệt”, VN-Index lay lắt sau sóng gió
Phiên giao dịch sáng ngày 13/7, VN-Index tạm dừng chân tại 1.291,61 điểm, ghi nhận sụt giảm 4,69 điểm, tương ứng 0,36%. VN30-Index giảm 7,99 điểm tương ứng 0,55% còn 1.435,11 điểm. Ngược lại, HNX-Index vẫn đạt trạng thái tăng 2,04 điểm tương ứng 0,7% lên 295,02 điểm. UPCoM-Index tăng 0,95 điểm tương ứng 1,13% lên 84,84 điểm.
Như vậy, nhà đầu tư có thể tạm yên tâm vì đà bán tháo đã không còn tiếp diễn. Thị trường cầm cự quanh vùng tham chiếu, tài khoản nhiều nhà đầu tư đã bớt thiệt hại. Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất của thời điểm này là thanh khoản cạn kiệt .
Tổng giá trị giao dịch trên HSX toàn phiên buổi sáng chỉ mới dừng ở 8.733,69 tỷ đồng. Khối lượng giao dịch 296,41 triệu đơn vị. Những con số rất khiêm tốn so với giai đoạn trước khi mà thanh khoản thường duy trì trên mức 15.000 tỷ đồng, thậm chí là đạt trên 20.000 tỷ đồng. Tổng khối lượng giao dịch trên HNX là 61,56 triệu cổ phiếu tương ứng 1.298,68 tỷ đồng và trên UPCoM là 26,93 triệu cổ phiếu tương ứng 425,92 tỷ đồng.
Sự “mất hút” của thanh khoản phản ánh rõ tâm lý phòng thủ của những nhà đầu tư giữ vị thế tiền mặt. Dòng tiền lớn vẫn chưa sẵn sàng nhập cuộc, trong khi đó, vẫn có nhiều người ôm cổ phiếu, canh nhịp hồi phục nhằm hạ tỷ trọng.
“Tay to” hành động ra sao khi chứng khoán bị bán tháo mạnh nhất lịch sử?
Trong phiên giao dịch 12/7, thị trường chứng khoán Việt Nam chứng kiến pha giảm điểm mạnh nhất trong lịch sử thành lập (tính theo giá trị tuyệt đối của chỉ số), có lúc mất 76 điểm.
Áp lực bán tại phiên khá chủ động do diễn ra từ đầu phiên chứ không phải chờ đến đợt khớp lệnh ATC mới biến động mạnh.
Tuy nhiên, có một thống kê rất đáng chú ý là khi áp lực bán tháo diễn ra khiến hầu hết cổ phiếu trên thị trường đều giảm giá thì khối nhà đầu tư nước ngoài và khối tự doanh các công ty chứng khoán lại tiến hành giải ngân rất mạnh.
Cụ thể, trong phiên này, khối ngoại mua vào tổng cộng 2.546,37 tỷ đồng và bán ra 1.179,19 tỷ đồng, tương ứng với giá trị mua ròng trên toàn thị trường là 1.367,18 tỷ đồng.
Phía tự doanh các công ty chứng khoán cũng mua ròng 563,31 tỷ đồng. Trong đó, những đơn vị này chi tổng cộng 1.283,68 tỷ đồng để mua cổ phiếu và bán ra cổ phiếu để thu về 720,37 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, nhà đầu tư tổ chức trong nước (không bao gồm tự doanh) cũng mua ròng 656 tỷ đồng sau 2 phiên bán ròng liên tiếp trước đó.
Vậy, bên bán là ai?
Thống kê cho thấy, trong phiên lao dốc 12/7, nhóm nhà đầu tư cá nhân trong nước đã bán ròng 2.611 tỷ đồng, trong đó bán khớp lệnh là 2.585 tỷ đồng.
Thị trường “bốc hơi” gần 500.000 tỷ đồng, vừa mới đầu tư đã choáng váng vì thua lỗ
So thời điểm đóng cửa phiên giao dịch 13/7 với phiên 2/7 thì VN-Index đã giảm tổng cộng 122,73 điểm . Có thời điểm chỉ số này lùi về 1.271 điểm, tương ứng với mức giảm gần 150 điểm.
