Giá xăng đủng đỉnh vì chậm sửa luật
Giá xăng dầu thế giới tiếp tục giảm mạnh nhưng như bao lần khác, giá trong nước vẫn đủng đỉnh. Nguyên nhân chính là do quy định quá lạc hậu của nghị định 84 về kinh doanh xăng dầu.
Đáng nói là nhiều lần lãnh đạo các bộ ngành đã thừa nhận sự lạc hậu này nhưng việc sửa đổi vẫn trì hoãn.
Các chuyên gia trong lĩnh vực xăng dầu cho rằng việc chậm sửa đổi nghị định 84 sẽ khiến giá xăngkhông minh bạch, từ đó chỉ mang lại lợi ích cho một bộ phận nhỏ những người trong ngành xăng dầu, trong khi người tiêu dùng và ngay cả các đại lý bán lẻ xăng dầu cũng phải chịu thiệt.
Có thể giảm ngay 500 đồng/lít
Theo các doanh nghiệp đầu mối xăng dầu, hai tuần trở lại đây giá xăng A92 nhập khẩu tại Singapore đã có xu hướng giảm. Trong khoảng 10 ngày qua, đa số phiên giao dịch đều chốt giá ở mức 111-113 USD/thùng. Giá nhập khẩu trên khi nhập VN cộng thêm các khoản thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, các khoản phí và chi phí kinh doanh định mức… vào khoảng 22.250 đồng/lít. Với giá bán lẻ hiện nay đối với xăng A92, chênh lệch giữa giá đầu vào và đầu ra là 900 đồng/lít.
Như vậy, rõ ràng các doanh nghiệp đầu mối đã có lời. Tuy nhiên, do quy định giá cơ sở phải tính trong khoảng thời gian trung bình 30 ngày kể từ ngày chốt giá trở về trước nên một số doanh nghiệp cho rằng mới chỉ hòa vốn.
Do thực tế doanh nghiệp đầu mối đang có lãi nên đã mạnh dạn tăng mức chiết khấu cho các đại lý. Nhiều đại lý xăng dầu khẳng định chiết khấu ở mặt hàng xăng A92 đã lên tới 770 đồng/lít và dầu lên tới 850 đồng/lít.
Một số doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu cho rằng nếu nghị định 84 đã được sửa để giá bán lẻ xăng dầu trong nước diễn biến sát giá thế giới hơn thì thời điểm này, giá bán lẻ xăng A92 đã có thể giảm được khoảng 500 đồng/lít, quyền lợi với người tiêu dùng được đảm bảo và doanh nghiệp đầu mối, đại lý xăng dầu cũng không bị thiệt thòi.
Video đang HOT
Người dân đổ xăng tại cây xăng trên đường Trần Xuân Soạn, Q.7, TP.HCM tối 17/12 – Ảnh: Thuận Thắng
Không nên chần chừ
Nghị định 84 về hoạt động kinh doanh xăng dầu có hiệu lực từ tháng 12/2009. Suốt từ đó đến nay, giới kinh doanh xăng dầu, đặc biệt các đại lý, doanh nghiệp tư nhân bán lẻ xăng dầu, đã kêu than về những điểm bất hợp lý khiến quyền lợi của số đông không được đảm bảo.
Từ giữa năm 2011, trong nhiều cuộc họp liên quan đến lĩnh vực xăng dầu, lãnh đạo Bộ Tài chính, Bộ Công thương đã thừa nhận nghị định 84 có nhiều điểm lạc hậu, không còn phù hợp với tình hình thực tế, cần sửa đổi. Tuy nhiên, suốt từ đó đến nay vẫn chưa thấy bóng dáng của “nghị định 84 mới”.
Ông Phạm Quốc Tuấn, Công ty TNHH V.P.I (doanh nghiệp cung cấp nhiều dịch vụ trong ngành xăng dầu), cho rằng quy định giá cơ sở 30 ngày cản trở sự linh hoạt của thị trường xăng dầu. Theo ông Tuấn, giá cơ sở nên đưa về mức tính trung bình trong khoảng 10 ngày kể từ ngày chốt giá trở về trước.
Như vậy, giá trong nước sẽ được điều chỉnh (cả tăng và giảm) sát với giá thế giới hơn. Chu kỳ của giá xăng nhập khẩu tại Singapore cũng thường ở khoảng thời gian 10 ngày chứ không kéo dài 30 ngày.
Theo ông Tuấn, bên cạnh việc sửa khoảng thời gian tính giá cơ sở, một trong những điểm quan trọng là minh bạch giá cả bằng việc sửa lại phần chi phí định mức kinh doanh (hiện là 600 đồng/lít), tránh như hiện nay doanh nghiệp đầu mối cho biết mức 600 đồng không đủ, từ đó khó xác định họ lỗ lãi như thế nào. Việc nâng mức chi phí kinh doanh định mức sẽ phải đi kèm là mức chiết khấu cho đại lý được nâng lên, đồng thời quy định mức tối thiểu.
