Giá xe trung bình tại Mỹ tăng 2.000 USD chỉ sau một năm
Chỉ sau 1 năm, giá xe hơi mới đã tăng 5%. Không những tăng giá, chúng còn hiếm hoi hơn xưa, đòi hỏi người mua phải tốn nhiều công sức và thời gian chờ đợi.
Giá các mẫu xe Mitsubishi mới tăng mạnh nhất tại thị trường Mỹ trong năm qua
Kelley Blue Book cho biết, giá trung bình 1 chiếc xe con tại Mỹ đã tăng lên 41.263 USD vào tháng 5.2021. Con số này tăng 5,4% so với cùng kỳ năm trước. Hầu hết các thương hiệu lớn ở Mỹ đã tăng giá xe so với tháng trước và so với năm ngoái.
Nguyên nhân khá quen thuộc và đã được báo cáo thường xuyên dạo gần đây. Nó chủ yếu đến từ những nhu cầu mua xe mới tăng cao và nguồn cung hạn chế của các hãng do thiếu hụt chip.
Giá các mẫu xe Mitsubishi mới tăng mạnh nhất. Các xe của hãng này đã tăng 12% trong 1 năm (từ tháng 5/2020 – tháng 5/2021) và tăng 5,6% trong 1 tháng (từ tháng 4 đến tháng 5/2021). Vào tháng 5 năm 2020, các xe Mitsubishi trung bình được bán với giá 22.525 USD (518 triệu đồng). Con số đó kể từ đó đã tăng lên 25.221 USD (580 triệu đồng).
Video đang HOT
Nhu cầu mua xe mới tăng cao và nguồn cung hạn chế của các hãng do thiếu hụt chip là nguyên nhân khiến xe tăng giá
Giá của các mẫu xe từ tập đoàn Stellantis cũng đã tăng 11,3% so với tháng 5/2020 và hiện đang ở mức trung bình 48.093 USD (1,1 tỷ đồng). Con số này đã tăng nhiều so với mức 43.191 USD (995 triệu đồng) vào tháng 5/2020.
General Motors và American Honda (Honda và Acura) cũng báo cáo mức tăng đáng kể, lần lượt là 10,9% và 10,7% trong giá xe. Điều thú vị là giá giao dịch trung bình của một chiếc Nissan mới ở Mỹ đã giảm 0,4% trong 12 tháng qua.
Trong khi đó, Tesla lại có biểu giá khá lạ. Giá trung bình của một chiếc Tesla mới đã giảm 8,8% sau 1 năm, nhưng lại tăng 3,7% sau 1 tháng (từ tháng 4 đến tháng 5/2021).
Trong toàn ngành, giá giao dịch xe con và bán tải mới trung bình ở mức 41.263 USD (950 triệu đồng) so với mức 39.138 USD (901 triệu đồng) vào tháng 5/2020.
Phân khúc xe bán tải cũng tăng giá đáng kể so với năm trước
Việc phân tích các phân khúc khác nhau cũng trả về một số số liệu thú vị. Ví dụ, giá giao dịch trung bình của một chiếc xe điện mới đã giảm 10,8%. Kết quả này đúng với những dự báo của các chuyên gia, đồng thời khẳng định tương lai xe điện đang đến dần.
Trong khi đó, giá trung bình của xe hiệu suất cao giảm 13,2%. Giá xe bán tải nhỏ tăng mạnh nhất, tăng 15,4% so với tháng 5/2020.
Ngành sản xuất ô tô Mỹ đối mặt thêm một vấn đề gây đau đầu mới
Các nhà sản xuất ô tô Mỹ đang đau đầu đối phó với một loạt vấn đề như tình trạng thiếu chip trên toàn cầu, và nay một vấn đề khác sắp xảy ra là thiếu nguồn cung cao su tự nhiên.