Vốn hóa thị trường sàn HSX trong khoảng thời gian này cũng “bốc hơi” tới 459.677 tỷ đồng. Thị trường giảm mạnh sau khi hệ thống mới của HSX đưa vào vận hành.
Hiện tượng nghẽn lệnh về cơ bản đã được khắc phục. Tuy nhiên, sóng gió của áp lực bán lại mang đến trải nghiệm rất tồi tệ cho nhà đầu tư, nhất là những nhà đầu tư mới gia nhập thị trường (F0).
Theo số liệu của Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD), trong tháng 6 vừa qua, có tới 140.054 tài khoản mở mới của nhà đầu tư cá nhân, ngưỡng cao kỷ lục. Tính chung 6 tháng đầu năm nay, nhà đầu tư cá nhân trong nước mở mới 619.911 tài khoản, tăng 58% so với số lượng của cả năm 2020.
Nói cách khác, những nhà đầu tư vừa mới gia nhập thị trường (hoặc có ý định gia nhập) đã chứng kiến đợt giảm cực mạnh, trong số đó, không ít người “đu đỉnh” và bị thiệt hại rất nặng.
Tận dụng sóng tăng, lãnh đạo Biwase (BWE) đăng ký bán cổ phiếu
Lãnh đạo CTCP Nước - Môi trường Bình Dương (Biwase, mã chứng khoán BWE - sàn HOSE) đăng ký bán cổ phiếu.
Theo đó, ông Ngô Văn Lui, Phó tổng giám đốc Biwase đăng ký bán 100.000 cổ phiếu BWE, nếu giao dịch thành công, ông Lui chỉ còn sở hữu 7.700 cổ phiếu, giao dịch dự kiến thực hiện từ 14/12/2020 đến 12/01/2021.
Trước đó, ông Tạ Trọng Huấn, anh ông Tạ Trọng Hiệp, Thành viên HĐQT đăng ký bán 500.000 cổ phiếu BWE, giao dịch dự kiến thực hiện từ 08/12/2020 đến 06/01/2020.
Giai đoạn qua, cổ phiếu BWE tăng nóng. Nếu như đầu tháng 11/2020 cổ phiếu BWE chỉ giao dịch vùng 24.200 đồng/cổ phiếu thì đến 09/12 đã là 31.500 đồng/cổ phiếu, tức tăng hơn 30% trong thời gian ngắn. Hiện tại, cổ phiếu BWE đang giao dịch vùng đỉnh kể từ thời điểm niêm yết 20/07/2017.
Theo Báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2020, 9 tháng đầu năm, Biwase ghi nhận doanh thu gần 2.166 tỷ đồng, tăng 21,89% so với cùng kỳ năm ngoái; lợi nhuận sau thuế xấp xỉ 389 tỷ đồng, tăng trưởng 23,89%.
Tính đến cuối tháng 9/2020, tiền và tương đương tiền của Công ty 193 tỷ đồng, tăng 119 tỷ đồng so với đầu năm, trong đó có 45 tỷ đồng tiền gửi kỳ hạn dưới 3 tháng, còn lại là tiền mặt, tiền đang chuyển và tiền gửi không kỳ hạn. Ngoài ra , Công ty còn khoản tiền gửi kỳ hạn 4 - 13 tháng là 136,6 tỷ đồng, giảm hơn 117 tỷ đồng so với đầu năm.
Tổng nợ phải trả 1.790 tỷ đồng, tăng 332 tỷ đồng so với đầu năm 2020, trong đó dư vay nợ thuê tài chính ngắn hạn 1.253 tỷ đồng (tăng 383 tỷ đồng) và dư vay nợ thuê tài chính dài hạn 2.158 tỷ đồng (tăng 370 tỷ đồng).
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối đến 30/9/2020 của BWE còn gần 449 tỷ đồng, ngoài ra Công ty còn hơn 440 tỷ đồng Quỹ đầu tư phát triển.
Xây dựng Hòa Bình (HBC) trả cổ tức bằng tiền cho cổ đông Công ty cổ phần Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (Mã chứng khoán: HBC - sàn HOSE) thông báo trả cổ tức năm 2019. Theo đó, doanh nghiệp dự kiến trả cổ tức năm 2019 bằng tiền với tỷ lệ 3%, cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu sẽ nhận 300 đồng. Với 230,9 triệu cổ phiếu đang lưu hành, ước tính doanh...