Giá xoài xuống thấp, người trồng thua lỗ
Hiện nay, giá xoài ở tỉnh Đồng Tháp xuống thấp, người trồng lỗ nặng, mỗi kg xoài lỗ từ 1.000 – 2.000 đồng.
Thu hoạch xoài cát chu ở thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp (ảnh tư liệu).
Giá thành cho mỗi kg xoài là 7.000 đồng, nhưng xoài Đài Loan hiện nay bán với giá 2.000 đồng/kg, xoài cát chu có giá 5.000 – 6.000 đồng/kg, xoài cát Hòa Lộc giá 20.000 – 25.000 đồng/kg.
Năm 2022, diện tích trồng xoài tại Đồng Tháp đạt 11.500 ha, ước năng suất đạt 118 tạ/ha với tổng sản lượng 130.000 tấn. Xoài được trồng chủ yếu tại các huyện Cao Lãnh, Thanh Bình, Châu Thành, Lấp Vò, Lai Vung và thành phố Cao Lãnh. Cây xoài ở Đồng Tháp đứng đầu trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long về diện tích nhưng hiện nay giá cả bấp bênh trong việc tìm đầu ra ổn định.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp, sản lượng xoài phân bổ quanh năm để đáp ứng nhu cầu thị trường, vụ thuận ( từ tháng 12 năm trước đến tháng 6 năm sau) và vụ nghịch ( từ tháng 8 năm trước đến tháng 2 năm sau). Chi phí đầu tư của vụ nghịch cao hơn chính vụ từ 15 – 20%. Cơ cấu giống chủ yếu là xoài cát chu chiếm 45% diện tích, xoài cát Hòa Lộc khoảng 21%, còn lại là xoài tượng da xanh và các loại khác. Tuy là cây thế mạnh ở Đồng Tháp nhưng cây xoài còn nhiều vướng mắc về đâu ra, nhất là giá cả lên xuống bất thường khiến người trồng thua lỗ.
Ông Nguyễn Văn Thắng ở xã Tân Thuận Tây, thành phố Cao Lãnh cho biết, xoài cho sản lượng nhiều là lỗ nhiều. Do chi phí giá thành cao, thì số lượng thu hoạch càng nhiều thì người trồng càng lỗ đậm. Ví dụ, xoài cát chu hiện đang bán 5.000 đồng/kg. Nếu sản lượng trong vườn chỉ đạt hơn 4 tấn thì khoản lỗ là 8 triệu đồng. Nhưng hiện nay, vườn nhà ông thu hoạch đạt 8 tấn thì đành phải lỗ năng thêm, thành 16 triệu đồng. Theo ông Thắng, do cung quá nhiều, không tiêu thụ được ra nước ngoài nên người trồng xoài đành phải chịu thiệt.
Vậy mà, đã 5-6 ngày nay, dù xoài xuống giá nhưng vẫn không có người mua. Một số hộ ở thành phố Cao Lãnh khi xoài đến kỳ thu hoạch nhưng chưa bán được, đành để xoài chín và thối, vứt bỏ hoặc cho cá ăn – ông Thắng chia sẻ.
Video đang HOT
Ông Trần Văn Trạng – Chủ tịch HĐQT Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Tịnh Thới, thành phố Cao Lãnh cho biết, phần lớn xoài được nông dân trồng để phục vụ thị trường xuất khẩu, nhất là xuất sang Trung Quốc. Tuy nhiên, gần đây, nước này áp dụng các quy định mới về xuất nhập khẩu khiến việc xuất khẩu xoài gặp khó khăn.
Hiện tỉnh chưa quản lý được sản lượng cung cấp ra thị trường các tháng trong năm. Vai trò của hợp tác xã, doanh nghiệp còn mờ nhạt trong liên kết chuỗi giá trị xoài. Số lượng doanh nghiệp xuất khẩu, chế biến xoài trên địa bàn còn hạn chế; phần lớn đóng vai trò là các vựa trái cây lớn, chưa đủ mạnh để liên kết, bao tiêu trên địa bàn cho nên cây xoài vẫn “bấp bênh”, chưa tìm được đầu ra ổn định.
Giá cà phê hôm nay 9/4: Bất ngờ tăng vọt phiên cuối tuần; chưa khai thác tốt thị trường và nguy cơ bị thay thế
Thị phần cà phê của Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc giảm mạnh từ 20,92% trong hai tháng đầu năm 2021 xuống còn 6,62% thị phần trong hai tháng đầu năm 2022.
Giá cà phê trong nước giảm tiếp 200 đồng/kg tại các địa phương thu mua trọng điểm trong phiên giao dịch hôm qua (8/4). (Nguồn: Freepik)
Giá cà phê hôm nay 9/4
Giá cà phê trên cả hai sàn bất ngờ tăng mạnh sau nhiều phiên giảm. Nhiều tin tức cơ bản đã gây áp lực không hề nhỏ lên các thị trường cà phê kỳ hạn, góp phần thu hẹp khoảng cách giá nghịch đảo, dự đoán cũng sẽ kết thúc trong tháng này.
