Giá xăng tại Việt Nam phụ thuộc vào điều gì?
Là quốc gia phụ thuộc nguồn xăng dầu nhập khẩu, giá xăng tại Việt Nam chịu ảnh hưởng lớn từ giá tại nguồn nhập, là Singapore. Trong khi đó, nước này phải nhập dầu thô từ OPEC.
Kể từ khi trở thành loại nhiên liệu hóa thạch sử dụng phổ biến nhất thế giới, dầu thô đã khẳng định vị trí độc quyền của nó trong nhiều ngành công nghiệp. Với hơn 2.000 sản phẩm thông dụng có thể sản xuất từ những chế phẩm có nguồn gốc dầu thô, nhiên liệu hóa thạch này được mệnh danh là “vàng đen”, và từng nhiều lần làm chao đảo nền kinh tế toàn cầu khi xảy ra biến động giá.
Biến động của giá dầu thô thường theo xu hướng chung, nhưng có biên độ khác nhau giữa các nhánh dầu. Các chỉ tiêu thương mại của dầu bao gồm tỷ trọng, độ nhớt, hàm lượng lưu huỳnh là căn cứ để chia thành dầu nhẹ, dầu nặng, dầu ngọt, dầu chua…
Ví như loại dầu thô ngọt nhẹ sẽ dễ dàng chiết xuất các chế phẩm xăng hay dầu diesel hơn so với loại dầu nặng. Do đó, tại các quốc gia thuộc khu vực tiêu thụ khác nhau, giá dầu thô có khác biệt, và ảnh hưởng tới giá bán lẻ.
Thế giới hiện có 5 nhóm dầu chính (giỏ giá) làm chuẩn cho phần lớn các khu vực trên thế giới, bao gồm dầu Brent, dầu WTI, dầu Dubai/Oman, dầu Tapis, dầu Minas và giỏ giá dầu OPEC.
Giỏ giá được áp dụng trên thế giới. Nguồn: ICE.
Dầu Brent là loại được sử dụng nhiều nhất trên các hợp đồng mua bán, được lấy theo giá chung tại khu vực khai thác ở biển Bắc, thuộc Anh. Đây là loại dầu lý tưởng để tinh chế xăng, dầu diesel và các sản phẩm có nhu cầu cao khác. Do khai thác chủ yếu trên biển nên đây cũng là loại dầu có thể cung ứng dễ dàng tới toàn thế giới qua đường biển.
Video đang HOT
WTI là loại dầu ngọt nhẹ có chất lượng cao, được khai thác từ các giếng khoan tại Mỹ, và thường được chuyển bằng đường ống để lưu giữ tập trung tại Cushing, Oklahoma. Do khai thác trong nội địa, vận chuyển khó khăn nên WTI hầu hết cũng chỉ được tiêu thụ tại Mỹ.
Dầu Dubai/Oman là nhóm dầu được khai thác từ các nước vùng Trung Cận Đông, và được sử dụng làm chuẩn cho các loại dầu khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Đây là loại dầu có hàm lượng lưu huỳnh cao hơn so với Brent hay WTI, và cũng là giá dầu áp dụng cho Singapore.
Giá xăng Việt Nam phụ thuộc lớn vào Singapore, trong khi Singapore là nước chuyên nhập khẩu dầu thô và chế xuất lại. Ảnh: Lê Quân.
Trong số các nhà cung ứng, OPEC và Nga là những ông vua dầu mỏ, bởi nắm trong tay trữ lượng dầu lớn nhất thế giới. Đặc điểm dầu của OPEC là khá đa dạng do khai thác từ nhiều quốc gia, bao gồm cả dầu nặng và dầu nhẹ, tạo cho nhóm này ưu thế vượt trội hơn hẳn so với các đối thủ cạnh tranh khác. Giỏ giá dầu OPEC được lấy theo giá dầu trung bình hàng ngày của các quốc gia thuộc khối.
