Giác mạc người đã khuất được lấy như thế nào?
Giác mạc chỉ được lấy từ người đã khuất trong vòng 6 tiếng. Người được ghép không phải trả tiền giác mạc.
Giác mạc của người đã khuất có thể đem lại ánh sáng cho ít nhất 2 bệnh nhân. Song không phải ai cũng hiểu về việc làm ý nghĩa này.
Mô duy nhất có thể hiến tại nhà
Ông Nguyễn Hữu Hoàng, Giám đốc Ngân hàng Mắt, Bệnh viện Mắt Trung ương, cho hay người chết có thể hiến nhiều mô như giác mạc, gân, xương, da… Trong đó, giác mạc là bộ phận duy nhất có thể lấy tại nhà, không bắt buộc ở viện như các mô khác.
“Những trường hợp bị HIV, viêm gan B, C, ung thư tại mắt, chó dại và bò điên cắn, không thể hiến. Ngoại trừ những trường hợp này, bất kỳ ai cũng có thể hiến giác mạc khi qua đời, không phân biệt tuổi tác, giới tính, nhóm máu”, ông Hoàng nói.
Những người thị lực kém, mang tật khúc xạ, từng phẫu thuật về mắt hay kể cả những người mắc ung thư, đái tháo đường…, vẫn có thể hiến tặng bộ phận này. Đặc biệt, người được ghép giác mạc khi qua đời cũng có thể tặng lại mô này cho người khác.
Hiện pháp luật Việt Nam chỉ cho phép người chết hiến giác mạc. Mô này không được phép lấy từ người còn sống để ghép cho bệnh nhân, kể cả là người thân.
Bác sĩ Nguyễn Hữu Hoàng lấy giác mạc của từ người chết hiến tặng. Ảnh: BSCC.
Video đang HOT
Chỉ lấy một lớp màng mỏng
Theo ông Hoàng, nhiều người vẫn hiểu sai về việc hiến giác mạc. Họ cho rằng kỹ thuật viên sẽ móc cả 2 mắt của người đã khuất.
Giác mạc là màng mỏng trong suốt, che chắn trước nhãn cầu (tương đương với phần lòng đen của con mắt), cho phép ánh sáng, hình ảnh đi qua để hội tụ trên đáy mắt và từ đó truyền lên não bộ.
Khi hiến giác mạc, các kỹ thuật viên chỉ bóc tách lớp màng mỏng. Nhìn bên ngoài, mắt của người hiến gần như bình thường. Kỹ thuật bóc tách giác mạc cũng không gây ra máu. Sau đó, kỹ thuật viên sẽ đậy lại mi mắt cho người hiến kín như đang ngủ.
Việc hiến và thu nhận giác mạc được tiến hành trong vòng 25 phút. Điều này không ảnh hưởng đến hình dạng đôi mắt người hiến cũng như việc tổ chức tang lễ cho người quá cố. Giác mạc được lấy trong vòng 6 tiếng sau khi người hiến tặng mất.
Giác mạc sau khi thu nhận được bảo quản tại Ngân hàng Mắt và các bác sĩ Bệnh viện Mắt Trung ương sẽ phẫu thuật ghép cho người mù do bệnh lý giác mạc. Một người hiến giác mạc có thể mang lại ánh sáng cho tối thiểu 2 bệnh nhân.
Ông Hoàng cho biết bệnh lý về giác mạc khá phổ biến tại Việt Nam. Người mắc các bệnh lý như viêm loét giác mạc, loạn dưỡng di truyền, tai nạn chấn thương trong sinh hoạt tạo sẹo… nếu được ghép giác mạc sẽ phục hồi thị lực, trở lại sinh hoạt bình thường. Ngược lại, nếu không có giác mạc thay thế, họ có nguy cơ mất thị lực vĩnh viễn.
Theo ước tính, Việt Nam có trên 30.000 người mù do bệnh lý giác mạc. Những bệnh nhân này cần được thực hiện phẫu thuật ghép giác mạc để tìm lại ánh sáng. Chỉ tính riêng tại Bệnh viện Mắt Trung ương, khoảng 700-900 người đang chờ ghép giác mạc.
“Giác mạc không được phép bán và mua. Người bệnh được ghép giác mạc từ người hiến đã mất. Họ không phải trả chi phí giác mạc. Mỗi ca ghép chi phí chỉ dưới 20 triệu đồng”, ông Hoàng cho hay.
2 lần được ghép giác mạc, lần đầu ở Mỹ, lần sau ở Việt Nam
Cách nay 18 năm, bà O. lặn lội qua tận Mỹ để ghép giác mạc bị sẹo hóa, qua thời gian mắt bà mờ dần và chưa từng nghĩ tới sẽ được ghép giác mạc lần 2 ngay trên quê nhà.
Ngày 18-8, 5 ngày sau ca mổ ghép giác mạc tại Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM), khi bác sĩ tháo băng thăm khám, bà NTNO (64 tuổi, ngụ tại TP.HCM) cảm nhận mắt mình đã nhìn được lờ mờ. Trước kia, trước mắt bà bao giờ cũng là một tấm kính mờ đục.
Không ngờ được ghép giác mạc lần 2
Bà O. là một trong hai người được BV Chợ Rẫy thực hiện ca ghép giác mạc từ người cho chết não vào ngày 13-8 vừa qua.
