Giặc lửa thiêu rụi hàng ngàn mét vuông vườn trái cây sát bên cụm công nghiệp
Vụ hỏa hoạn xảy ra buổi tối ở huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước đã thiêu rụi hàng ngàn mét vuông vườn cây ăn trái được bao bọc bằng bức tường xây kiên cố ngay sát cụm công nghiệp Hà Mỵ.
Hiện trường vụ hỏa hoạn – Ảnh: N.N.
Thông tin từ Phòng cảnh sát phòng cháy chữa cháy Công an tỉnh Bình Phước cho biết vụ hỏa hoạn xảy ra tối 28-2, tại ấp 4, xã Tân Lập, huyện Đồng Phú.
Thông tin ban đầu, khoảng 18h30 cùng ngày, một số người dân địa phương phát hiện lửa bốc lên dữ dội từ vườn trái cây được bao bọc bằng tường xây kiên cố ngay sát cụm công nghiệp Hà Mỵ nên gọi điện báo cảnh sát.
Video đang HOT
Ngay sau đó, hàng chục chiến sĩ cảnh sát phòng cháy chữa cháy Công an tỉnh Bình Phước cùng 2 xe chữa cháy chuyên dụng được điều đến hiện trường để dập lửa, ngăn cháy lan sang các khu vực lân cận.
Do vườn cây ăn trái được bao bọc bằng bức tường kiên cố cao hơn 3m trong khi chủ vườn không có mặt nên công tác tiếp cận hiện trường gặp nhiều khó khăn.
Các chiến sĩ cảnh sát phải dùng vòi xịt bao quanh vườn cây phía tiếp giáp cụm công nghiệp và thực hiện phương án bắc qua bờ tường để dập lửa.
Bức tường xây kiên cố bao quanh vườn trái cây – Ảnh: N.N.
Cảnh sát nỗ lực ngăn cháy lan sang các khu vực lân cận – Ảnh: N.N.
Sau gần 1 giờ nỗ lực, đám cháy đã được dập tắt hoàn toàn. Tuy nhiên, vụ hỏa hoạn đã thiêu rụi hàng ngàn mét vuông vườn trái cây gồm mít, sầu riêng, chôm chôm… Thiệt hại ước hàng trăm triệu đồng.
Hiện cảnh sát đang xác định chủ nhân vườn trái cây, điều tra nguyên nhân vụ cháy.
Bến Tre thúc đẩy các ngành công nghiệp chủ lực
Thời gian qua, tỉnh Bến Tre tập trung thu hút đầu tư và phát triển nhanh các ngành công nghiệp mũi nhọn, công nghiệp ưu tiên. Đến nay, tỉnh thu hút được 51 dự án đầu tư ngành công nghiệp mũi nhọn, ưu tiên, với tổng vốn hơn 2.130 tỷ đồng.
Giai đoạn 2016 - 2020, tỉnh phê duyệt quy hoạch tám khu công nghiệp và 12 cụm công nghiệp, với tổng diện tích đất công nghiệp 1.727 ha. Các khu công nghiệp Giao Long I, Giao Long II và An Hiệp đi vào hoạt động ổn định, với tổng diện tích 242 ha.
Nông dân xã Vũ An, huyện Kiến Xương (Thái Bình) thu hoạch khoai tây trồng theo mô hình sản xuất hàng hóa. Ảnh: Phạm Nguyễn Hồng Quang
Tỉnh đang tập trung đầu tư phát triển Khu công nghiệp Phú Thuận với diện tích 230 ha. Ngoài ra, toàn tỉnh có 10 cụm công nghiệp được thành lập, với tổng diện tích 347,3 ha; trong đó, có chín cụm công nghiệp đã quy hoạch chi tiết với tổng diện tích 337,3 ha, bốn cụm công nghiệp đã đầu tư và đi vào hoạt động. Các cụm công nghiệp có 22 dự án đăng ký đầu tư, với tổng vốn khoảng 4.882 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho khoảng 5.700 lao động.
Bến Tre đặt mục tiêu đẩy mạnh sản xuất công nghiệp theo hướng nâng cao hiệu quả, khả năng cạnh tranh, góp phần chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa và phát triển bền vững, phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đến năm 2025 đạt 75 nghìn tỷ đồng; giai đoạn 2021 - 2025, tăng trưởng bình quân 17,42%/năm. Để triển khai, tỉnh chỉ đạo hoàn thiện phương án phát triển cụm công nghiệp cho phù hợp với tình hình thực tế, tạo quỹ đất sạch thu hút đầu tư; ưu tiên kêu gọi đầu tư phát triển khu công nghệ cao, khu công nghiệp sạch, công nghiệp hỗ trợ. Tỉnh thực hiện tái cơ cấu ngành công nghiệp và chuyển đổi nhanh cơ cấu sản phẩm theo hướng hiện đại, đổi mới, nâng cấp dây chuyền thiết bị các cơ sở hiện có để tạo sức cạnh tranh bền vững, phù hợp với xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Ngoài ra, tỉnh tập trung phát huy thế mạnh của địa phương để phát triển nhanh các ngành công nghiệp chủ lực, có lợi thế cạnh tranh, ngành công nghiệp ứng dụng công nghệ mới, công nghiệp hỗ trợ, thiết bị điện tử, viễn thông, công nghệ thông tin, cơ khí.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, tỉnh Thái Bình ban hành nhiều cơ chế, chính sách phù hợp với yêu cầu, thực tiễn địa phương trong từng giai đoạn. Tỉnh huy động mọi nguồn lực xã hội, ban hành cơ chế trong phân cấp và quản lý đầu tư xây dựng công trình nhằm tạo tính chủ động, sáng tạo của các địa phương. Giai đoạn 2010 - 2020 tổng nguồn vốn huy động xây dựng nông thôn mới trên địa bàn đạt hơn 22.835 tỷ đồng; trong đó nguồn vốn huy động từ nhân dân gần 3.670 tỷ đồng. Đến nay, toàn bộ 237 xã của tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới; hai xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; bốn xã đã được thẩm định và đang hoàn thiện thủ tục công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; toàn bộ bảy huyện đạt chuẩn nông thôn mới, thành phố Thái Bình hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Hiện tỉnh đang hoàn thiện các thủ tục trình Chính phủ công nhận tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.
Thái Bình đặt mục tiêu giai đoạn 2021 - 2025, sẽ có 20% số xã trở lên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Để đạt mục tiêu này, tỉnh chỉ đạo các địa phương tiếp tục giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, đồng thời lựa chọn các xã có nhiều thuận lợi xây dựng nông thôn mới nâng cao trong năm 2021. Các xã chú trọng thực hiện các tiêu chí khó như tiêu chí giao thông; tiêu chí tổ chức sản xuất với vùng sản xuất tập trung có liên kết; tiêu chí môi trường với hơn 5% số hộ có phân loại rác thải tại nguồn.
Xử lý nước thải tại làng nghề: Vẫn còn nhiều bất cập Trong những năm qua, công tác bảo vệ môi trường, xử lý nước thải tại các làng nghề được thành phố Hà Nội quan tâm. Tuy nhiên, trên địa bàn thành phố Hà Nội mới có 14 cụm công nghiệp làng nghề đã đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung, tỷ lệ thu gom, xử lý nước thải...