Việt Nam nhập khẩu các chế phẩm xăng dầu từ nguồn chính là Singapore. Trong khi đó, 2/3 lượng dầu nhập khẩu vào Singapore là từ các nguồn UAE, Ả-rập Xê-út và Qatar, với khoảng 950.000 thùng mỗi ngày. Đất nước này cũng có sản lượng lọc hóa lên tới 1,5 triệu thùng một ngày. Do đó, dù là quốc gia không có sẵn nguồn dầu thô nội địa, nhưng Singapore lại là nước xuất khẩu chế phẩm dầu lớn tại ASEAN.
Theo thông tin từ OPEC, giá dầu hôm nay (19/4) của nhóm nước này ở mức 36,58 USD một thùng, giảm khoảng 1,5 USD từ mức 38,05 USD một thùng vào phiên chốt ngày thứ 6 tuần trước. Đây là kết quả từ sự thất bại của cuộc đàm phán giữa 28 quốc gia thuộc OPEC vào cuối tuần trước, khi các nước không tìm được tiếng nói chung về sản lượng dầu khai thác, khiến nguy cơ thừa cung trở nên hiện hữu.
Theo News Zing
Sau taxi, xe khách liên tỉnh cũng đồng loạt giữ giá
Trong vòng hai tháng, giá xăng đã giảm xuống mức đỉnh điểm từ trước đến nay, nhưng giá cước vận tải giảm nhỏ giọt thậm chí là không giảm, người dân đành ngậm đắng chấp nhận đi xe trả giá cước cao.
Tại các bến xe, lượng xe khách liên tỉnh đông để cho khách lựa chọn.
* Sẽ thanh tra thuế nếu các doanh nghiệp vận tải, hãng taxi không chịu giảm giá cước.
Phí cầu đường, BOT cao ngất ngưởng
Nhiều ngày qua, người dân đi các tuyến xe liên tỉnh tỏ thái độ khá bức xúc khi giá xăng đã giảm mạnh, nhưng giá cước xe vẫn giữ nguyên như khi xăng ở thời điểm cao nhất 26.000 đồng/lít. Ông Nguyễn Văn Nam (58 tuổi) ở Xuân Trường, Nam Định chia sẻ: "Gần 5 năm nay, giá vé xe khách từ Nam Định đi Hà Nội chỉ có tăng, không hề giảm, mặc dầu xăng đã giảm xuống rất nhiều. Nhưng khi giá xăng tăng một tí thì các nhà xe lại thi nhau đồng loạt tăng giá".
Lý giải về việc xăng giảm mà các xe khách vẫn giữ nguyên giá vé, ông Bùi Danh Liên - Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội cho biết: "Trước tết các doanh nghiệp vận tải và các tuyến cố định đã giảm giá. Bởi vậy, sau tết dầu không giảm thì họ không giảm (xe khách chạy bằng dầu).
Gần đây, các trạm BOT "mọc" lên như nấm, có nhiều tuyến đường phí cầu, phà cao hơn giá dầu. Bởi vậy, khi các tuyến cố định điều chỉnh giá cước vận tải không chỉ phải căn cứ vào yếu tố nhiên liệu mà còn yếu tố khác, trong đó yếu tố phí cầu đường, đặc biệt phí BOT tăng lên rất lớn. Cho nên các tuyến xe khách phải cân đối cái đó. Nên nếu giảm theo giá dầu mà chi phí khác tăng thì không được".
Đơn cử phí cầu đường, BOT của một xe khách giường nằm chạy tuyến Hà Nội - Hà Tĩnh, trung bình tốn 16-17 triệu đồng/tháng. Xe khách 45 chỗ chạy tuyến Hà Nội - Thái Bình mỗi năm phí cầu đường bộ lên đến 90 triệu đồng. Doanh nghiệp vận tải khách liên tỉnh rất khó giảm giá vé do phí đường bộ liên tục tăng.
Ông Liên cũng cho biết thêm trước tết các cơ quan chức năng đã có một đợt thanh tra và đôn đốc các doanh nghiệp giảm giá. Bởi vậy, sau tết giá xăng giảm, nhưng giá dầu không giảm nên các tuyến xe khách liên tỉnh chưa có yếu tố để có thể giảm giá được.
