Già, xấu, sao giữ được chồng?
Chúng tôi yêu nhau ba năm, ba mẹ anh không đồng ý cưới vì chê tôi lớn tuổi hơn anh, lại vừa nghèo, vừa xấu. Vượt qua mọi ngăn cản, chúng tôi đến với nhau.
Trong sự “đã rồi” khi tôi mang thai hơn sáu tháng, ba mẹ anh sang nhà tôi xin “thú phạt”. Nhà tôi nghèo, nhà anh cũng chẳng khá hơn. Chồng là con trưởng, các em chồng còn nhỏ, mỗi sáng thức dậy, tôi phải nấu cơm sáng, dọn dẹp nhà cửa, giặt quần áo cho cả nhà rồi mới đi làm. Vậy mà không bao giờ tôi được lòng nhà chồng. Chồng tôi lúc nào cũng sẵn sàng giúp vợ, nhưng hễ anh mó tay vào việc gì thì y như rằng má chồng tôi lại la toáng lên. Cái thời cơ cực ấy nghĩ mà thương bởi dù khó khăn khổ sở thế nào, tôi cũng có chồng an ủi.
25 năm ngậm đắng nuốt cay, chúng tôi cất được nhà cao cửa rộng, ba đứa con đều đã tốt nghiệp đại học đi làm thì bỗng dưng anh thay đổi.
Video đang HOT
Ngày bắt được chồng chung chăn gối với người phụ nữ tuổi chỉ bằng đứa con đầu của chúng tôi, tôi như hóa dại.
Bao nhiêu năm sống cùng anh, tôi không bao giờ nghĩ điều gì riêng cho mình, một chút ít tiền riêng tôi cũng chưa bao giờ có. Vậy mà khi chuyện vỡ lở, anh mang tài sản trong nhà đi bán để theo cô gái đó. Cô em út của chồng, người từng được tôi ẵm bồng tắm táp suốt tuổi thơ, nói: “Ảnh không thương nữa thì chị thôi đi, níu kéo làm gì? Chị già rồi chứ còn trẻ trung gì nữa mà đòi chồng yêu”. Má chồng tôi thì thẳng thừng: “Hồi bây cưới, tao đã can rồi sao không nghe? Vừa già, vừa xấu làm sao giữ được chồng?”. Rồi cả nhà xúm vào đuổi tôi ra khỏi nhà, má chồng tôi nói: “Thằng H. đã bỏ đi, bây ở đây không tiện nữa”.
Đất trời dưới chân tôi sụp đổ. Cả nhà chồng có nhớ, nơi có căn nhà to rộng hôm nay trước đây là cái ao mà mỗi ngày đi làm hay sau này đi bán chè trở về, tôi đã gánh từng đôi đất đổ vào. Vì cái nền nhà này, đôi vai tôi chai sần, tay chân nứt nẻ, tươm máu. Ra xã thưa kiện, tôi mới biết mình tay trắng vì khi hợp thức hóa giấy tờ nhà, ba má tôi đã để em út của chồng đứng tên. Vợ chồng chỉ là người ăn nhờ, ở đậu.
Tôi sẽ về đâu khi gần bước vào tuổi 60? Ba đứa con bảo tôi hãy bỏ hết đi, đừng đòi gì nhà nội và cha nữa. Nhưng, tôi không cam lòng.
Theo VNE
Gia đình bạn trai phản đối vì tôi là gái miền Tây
Chúng tôi yêu nhau thật lòng, sao mọi người cứ mang hết thành kiến này đến định kiến nọ chia rẽ chúng tôi.
Tôi và anh quen nhau gần 3 năm. Anh phải sang nước ngoài du học, tôi sẵn lòng chờ đợi, nhưng gần đây mẹ anh hay gọi, bắt anh phải chấm dứt với tôi vì gia đình không chấp nhận gái miền Tây làm dâu, và vì tôi hơn anh 2 tuổi. Chúng tôi yêu nhau thật lòng, sống hạnh phúc là do hai đứa với nhau, sao mọi người cứ mang hết thành kiến này đến định kiến nọ chia rẽ chúng tôi.
Ảnh minh họa: HH
Miền Tây hay miền Bắc, ở đâu cũng có người tốt kẻ xấu, với lại tôi con nhà gia giáo, có ăn học đàng hoàng, sao mọi người cứ gán ghép cho con gái miền Tây cái tội mà chúng tôi không hề làm. Có ai trước khi sinh ra được lựa chọn mình sẽ phải được sinh ở đâu, vào thời gian nào? Cứ ở miền Tây là người Bắc lại cho rằng xấu xa, đủ thứ tội.
Gần đây mẹ anh còn tìm mấy cô gái trẻ để giới thiệu cho anh. Mẹ muốn anh noi gương bố, lấy vợ trẻ hơn nhiều tuổi. Tôi rất buồn vì anh từ nhỏ đến lớn chỉ biết học hành, chưa va chạm gì cuộc sống bên ngoài, kinh nghiệm sống cũng không nhiều, không biết rồi tương lai sẽ như thế nào.
Tình yêu gần 3 năm qua chúng tôi xây đắp, không muốn kết thúc bi đát như vậy, càng không muốn vì lý do đó mà bắt chúng tôi bỏ nhau. Mong mọi người cho lời khuyên để tôi biết mình phải làm thế nào. Tháng một tới anh về rồi, chúng tôi cũng dự định khi anh đi làm sẽ ở cùng nhau, còn về gia đình vẫn là những dấu chấm hỏi.
Theo VNE
Nhà đông người Các cụ nhà ta quan niệm gia đình nào có nhiều thế hệ: ông bà, cha mẹ, con cháu chung sống quây quần trong một nhà thì được coi là nhà có phúc. Gia đình càng đông, phúc càng lớn. Nhưng ở thời hiện đại, nhà càng đông thì càng dễ sinh chuyện. Hai ông bà sống chung với vợ chồng cậu con...