Hiện do không có mức quy định rõ, việc điều hành giá lại cứng nhắc khiến đại lý xăng dầu luôn ở thế bị động, phụ thuộc hoàn toàn vào doanh nghiệp đầu mối.
Theo các chuyên gia xăng dầu, bên cạnh những điểm bất hợp lý trên, nghị định 84 còn gây cản trở quyền lợi của người tiêu dùng và số đông đại lý bán lẻ xăng dầu ở điểm không có cạnh tranh. Vì thế cần sớm tăng cường tính cạnh tranh ở thị trường xăng dầu cho cả giới đại lý bán lẻ và doanh nghiệp đầu mối.
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong cho rằng nghị định 84 cần được sửa đổi để giải bài toán minh bạch giá xăng dầu theo nguyên tắc thị trường với mục tiêu giảm thiểu tình trạng xin – cho và khuyến khích cạnh tranh. Đi vào chi tiết, ông Phong cho rằng khi sửa nghị định 84 cần rà soát, hoàn thiện những quy định liên quan đến chỉ tiêu kỹ thuật và chi phí hoạt động của ngành xăng dầu, công khai thông tin và khuyến khích phản biện của những người am hiểu thị trường để đưa ra được chính sách quản lý, điều hành hài hòa lợi ích các bên, tạo sự đồng thuận cao trong xã hội.
“Vẫn đang cân nhắc các phương án sửa”
Trao đổi với PV về việc sửa nghị định 84/2009, một lãnh đạo Vụ Thị trường trong nước Bộ Công thương cho biết hiện Bộ Công thương đang xin ý kiến các tỉnh thành, các bộ Giao thông vận tải, Tài nguyên – môi trường… để tổng hợp, từ đó có kiến nghị gửi Thủ tướng Chính phủ. Trước kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước và bản thân lãnh đạo Petrolimex cũng đề nghị hiện đã có Nhà máy lọc dầu Dung Quất, nên giảm thời gian dự trữ lưu thông từ 30 ngày hiện nay xuống 20 ngày để giá xăng dầu trong nước bám sát giá thế giới hơn, vị lãnh đạo này cho biết hiện Bộ Công thương vẫn đang cân nhắc các phương án. Tuy nhiên, ông này cho biết Bộ Công thương sẽ trình Thủ tướng Chính phủ ý kiến của mình về việc sửa nghị định 84/2009 trong tháng 12.
Petrolimex thừa nhận đã có lãi
Trao đổi với PV, ông Trần Ngọc Năm, phó tổng giám đốc Petrolimex, thừa nhận nếu tính theo đúng quy định (chi phí định mức kinh doanh xăng dầu đối với mặt hàng xăng là 600 đồng/lít, mazut là 400 đồng/kg) thì xăng đang lãi gần 200 đồng/lít, các mặt hàng dầu lãi khoảng 500 đồng/lít, kg. Tuy nhiên định mức trên thấp hơn so với chi phí thực tế rất nhiều, liên bộ Tài chính – Công thương đã dự kiến điều chỉnh định mức từ 600 đồng/lít lên 860 đồng/lít (chưa kể các vùng sâu vùng xa được cộng thêm chi phí) nên thực tế xăng Petrolimex vẫn lỗ gần 100 đồng/lít. Riêng các mặt hàng dầu thì lãi trên 200 đồng/lít, kg.
Về việc sửa nghị định 84 để giá trong nước tiến sát giá thế giới, ông Trần Ngọc Năm cho rằng “nên sửa quy định về thời gian dự trữ lưu thông bắt buộc từ 30 ngày hiện tại xuống 20 ngày”. Ông Năm cho rằng mức 20 ngày là phù hợp với thực tế VN vì nay đã có Nhà máy lọc dầu Dung Quất. Với công suất hiện tại, Dung Quất có thể tham gia dự trữ, khi cần sẽ xuất xăng dầu ra đảm bảo nguồn cung cho thị trường.
Theo 24h
Petrolimex lỗ, lương nhân viên 21 triệu
Tập đoàn này có nhiều vấn đề như thị phần giảm, lỗ năm 2011 trên 1.400 tỉ nhưng lương nhân viên tại công ty mẹ tập đoàn vẫn gần 21 triệu đồng/tháng...
Kiểm toán Nhà nước vừa có báo cáo kiểm toán báo cáo tài chính năm 2011 Tập đoàn Xăng dầu VN (Petrolimex).
