Giá xe Nhật tại Việt Nam có thể giảm trước khi TPP có hiệu lực
Ngay cả khi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) chính thức được ký kết thì với lộ trình 10 năm, chuyện tác động đến giá xe Nhật cũng còn rất xa vời. Thay vào đó, nếu các loại thuế khác không tăng lên, cơ hội giảm giá xe Nhật tại Việt Nam chính là năm 2018…
Sau 5 năm đàm phán với vô số bất đồng và trở ngại, cuối cùng, hôm 5/10 vừa qua, 12 nước, trong đó có những cường quốc về ô tô như Mỹ, Nhật và Mexico, đã hoàn tất quá trình đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) với nhiều thoả thuận miễn và cắt giảm tối đa thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc và linh kiện, phụ tùng ô tô giữa các nước trong khối.
Theo đó, 4 nước sản xuất ô tô lớn nhất trong khối là Nhật Bản, Mỹ, Canada và Mexico đã đạt được thỏa thuận về ô tô, trong đó ô tô được miễn thuế nhập khẩu sẽ phải có ít nhất 45% linh kiện sản xuất nội khối TPP; còn các linh kiện nhỏ vẫn có thể được lấy từ bên ngoài.
Cũng theo thoả thuận TPP, Việt Nam sẵn sàng cắt giảm dần thuế nhập khẩu đối với ô tô Nhật Bản có động cơ dung tích từ 3.0L trở lên về 0% trong vòng 10 năm. Hiện thuế nhập khẩu xe ô tô nguyên chiếc từ các nước như Nhật Bản, Mỹ, EU về Việt Nam đang ở mức 70%.
Điểm đáng lưu ý trong thoả thuận này chính là điều kiện áp dụng với xe sử dụng động cơ dung tích từ 3.0L. Thực tế tại Việt Nam, các dòng xe như vậy không phổ biến, đặc biệt là xe Nhật.
Không có nhiều xe Nhật sử dụng động cơ trên 3.0L
Thêm vào đó, trong tương lai, các loại xe động cơ lớn cũng không còn nhiều trên thế giới nói chung. Xu hướng của ngành công nghiệp ô tô là ứng dụng công nghệ mới để động cơ nhỏ, tiết kiệm nhiên liệu vẫn đảm bảo hiệu suất cao.
Video đang HOT
Ngoài ra, tại Việt Nam hiện nay, xe ô tô sử dụng động cơ trên 3.0L đang bị áp dụng mức thuế tiêu thụ đặc biệt và nhiều loại thuế phí khác cao hơn nhiều so với các xe sử dụng động cơ dung tích nhỏ hơn, đặc biệt là xe dưới 2.0L Theo dự thảo sửa đổi, bổ sung mới của Bộ Tài chính và đề xuất của Bộ Công thương, mức thuế tiêu thụ đặc biệt áp với xe có dung tích động cơ trên 3.0L còn có nguy cơ tăng từ mức 60% hiện nay lên 90-150% tuỳ loại từ năm 2016.
Như vậy, có thể thấy sự tác động của TPP đến giá xe Nhật tại Việt Nam là không lớn và còn xa; trong khi ngay năm 2018 tới đây, thuế nhập khẩu ô tô trong khu vực ASEAN sẽ về 0% theo cam kết ký hiệp định thương mại tự do (FTA). Nhật Bản không thuộc ASEAN, nhưng hầu hết các hãng xe Nhật hiện đều đã có một vài nhà máy đặt trong trong khu vực này tập trung tại Thái Lan, Indonesia, Malaysia… Do đó, đến năm 2018, chỉ cần đáp ứng điều kiện tỷ lệ sản xuất nội khối từ 40% là xe Nhật lắp ráp tại ASEAN có thể vào Việt Nam mà không phải chịu thuế nhập khẩu.
Tuy nhiên, tương lai giá xe tại Việt Nam vẫn sẽ không thể rẻ nếu các loại thuế khác tăng lên; đơn cử như thuế tiêu thụ đặc biệt theo dự thảo sửa đổi, bổ sung của Bộ Tài chính.
Nhật Minh
Theo Dantri
Gia nhập TPP: Người Việt có cơ hội mua ô tô giá rẻ?
Theo cam kết tại TPP, nhiều khả năng mức thuế nhập khẩu giữa các nước trong khối sẽ giảm về 0%. Hiện thuế nhập khẩu xe ô tô nguyên chiếc từ các nước như Nhật Bản, Mỹ, EU về Việt Nam ở mức 70%.
TPP được cho là "cú hích" cho nhiều ngành kinh tế tại Việt Nam, trong đó bao gồm cả ngành công nghiệp ô tô nếu biết tận dụng cơ hội.
Doanh nghiệp xe nội mơ vượt Thái, Indonesia
Một trong số những rào cản chính trong đàm phán TPP liên quan tới 4 nước sản xuất ô tô lớn nhất trong khối bao gồm: Nhật Bản, Mỹ, Canada và Mexico. Theo thông tin mới nhất trên Japan Times, hiện tại, 4 nước này đã đạt được thỏa thuận về ô tô, trong đó ô tô được miễn thuế nhập khẩu sẽ phải có ít nhất 45% linh kiện sản xuất nội khối TPP.
Theo nguồn tin này, 4 nước cũng đồng ý với một đề xuất của Nhật Bản rằng họ sẽ coi một chiếc xe là sản xuất nội khối nếu các thành phần chính được làm tại một trong 12 nước TPP. Còn các linh kiện nhỏ vẫn có thể được lấy từ bên ngoài.