Mạnh tay xử lý các doanh nghiệp không giảm giá cước
Thời điểm hai tháng vừa qua xăng giảm xuống sát nút, đồng thời chiều ngày 4.3, Liên bộ Công Thương - Tài chính đã quyết định chi quỹ bình ổn giá xăng dầu để giữ ổn định giá trong lần điều chỉnh giá xăng dầu theo chu kỳ 15 ngày kế tiếp. Thế nhưng nhiều hãng taxi vẫn vô cảm, bình thản giữ nguyên giá cước thời điểm xăng 26.000 đồng/lít.
Chị Nguyễn Thị Ngọc (32 tuổi ở Hà Tĩnh) có con điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương chia sẻ: "Mỗi lần hai mẹ con đi ra khám và lấy thuốc định kỳ đều phải đi taxi vì con yếu quá không đi xe buýt được. Nghe tin đài báo đưa thông tin về giá xăng giảm, thế nhưng khi đi giá taxi vẫn không giảm. Tôi đi từ Bệnh viện Nhi Trung ương về đến Minh Khai vẫn mất 100 nghìn đồng như lần giá xăng chưa giảm".
Cụ thể, xăng RON92 13.752 đồng/lít, xăng E5 13.321 đồng/lít song các doanh nghiệp taxi vẫn trây ỳ không chịu giảm, giữ nguyên giá cước thời điểm xăng 26.000 đồng/ lít. Việc giá xăng dầu giảm trong mấy đợt liên tiếp gần đây là cơ hội để giá cước vận tải giảm theo. Người tiêu dùng không chỉ hưởng lợi trực tiếp từ việc giảm giá trong chi phí đi lại, mà còn gián tiếp hưởng lợi từ việc hàng hóa giảm theo. Vì thế, người dân không thể chấp nhận các doanh nghiệp, hãng taxi trây ỳ, không chịu giảm giá cước.
Để các hãng taxi chịu giảm giá cước Bộ Giao thông Vận tải và các sở giao thông đã vào cuộc. Đến thời điểm này, phần lớn các đơn vị taxi đã giảm giá, đăng ký giảm giá hoặc đang làm thủ tục giảm giá. Tuy nhiên, cái tồn tại lớn là các hãng taxi giảm giá chưa phù hợp với mức giảm của xăng, giảm theo kiểu đối phó, tránh dư luận và các cơ quan chức năng. "Có những hãng taxi chỉ giảm có 300 đồng/km là không phù hợp, trong khi đó xăng từ 26.000đ giảm xuống gần 14.000đ/lít. Tôi cho rằng đây là cù lì, giảm giá chỉ để đối phó là có giảm nhưng nó không phù hợp với tỉ lệ giảm của giá xăng hiện nay. Bên cạnh đó, taxi không chịu thuế tàu, phà mà do khách chịu, nên việc giảm cước phải theo mức giảm của xăng. Giảm nhỏ giọt, giảm như vậy là không phù hợp buộc dư luận xã hội phải lên án". Ông Liên cho biết.
Trong thời gian vừa qua, đã có 7 hãng taxi bị phạt do không giảm giá cước với mức thấp nhất 30 triệu đồng, mức cao 80 triệu đồng. Ông Liên cũng cho biết thêm: "Nếu hãng taxi nào tiếp tục không giảm thì sẽ bị thanh tra thuế, nếu thu nhập tăng lên, không kê khai nộp thuế bổ sung thêm tức là trốn thuế khi ấy xử phạt theo luật rất nghiêm khắc".
Theo Lao Động
Giá xăng sắp tăng 300 đồng? Do xu hướng của giá thế giới đang nhích nhẹ trong những ngày qua, giá xăng trong nước có thể được điều chỉnh tăng lần đầu tiên sau 10 lần giảm liên tiếp. Theo chu kỳ điều hành giá xăng của liên Bộ Tài chính - Công Thương, ngày 4/3 tới sẽ là thời điểm điều chỉnh giá nhiên liệu trong nước tiếp...