Trước đó, việc thị trường hàng hóa giảm là điều không quá ngạc nhiên khi USDX tiếp nối đà tăng trở lại khiến lo ngại rủi ro ngày càng nhiều hơn, trong khi lãi suất cơ bản USD sắp được nâng lên sẽ là áp lực với hầu hết giá cả hàng hóa. Theo các nhà quan sát, giá cà phê hai sàn bị kéo giảm vào lúc này không chỉ vì đáo hạn hợp đồng quyền chọn kỳ hạn tháng Năm mà còn do nguồn cung từ Việt Nam tăng mạnh. Trong khi đó, các chỉ báo kỹ thuật cho thấy thị trường arabica đã rơi vào vùng "quá mua" , giới đầu cơ cần phải thanh lý, điều chỉnh vị thế.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 8/4, giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London bất ngờ tăng mạnh, kỳ hạn giao tháng 5/2022 tăng 27 USD (1,31%), giao dịch tại 2.091 USD/tấn. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 7/2022 tăng 30 USD (1,45%) giao dịch tại 2.096 USD/tấn. Khối lượng giao dịch trung bình.
Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York cũng tăng mạnh, kỳ hạn giao tháng 5/2022 tăng 5,50 Cent (2,43%), giao dịch tại 231,65 Cent/lb. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 7/2022 tăng 5,40 Cent (2,39%), giao dịch tại 231,55 Cent/lb. Khối lượng giao dịch tăng rất mạnh .
Thông tin thị trường cà phê
Theo báo cáo mới nhất từ Cục Xuất Nhập khẩu, Bộ Công Thương, các thị trường cung cấp cà phê chính cho Trung Quốc gồm Malaysia, Colombia, Ethiopia, Italy, Nhật Bản,...
Việt Nam là nguồn cung cà phê lớn thứ 9 cho Trung Quốc. Số liệu thống kê từ Cơ quan Hải quan Trung Quốc cho thấy, trong tháng 2/2022, nước này nhập khẩu cà phê từ Việt Nam với kim ngạch 995 nghìn USD, giảm 88,2% so với tháng 2/2021.
Tính chung hai tháng đầu năm 2022, Trung Quốc nhập khẩu cà phê từ Việt Nam đạt 3,92 triệu USD, giảm mạnh 72,3% so với cùng kỳ năm 2021.
Bên cạnh những khó khăn do tác động của dịch Covid-19 làm cản trở xuất khẩu, doanh nghiệp xuất khẩu cà phê của Việt Nam vẫn chưa khai thác tốt thị trường Trung Quốc. Thị phần cà phê của Việt Nam tại Trung Quốc đang bị thay thế dần bởi các nguồn cung cấp khác như Malaysia, Italy, Ethiopia, Nhật Bản.
Mới đây, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn liệu thống kê từ Cơ quan Hải quan Trung Quốc cho thấy, tháng 2, nước này nhập khẩu cà phê từ Việt Nam với kim ngạch 995 nghìn USD, giảm 88,2% so với tháng 2/2021. Tính chung 2 tháng đầu năm 2022, Trung Quốc nhập khẩu cà phê từ Việt Nam đạt 3,92 triệu USD, giảm mạnh 72,3% so với cùng kỳ năm 2021.
Thị phần cà phê của Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc giảm mạnh từ 20,92% trong 2 tháng đầu năm 2021 xuống còn 6,62% thị phần trong 2 tháng đầu năm 2022.
"Có thể nói, bên cạnh những khó khăn do tác động của dịch Covid-19 làm cản trở xuất khẩu, doanh nghiệp xuất khẩu cà phê của Việt Nam vẫn chưa khai thác tốt thị trường Trung Quốc. Thị phần cà phê của Việt Nam tại Trung Quốc đang bị thay thế dần bởi các nguồn cung cấp khác như Malaysia, Italy, Ethiopia, Nhật Bản. Trong 2 tháng đầu năm 2022, Trung Quốc cũng giảm mạnh nhập khẩu cà phê từ Brazil, mức giảm 47,5%, đạt 3,85 triệu USD", Cục Xuất nhập khẩu nhận định.
Theo số liệu thống kê từ Cơ quan Hải quan Trung Quốc, nhập khẩu cà phê của nước này trong tháng 2 đạt 25,33 triệu USD, giảm 15,7% so với tháng 2/2021. Tính chung 2 tháng đầu năm 2022, kim ngạch nhập khẩu cà phê của Trung Quốc đạt 59,32 triệu USD, giảm 12,5% so với cùng kỳ năm 2021. Các thị trường cung cấp chính cà phê cho Trung Quốc gồm: Malaysia, Colombia, Ethiopia, Italy, Nhật Bản...
Trong khi theo Hiệp hội Cà phê Trung Quốc (CCAB), tiêu thụ cà phê tại nước này đang tăng với tốc độ trung bình hàng năm là 15%. Do đó, Trung Quốc đang phụ thuộc nhiều vào nguồn cung nhập khẩu. Tuy nhiên, chính sách 'Zezo Covid" của Trung Quốc đã ảnh hưởng tiêu cực lên thị trường cà phê.
Sau mật ong, Mỹ lại điều tra bán phá giá, chống trợ cấp pin mặt trời từ Việt Nam Các doanh nghiệp xuất khẩu pin mặt trời bị cáo buộc nhập khẩu nguyên liệu từ Trung Quốc, "thay đổi không đáng kể" để sản xuất tế bào, modul quang điện xuất sang Mỹ. Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, ngày 28/3 vừa qua, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã có thông báo khởi xướng điều tra chống lẩn...