Theo báo cáo của Kiểm toán Nhà nước (KTNN), trong năm 2011 tính chung toàn tập đoàn thì Petrolimex lỗ trước thuế trên 1.400 tỉ đồng, trong đó riêng khối các đơn vị kinh doanh xăng dầu lỗ cao hơn, trên 2.300 tỉ đồng. Công nhận lỗ trên có phần do Nhà nước điều hành giữ giá xăng dầu và do điều chỉnh tỉ giá USD nhưng cũng theo báo cáo của KTNN, Petrolimex có thị trường tiêu thụ khắp cả nước nhưng thị phần đang sụt giảm tại các tỉnh, thành phố lớn - khu vực có điều kiện giao thông thuận lợi - do phải cạnh tranh với các đầu mối khác. Thị phần của Petrolimex năm 2011 chỉ còn 48%, liên tục giảm so với năm 2010 (49%), năm 2009 (50%).
Một cửa hàng xăng dầu trong lần tăng giá hồi tháng 8/2012 - Ảnh: Minh Đức
Đầu tư chứng khoán lỗ
Dù lỗ năm 2011 và thị phần giảm nhưng theo KTNN, tại công ty mẹ Petrolimex tổng quỹ tiền lương năm 2011 là trên 60 tỉ đồng, tăng 1,6% so với năm 2010. Thực tế tiền lương bình quân ở công ty mẹ lên tới 20,96 triệu đồng/người/tháng, bằng 1,75 lần mức lương khối văn phòng các đơn vị thành viên.
Trong khi đó, lương bình quân khối kinh doanh xăng dầu (gồm công ty mẹ và 42 đơn vị thành viên) chỉ được 6,6 triệu đồng/người/tháng. KTNN cho biết dù tiền lương của Petrolimex tuân thủ các quy định hiện hành nhưng cơ chế thực hiện đã hạn chế vai trò đòn bẩy kinh tế của thu nhập, tiền trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
KTNN cũng đã công bố được con số giá thành xăng dầu tiêu thụ nội địa của Petrolimex bình quân chỉ 17.583 đồng/lít (chưa tính thuế - pv), trong đó giá vốn mua xăng dầu chỉ 16.587 đồng/lít. KTNN nêu rõ con số chi phí hao hụt của Petrolimex lên đến 189 đồng/lít (hoặc kg)... KTNN cho biết đã phát hiện công tác quản lý hao hụt xăng dầu tại một số đơn vị của Petrolimex còn những thiếu sót, cần được tập đoàn rà soát, đánh giá mức độ và đề ra biện pháp khắc phục...
Tại Petrolimex cũng đang có khoản lỗ không nhỏ từ đầu tư chứng khoán. Theo KTNN, do thị trường chứng khoán thời gian qua khó khăn, giá cổ phiếu giảm sâu dẫn tới các đơn vị phải trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán. Đặc biệt, tại phần đề cập về "quản lý vốn chủ sở hữu", KTNN nhắc lại tổng lỗ từ khối kinh doanh xăng dầu của Petrolimex năm 2011 là trên 2.300 tỉ đồng và nhấn mạnh thêm: nếu tính cả khoản lỗ do định giá lại các khoản đầu tư chứng khoán tại thời điểm Petrolimex chuyển thành công ty cổ phần là trên 949 tỉ đồng, tổng số lỗ Nhà nước phải xem xét "xử lý" lên tới trên 3.300 tỉ đồng.
Petrolimex còn đầu tư vào lĩnh vực bất động sản, bảo hiểm, ngân hàng với tổng giá trị trên 1.500 tỉ đồng, tương đương 15,6% vốn chủ sở hữu. Dù đầu tư diễn ra từ nhiều năm trước nhưng trong điều kiện Petrolimex có khó khăn về vốn kinh doanh, chi phí tài chính tăng cao, hiệu quả kinh doanh lĩnh vực chính giảm sút thì theo KTNN, việc đầu tư ra ngoài ngành với giá trị đầu tư lớn cần được phân tích kỹ để tái cơ cấu vốn hiệu quả, tập trung vốn cho lĩnh vực kinh doanh xăng dầu.
Vốn lớn, nợ nhiều
Về tuân thủ chế độ tài chính, kế toán, theo KTNN, nhiều đơn vị của Petrolimex đã phản ánh thừa hoặc thiếu doanh thu, thu nhập, nhiều đơn vị còn thực hiện ký hợp đồng bán hàng với điều khoản chưa chặt chẽ, ký hợp đồng với các đại lý chưa đủ điều kiện theo nghị định 84/2009 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu. Với công ty mẹ Petrolimex, KTNN còn cho thấy những lỗi lớn hơn như: hạch toán trùng chi phí, tính thiếu chi phí thuê đất, quy định mức cước vận chuyển nội địa để các đơn vị trong ngành ký với các công ty thành viên tập đoàn cao hơn mức cước của thị trường tại cùng thời điểm. Chưa hết, Petrolimex định giá khoản đầu tư tại Công ty cổ phần Hóa dầu (mã chứng khoán PLC) chưa chính xác, thiếu hẳn số cổ phần được chia thêm theo cổ tức, lên tới trên 84 tỉ đồng.