Các nhà sản xuất ô tô Mỹ sắp đối mặt với vấn đề khác là thiếu nguồn cung cao su tự nhiên. Ảnh: AFP
Giữa lúc các nhà sản xuất ô tô Mỹ đang đau đầu đối phó với một loạt vấn đề như các nhà máy phải tạm ngừng hoạt động, đại dịch COVID-19 bùng phát, tình trạng thiếu chip trên toàn cầu, các chuyên gia chuỗi cung ứng đang cảnh báo về một vấn đề khác sắp xảy ra: thiếu nguồn cung cao su tự nhiên.
Thường được thu hoạch ở các nước nhiệt đới ẩm như Thái Lan và Indonesia, cao su tự nhiên có những đặc tính độc đáo khiến nó đóng vai trò quan trọng trong sản xuất lốp xe và các bộ phận khác của ô tô.
Giới theo dõi ngành công nghiệp cho biết giá cao su đang trong giai đoạn đầu của một đợt phục hồi theo chu kỳ, dự kiến kéo dài nhiều năm vì lũ lụt và dịch bệnh trên cây đã "tàn phá" nguồn cung.
Trong khi đó, đợt giá giảm trước đây lại khiến những người khai thác mủ cao su có ít động lực để trồng cây mới, vì thường phải mất bảy năm để cây cho lấy mủ.
Số liệu của hãng tin Bloomberg cho thấy giá cao su đã liên tục tăng trong năm 2020 và đạt mức cao nhất của bốn năm vào tháng 2/2021.
Những động lực này đã thu hút sự chú ý của một số nhà phân phối cao su vào năm ngoái, khi Trung Quốc - nước tiêu thụ cao su tự nhiên lớn nhất thế giới - bắt đầu thu mua lượng lớn cao su để bổ sung kho dự trữ khi nền kinh tế mở cửa.
Đến tháng 12/2020, các nhà sản xuất Mỹ từng ngừng đặt hàng trong thời gian phong tỏa lại chật vật chạy đua để đảm bảo đơn hàng của mình.
Cho đến nay, bản thân các nhà sản xuất ô tô chưa thừa nhận bất kỳ vấn đề gì, nhưng họ đang theo sát diễn biến. Tuy nhiên, các nhà tư vấn trong ngành cho biết tình hình đang trở nên đáng lo ngại đối với các nhà cung cấp hàng đầu của họ.
Mối đe dọa về tình trạng thiếu hụt nguồn cung cao su cũng đang buộc các nhà sản xuất phải đặt câu hỏi về phương châm vận hành cốt lõi bấy lâu của mình: Just-in-time (Đúng sản phẩm - Đúng số lượng - Đúng nơi - Đúng thời điểm cần thiết).
Việc giữ lượng hàng tồn kho ở mức tối thiểu từ lâu đã giúp các công ty ô tô kiểm soát chi phí và thu lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh thâm dụng vốn, tỷ suất lợi nhuận thấp của họ. Nhưng phương châm này đang chứng tỏ là "gót chân Achilles" của ngành sản xuất ô tô trong đại dịch.
Xem xét trong bối cảnh rộng lớn hơn, tình trạng này cũng liên quan đến các câu hỏi vĩ mô về chính sách công mà Mỹ đang phải đối mặt sau cuộc chiến thương mại gay gắt với Trung Quốc và tình trạng thiếu thiết bị chăm sóc sức khỏe khi đại dịch COVID-19 hoành hành trên toàn thế giới vào năm ngoái.
Giới phân tích từng chỉ ra rằng một phần lớn trong số hàng nghìn tỷ USD bị "cuốn" theo đại dịch COVID-19 đã có thể được giảm thiểu nếu các doanh nghiệp chịu chi hàng triệu USD đầu tư vào chuỗi cung ứng./.
Ô tô Mỹ ngày càng 'cơ bắp' hơn Theo báo cáo của Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA), "xế hộp" của quốc gia này có xu hướng nặng và mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Trọng lượng và hiệu suất của xe Mỹ trên thị trường được cải thiện đáng kể. Xe bán tải tăng nặng hơn 27% kể từ 1975. Điều thú vị là trọng lượng trung bình...