Ngồi trên giường bệnh, bà O. chia sẻ đây là lần thứ 2 trong đời bà được ghép giác mạc. Cách đây 20 năm, bà bị viêm giác mạc do nhiễm virus herpes khiến mắt bị sẹo và xơ hóa. Thời điểm này, khái niệm ghép tạng ở Việt Nam còn khá mới mẻ và chưa có ca ghép giác mạc nào được thực hiện ở Việt Nam.
Tìm hiểu thông tin, bà được biết ở Mỹ có chương trình phẫu thuật ghép giác mạc miễn phí từ người cho chết não nên lặn lội qua Mỹ để thử nghiệm tiến bộ của nền y học. 18 năm sau kể từ sau khi ghép, mắt bà dần mờ.
Mắt bà O. đang hồi phục tốt sau khi được ghép giác mạc lần 2 tại Việt Nam. Ảnh: HL
Vào ngày 13-8 vừa qua, bà nhận được thông tin có nguồn giác mạc từ người cho chết não phù hợp. Sau những giây phút lưỡng lự, bà quyết định nhận cơ hội đến lần thứ 2 trong đời.
"Đây không phải là lần ghép đầu tiên của tôi, lần đầu tôi đã được ghép ở bên Mỹ nên cảm xúc khác lắm. Ngân hàng mắt ở bên Mỹ lưu trữ giác mạc rất nhiều nên họ ghép cho người bệnh rất dễ dàng còn ở Việt Nam không đơn giản có được một cái giác mạc để ghép cho mình" - bà O. bày tỏ sự trân trọng khi nhận được giác mạc từ một người xa lạ.
Bà O. tâm sự vui mừng khi hiện nay việc hiến tạng đang dần phổ biến ở Việt Nam. Nhiều người bệnh tiếp cận nền tiến bộ của y học ngay trong nước mà không cần phải ra nước ngoài chữa trị.
Ngoài một giác mạc được ghép cho bà O., giác mạc còn lại được ghép cho bà TKL (52 tuổi, quê Bạc Liêu). Bà L. bị sẹo giác mạc cách đây vài năm, gây nhiều bất tiện cho công việc buôn bán.
Di nguyện của người hiến giác mạc
BS Ngô Văn Hồng, Trưởng khoa Mắt BV Chợ Rẫy, cho biết tính hai ca ghép giác mạc được thực hiện vào ngày 13-8 vừa qua, BV đã thực hiện được 18 ca ghép giác mạc từ người cho chết não. Ca đầu tiên được ghép giác mạc cách đây 6 năm vẫn còn ổn định.
Người được ghép giác mạc có cơ may phục hồi thị lực sau mổ lên đến 7/10. Các trường hợp được chỉ định ghép giác mạc phổ biến là viêm loét giác mạc gây sẹo giác mạc. Ghép giác mạc thuận lợi vì chống chỉ định ít nhưng người cho giác mạc ở Việt Nam còn hạn chế, không dồi dào như ở nước ngoài nên cơ hội được mổ sớm, phục hồi thị lực của bệnh nhân còn ít.
Bà L. được nhận giác mạc cùng thời điểm với bà O. từ người cho chết não hiến tặng. Ảnh: HL
Tiếp nhận thông tin về người hiến giác mạc cho hai bệnh nhân, BS Dư Thị Ngọc Thu, Trưởng Đơn vị điều phối ghép các bộ phận cơ thể người BV Chợ Rẫy, cho biết vào sáng 12-8, đơn vị nhận được thông tin từ Trung tâm Điều phối hiến tạng quốc gia có người đàn ông (64 tuổi, ngụ ở Bình Dương) tình nguyện hiến tất cả các bộ phận cơ thể. Bệnh nhân bị té do tai nạn lao động đang điều trị ở Bệnh viện Quân y 175.
Các bác sĩ đã chuyển bệnh nhân qua BV Chợ Rẫy để tiếp tục hồi sức, đồng thời đánh giá tình trạng và chức năng mô tạng có đủ điều kiện để hiến tạng hay không. Sau khi xem xét, bệnh nhân có thể hiến được hai giác mạc, không hiến được tim, thận do có bệnh lý nền và cao tuổi.
"Nhiều trường hợp, chúng tôi phải thuyết phục gia đình hiến tạng người thân sau khi mất. Với trường hợp này, chúng tôi không cần phải thuyết phục gì cả. Tất cả đã nằm trong dự kiến của gia đình. Với tình yêu thương, tất cả đều muốn làm tròn ước nguyện của người hiến. Người thân bị tai nạn đột ngột, chắc hẳn là ai nấy đều sốc nhưng họ vẫn bình tĩnh làm các thủ tục..." - BS Thu nhớ lại.
BS Thu cho biết thời gian vừa qua, số người đăng ký hiến tạng tại Đơn vị điều phối ghép các bộ phận cơ thể người BV Chợ Rẫy ngày càng nhiều. Đến hôm nay, đơn vị đã tiếp nhận 16.000 đơn đăng ký, chiếm 50% số đăng ký của cả nước. "Trung bình một ngày có thể có trên 30 người đăng ký hiến tạng, kiến thức của người dân về việc hiến tạng sau khi qua đời dần cởi mở hơn" - BS Thu vui mừng chia sẻ.
Những bệnh dễ mắc do phun xăm Trước đây, xăm liên quan đến tín ngưỡng, tập tục và lễ nghi. Nhiều bộ lạc cổ xưa đã xăm trên cơ thể mình trong những lễ hội, xăm cho những chiến binh của bộ lạc hoặc những tay săn bắn, người lặn xuống biển mò ngọc trai... Ngày nay, xăm thẩm mỹ rất phổ biến trong giới trẻ, họ có thể xăm...