Với những thoả thuận đạt được, nhiều chuyên gia trong ngành cho rằng, sẽ có thêm cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam trở thành "địa bàn" cung cấp linh kiện cho các nhà sản xuất ô tô của các nước trong khối. Hiện tại như Nhật Bản đang sử dụng linh kiện, phụ tùng sản xuất tại Thái Lan, một nước không phải thành viên tham gia TPP. Do đó, nhiều dự báo cho rằng, sẽ có sự thay đổi đáng kể trong chuỗi cung ứng sản phẩm của các doanh nghiệp ô tô Nhật Bản khi TPP chính thức có hiệu lực.
Hiện nay tổng năng lực sản xuất, lắp ráp ô tô của Việt Nam vào khoảng 460.000 xe/năm, phần lớn mới dừng ở lắp ráp giản đơn, trong đó xe con tỉ lệ nội địa hóa của Thaco đạt 15-18%; Toyota Việt Nam đạt 37% (riêng cho dòng xe Innova). Với xe tải nhẹ, tỉ lệ nội địa hóa của Thaco đạt 33%, Vinaxuki đạt 50%.
Theo Chủ tịch VAMA, ông Yoshihisa Maruta lý giải, ngành ô tô chưa đạt được tỉ lệ nội địa hóa cao nguyên nhân chính là do sản lượng còn thấp. Theo đại diện VAMA, doanh nghiệp Việt cần tăng sản lượng mỗi mẫu xe, cắt giảm chi phí sản xuất, tăng tính cạnh tranh trên thị trường.
"Với dung lượng bao nhiêu thì thị trường mới bứt phá được? Câu trả lời là còn phải tùy vào từng mẫu xe. Tuy nhiên, Việt Nam có nhiều tiềm năng, dự báo giai đoạn năm 2021 - 2022 sẽ diễn ra quá trình công nghiệp hóa mạnh mẽ, đi cùng với đó là sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô", ông nói.
Ông Đào Phan Long, Phó Chủ tịch Hiệp hội Cơ khí Việt Nam (VAMI) cũng từng cho rằng, để các doanh nghiệp sản xuất ô tô của Việt Nam trụ vững, về lâu dài, chính bản thân các doanh nghiệp trong nước phải biết liên kết với nhau mới có thể xây dựng một ngành công nghiệp ô tô phát triển bền vững.
Giá xe có giảm?
Với dân số 90 triệu người cùng mức thu nhập đang không ngừng tăng lên, Việt Nam trở thành thị trường đầy tiềm năng cho các nhà sản xuất ô tô trên thế giới. Nhiều nhà đầu tư kỳ vọng năm 2020 đến 2030 sẽ phổ cập ô tô tại Việt Nam và chắc chắn nhìn dài hạn, thị trường ô tô Việt Nam sẽ phát triển quy mô vượt qua thị trường ô tô Thái Lan.
Theo cam kết tại TPP, nhiều khả năng mức thuế nhập khẩu giữa các nước trong khối sẽ giảm về 0%. Cùng với các Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam với Liên minh châu Âu (EU), Hàn Quốc, AFTA, Việt Nam sẽ mở cửa thị trường mạnh mẽ cho hầu hết các nước có ngành công nghiệp ô tô phát triển hàng đầu trên thế giới như: Đức, Anh, Pháp, Ý (thành viên EU), Mỹ, Nhật Bản... (thành viên TPP), Thái Lan, Indonesia ( thành viên AFTA) và Hàn Quốc.
Hiện thuế nhập khẩu xe ô tô nguyên chiếc từ các nước như Nhật Bản, Mỹ, EU về Việt Nam ở mức 70%. Về tới Việt Nam, tính thêm nhiều khoản thuế phí, giá xe Việt Nam có thể "đội giá" lên tới 1-2 lần. Về nguyên tắc, nếu thuế nhập khẩu giảm, giá xe kỳ vọng sẽ giảm theo, giúp người tiêu dùng có cơ hội mua xe với mức giá phù hợp hơn.
"Với quy mô dân số 90 triệu, và đặc biệt, xu hướng dùng hàng cao cấp của nhiều người ở mức thu nhập trung và cao tại Việt Nam đã giúp các dòng xe nhập có thể tồn tại và phát triển trong thời gian dài. Tôi tin rằng, trong những năm tới, khi các hiệp định thương mại tự do có hiệu lực, thuế nhập khẩu giảm, số lượng xe nhập bán ra trên thị trường Việt Nam trong những năm tới sẽ còn tăng cao", Ông Klingler - đại diện một hãng xe nhập khẩu tại Việt Nam chia sẻ.
Tuy nhiên, khả năng giảm giá cũng còn phụ thuộc nhiều vào các yếu tố thuế phí khác do Nhà nước điều chỉnh. Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu điều chỉnh thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt, theo nguyên tắc phân chia thành các nhóm nhỏ hơn, theo hướng giảm đối với các dòng xe ưu tiên phát triển và áp mức "đặc biệt cao" đối với xe có dung tích trên 3.0L.
"Nhiều khả năng khi thuế nhập khẩu giảm theo lộ trình cam kết thì thuế tiêu thụ đặc biệt cũng sẽ được tăng nên giá bán xe cho người tiêu dùng ngoài thị trường sẽ không giảm đáng kể. Thêm vào đó, trong trường hợp tỷ giá tăng mạnh như thời gian qua, giá xe thậm chí sẽ còn nhích lên đôi chút", đại diện một hãng xe cho hay.
Phương Dung
Theo Dantri
Ô tô Trung Quốc chiếm 40,7% kim ngạch NK ô tô cả nước Hơn 696 triệu USD là tổng giá trị nhập khẩu ô tô nguyên chiếc từ Trung Quốc tính đến hết tháng 7-2015, theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan. Như vậy, trị giá nhập khẩu ô tô từ Trung Quốc đã tăng với mức chóng mặt tới 200% so với cùng kỳ năm 2014 (cùng kỳ mới đạt trên 232...