Với công tác quản lý tài sản ngắn hạn, sau khi soát xét, KTNN cũng cho rằng tại Petrolimex còn những tồn tại. Có đơn vị của Petrolimex chưa có biện pháp thu tiền ở các cửa hàng trong thời điểm ngày nghỉ, ngày lễ kịp thời, dẫn tới số tiền ở các cửa hàng này tồn lớn, tiềm ẩn rủi ro. Có công ty con còn để số dư tiền ở ngân hàng dưới dạng tiền gửi không kỳ hạn cao (lãi suất được hưởng thấp - pv), chưa quản trị linh hoạt nguồn tiền nhàn rỗi. Riêng Công ty cổ phần vận tải VIPCO đã ký quỹ ủy thác vay vốn, đối tác không thực hiện được hợp đồng nhưng VIPCO vẫn giải ngân số tiền trên 20 tỉ đồng không rõ lý do, đến nay chưa thu hồi được...
Kết quả chung, KTNN cho biết Petrolimex báo cáo tại thời điểm 31/12/2011, tập đoàn này có tổng tài sản trên 57.665 tỉ đồng. Tuy nhiên, sau kiểm toán, KTNN xác định tổng tài sản của Petrolimex lên tới trên 57.713 tỉ, tăng trên 47 tỉ đồng. Dù vốn lớn tới trên 57.000 tỉ đồng, nhưng thực tế KTNN cho biết nợ phải trả của Petrolimex cũng rất lớn, lên tới trên 44.000 tỉ đồng... KTNN kiến nghị Petrolimex cần chấn chỉnh công tác quản lý tài chính, kế toán, hạch toán cả ở công ty mẹ và công ty thành viên, rà soát các hợp đồng đại lý tổ chức đấu thầu, chào giá cạnh tranh để giảm các yếu tố đầu vào như cước vận chuyển, dịch vụ bảo hiểm, ngân hàng - những yếu tố có thể giảm giá thành xăng dầu.
TS Vũ Đình Ánh (nguyên viện phó Viện Khoa học thị trường giá cả): Lương vượt quá xa mức chung
Mức lương gần 21 triệu đồng/người/tháng ở công ty mẹ của Petrolimex theo kết quả kiểm toán năm 2011 so với nhu cầu của tầng lớp nào đó thì không cao, nhưng đã vượt quá xa mức chung của xã hội.
Tuy nhiên không chỉ lương, điều cần quan tâm nữa là các chi phí của doanh nghiệp độc quyền thế nào. Lương cao, từ đây các cơ quan quản lý nhà nước nên tính toán xem chi phí của Petrolimex có quá cao không. Nếu trước đây bán được 8 triệu lít, kg xăng dầu mà chi phí là 1, nay lên 9 triệu lít, kg mà chi phí là 2 thì dứt khoát có vấn đề, cần giám sát chặt.
Điều đáng quan tâm nữa là tiền gửi tiết kiệm của các đơn vị thành viên Petrolimex ở mức không kỳ hạn nhiều. Điều này dễ hiểu bởi gửi không kỳ hạn thì lợi tức rất thấp. Các ngân hàng rất muốn lôi kéo những "ông lớn" kiểu Petrolimex cũng vì thế.
PGS.TS Ngô Trí Long (chuyên gia về giá): Có thể đặt câu hỏi rồi
Tiền lương ở công ty mẹ của Petrolimex, theo tôi, là quá cao so với mức lương trung bình của xã hội. Dù xăng dầu là ngành độc hại, nhưng nhiều ngành còn độc hại hơn. Trong khi đó, chi phí như hao hụt đang ở mức 189 đồng/lít tôi cho rằng cũng đã có thể đặt câu hỏi rồi. Bởi tổng chi phí định mức chỉ 600 đồng/lít, mà hao hụt như vậy có thể không cao so với định mức do chính Petrolimex đặt ra, nhưng chi phí xã hội phải trả cho trên 9 triệu lít xăng dầu Petrolimex bán ra năm 2011 sẽ thành con số không nhỏ.
Theo 24h
Sẽ giảm giá xăng dầu khi có điều kiện Đó là khẳng định của Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công thương) Nguyễn Xuân Chiến. "Hiện Liên Bộ Tài chính-Công Thương vẫn liên tục bám sát giá xăng dầu thế giới. Khi có điều kiện, liên Bộ sẽ yêu cầu giảm giá ngay vì quyền lợi của người tiêu dùng và cả doanh nghiệp xăng dầu", ông Chiến khẳng...