Giá xăng tăng, sinh viên méo mặt tằn tiện chi tiêu: ăn mì gói, đi xe buýt
Giá xăng tăng kéo theo “bão giá” đã ảnh hưởng đến đời sống sinh viên, nhiều bạn trẻ đã phải “thắt lưng buộc bụng” cắt giảm chi tiêu, tìm kiếm việc làm thêm, thay đổi phương tiện di chuyển để thích nghi.
Nguyễn Long Hồ, sinh viên năm 3 trường ĐH KHXH&NV – ĐHQG TP.HCM, hiện đang sống trong khu trọ ở TP.Thủ Đức với tổng chi tiêu khoảng 3 triệu đồng mỗi tháng do gia đình chu cấp. Long Hồ nhẩm tính: chi phí cho tiền thuê trọ là 1 triệu đồng, tiền sinh hoạt phí và ăn uống khoảng 1,5 triệu đồng. Mỗi tháng Hồ phải dùng từ 500 nghìn đến 1 triệu đồng để chi trả cho việc mua xăng.
Khi tiền xăng có những lúc chiếm đến 1/3 tổng chi tiêu mỗi tháng, một sinh viên sắp thực tập như Hồ phải tự nấu ăn, làm thêm, cắt giảm mọi chi phí, bỏ đi nhu cầu mua sắm cá nhân, có những ngày chọn ăn mì gói hoặc cơm trắng để đủ chi tiêu.
Xăng tăng giá ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh viên. Ảnh THÚY VI
Video đang HOT
Nhiều sinh viên khác thì xoay xở bằng cách tìm các công việc làm bán thời gian để có thêm thu nhập, hạn chế tối đa việc di chuyển hoặc thay đổi phương tiện.
“Khi mà giá xăng tăng cao, tiền xăng mà tụi em chi tiêu sẽ tăng hơn nên ảnh hưởng tới việc chi tiêu sinh hoạt của em. Chắc em sẽ đi ít hơn hoặc là chia buổi ra, có những buổi đi xe buýt, còn lại cần việc gì gấp thì đi xe máy, hạn chế đi lại”, Trà My, SV Trường ĐH Kinh tế Tài chính chia sẻ.
“Tiền xăng, em chi cỡ gần một triệu mỗi tháng, chi phí mình có cỡ 4 – 5 triệu. Em thấy ảnh hưởng là chi tiêu của mình nó giảm lại để mình bù vô tiền xăng. Em sẽ vẫn tiếp tục làm thêm để xoay sở tiền xăng”, Khắc Toàn, SV Trường ĐH Công nghệ TP.HCM chia sẻ.
Làm việc nguy hiểm, độc hại được bồi dưỡng bằng hiện vật trị giá 15.000-30.000 đồng/ngày?
Người lao động, học sinh, sinh viên làm việc hay thực tập trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại được bồi dưỡng bằng hiện vật, tính theo định suất hằng ngày và có giá trị bằng tiền từ 15.000 - 30.000 đồng.
Đó là nội dung của dự thảo Thông tư Hướng dẫn thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại, đang được Bộ LĐ-TB-XH lấy ý kiến đóng góp.
Thông tư này áp dụng đối với công chức, viên chức, người lao động, học sinh, sinh viên thực tập hay học nghề, tập nghề đang làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định của pháp luật; hoặc đang làm việc trong môi trường lao động có ít nhất một trong các yếu tố nguy hiểm, độc hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép theo quy định của Bộ Y tế.
Nghề hàn cũng là một trong những nghề nặng nhọc, độc hại. Ảnh M.Q
Những người trực tiếp tiếp xúc với các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, B, C theo quy định tại luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, cũng sẽ được bồi dưỡng bằng hiện vật theo thông tư này.
Theo ông Hà Tất Thắng, Cục trưởng Cục An toàn lao động, Bộ LĐ-TT-XH, bồi dưỡng bằng hiện vật được hiểu là những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, có tác dụng nâng cao sức khoẻ, thể trạng của người lao động đang làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm độc hại, giúp phòng ngừa bệnh tật và thải độc, giảm bớt hậu quả của các yếu tố độc hại này.
Cụ thể, mức bồi dưỡng được tính theo định suất hằng ngày và có giá trị bằng tiền tương ứng, với mức 1 là 15.000 đồng, mức 2 là 20.000 đồng, mức 3 là 25.000 đồng và mức 4 là 30.000 đồng. Được biết so với quy định trước đó (năm 2013), mỗi mức được tăng thêm 5.000 đồng.
Điều đặc biệt là bồi dưỡng này không được trả bằng tiền, không được trả vào lương (gồm cả đưa vào đơn giá tiền lương) thay cho hiện vật.
Người lao động, học sinh, sinh viên làm việc, thực tập trong môi trường trực tiếp tiếp xúc với các bệnh truyền nhiễm như cúm A-H5N1, đậu mùa, tả, viêm đường hô hấp cấp nặng do vi rút và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới phát sinh chưa rõ tác nhân gây bệnh... (nhóm A); bệnh do vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS), bạch hầu, cúm, dại, lao phổi, sốt rét, sốt phát ban, tay chân miệng... (nhóm B); giang mai, các bệnh do giun, mắt hột, sốt xuất huyết do vi rút Han-ta, viêm họng, viêm miệng... sẽ nằm trong mức 1 (15.000 đồng).
Người lao động, học sinh, sinh viên làm việc, thực tập trong môi trường nguy hiểm độc hại như trên, đồng thời có yếu tố xếp thang điểm 5 trở lên thuộc nhóm yếu tố về vệ sinh môi trường lao động gồm áp lực khí quyển, nồng độ hơi khí độc, nồng độ bụi, độ rung sốc, tiếng ồn... lớn hơn mức quy định của giới hạn cho phép, hoặc có yếu tố bức xạ ion hóa, điện từ trường tần số công nghiệp... sẽ nhận mức bồi dưỡng 4 (30.000 đồng).
Thông tư này yêu cầu người sử dụng lao động phải áp dụng các biện pháp kỹ thuật, tăng cường các thiết bị an toàn và vệ sinh lao động để cải thiện điều kiện lao động.
Trong trường hợp chưa thể khắc phục được hết các yếu tố nguy hiểm, độc hại thì phải tổ chức bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động để ngăn ngừa bệnh tật và bảo đảm sức khỏe cho người lao động. Khi người sử dụng lao động áp dụng các biện pháp kỹ thuật, tăng cường thiết bị an toàn lao động và cải thiện điều kiện lao động, bảo đảm không còn yếu tố nguy hiểm, độc hại thì dừng thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật.
Hà Nội khuyến cáo tránh trải nghiệm tàu Cát Linh giờ cao điểm Đơn vị quản lý đường sắt Cát Linh - Hà Đông khuyến cáo người dân tránh trải nghiệm tàu vào giờ cao điểm để phòng dịch, nếu khách quá đông sẽ tạm đóng cửa nhà ga. Sáng 8/11, tại ga Yên Nghĩa, lượng hành khách tới để trải nghiệm tàu khá đông; chủ yếu là người già và sinh viên. "Hơn 5.000 vé...