Giá xăng dầu trong nước sẽ tiếp tục giảm mạnh?
Lãnh đạo một doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu cho rằng giá bán lẻ mặt hàng này có thể tiếp tục giảm sâu, do giá dầu thế giới không ngừng lao dốc.
Còn 6 ngày nữa mới đến kỳ điều hành giá nhưng một số doanh nghiệp dự báo, nếu giá dầu thế giới tiếp tục giảm thì giá xăng dầu trong nước sẽ có kỳ giảm giá thứ 5 liên tiếp.
Xăng dầu được dự báo sẽ tiếp tục giảm giá trong kỳ điều hành ngày 11/8.
Theo đó, ngày 3/8, giá dầu thế giới đã giảm sau khi dữ liệu cho thấy lượng dầu thô tồn kho của Mỹ tăng và Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đối tác (OPEC ) nhất trí tăng nhẹ sản lượng trong tháng 9.
Cụ thể, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 9 giảm 3,76 USD (tương đương 4%) xuống 90,66 USD/thùng trên sàn giao dịch hàng hóa New York. Giá dầu thô Brent giao tháng 10 cũng giảm 3,76 USD (3,7%) xuống gần 96,78 USD/thùng trên sàn giao dịch liên lục địa.
Giá dầu giảm sau khi Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ (EIA) cho biết lượng dầu thô tồn kho của nước này đã tăng 4,5 triệu thùng trong tuần kết thúc vào ngày 29/7. Dữ liệu của EIA cũng cho thấy tổng lượng xăng tồn kho trong tuần trước của Mỹ tăng 200.000 thùng trong khi dầu nhiên liệu chưng cất giảm 2,4 triệu thùng. Trong cuộc họp mới nhất, OPEC đã quyết định tăng nhẹ sản lượng thêm 100.000 thùng/ngày trong tháng 9 nhằm kiềm chế giá dầu ngày càng tăng vọt.
Video đang HOT
Trả lời VTC News, lãnh đạo một doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối cho rằng nếu giá dầu thế giới tiếp tục giảm hoặc đi ngang trong những ngày tới thì chắc chắn giá bán lẻ trong nước sẽ giảm mạnh.
“Xăng dầu trong nước lên xuống phụ thuộc vào giá dầu thế giới và việc điều hành quỹ Bình ổn giá (BOG). Những ngày qua giá dầu thế giới liên tục giảm mạnh, có thể sẽ khiến giá trong nước giảm theo. Tuy nhiên mức giảm phụ thuộc vào việc trích quỹ BOG và biến động giá thế giới những ngày trước kỳ điều hành giá”, vị này nói.
Vẫn theo vị này, dù giảm mạnh nhưng giá dầu thế giới vẫn tiềm ẩn nhiều bất thường do tình hình địa chính trị thế giới đang có nhiều bất ổn, nhất là sau chuyên thăm Đài Loan của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi.
Liên quan đến hoạt động của quỹ BOG, lãnh đạo doanh nghiệp cho rằng quỹ hoạt động không hiệu quả trong thời gian qua. “Quỹ BOG chỉ phát huy hiệu quả trong trường hợp giá xăng dầu biến động ở phạm vi hẹp và nhà nước can thiệp sâu vào giá hàng hoá. Nay giá xăng dầu trong nước khá sát với giá thế giới, thời gian giữa hai kỳ điều hành ngắn, nên quỹ BOG khó phát huy hiệu quả”, đại diện doanh nghiệp cho biết.
Tại kỳ điều hành trước, xăng E5 RON92 giảm 450 đồng/lít, xăng RON95 giảm 470 đồng/lít, dầu diesel giảm 950 đồng/lít, dầu hỏa giảm 710 đồng/lít. Sau điều chỉnh, xăng E5 RON92 có giá bán tối đa là 24.620 đồng/lít, xăng RON95 là 25.600 đồng/lít, dầu diesel là 23.900 đồng/lít, dầu hỏa 24.530 đồng/lít, dầu mazut 16.540 đồng/kg. Như vậy, giá xăng đã giảm phiên thứ 4 liên tiếp trong sự mong ngóng của người tiêu dùng.
Hôm nay, giá xăng tăng lần thứ 6 liên tiếp, vượt 32.000 đồng/lít?
Lãnh đạo một doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu nhận định trong kỳ điều hành 13/6, giá xăng RON95 có thể lập kỷ lục mới là vượt 32.000 đồng/lít.
Dữ liệu từ Bộ Công Thương cho thấy, giá xăng bình quân trên thị trường Singapore cập nhật đến 7/6 với RON 92 là 147,8 USD một thùng, còn RON 95 là 153,62 USD một thùng, tăng mạnh so với chu kỳ trước. Tương tự, giá các loại dầu cũng tăng cao.
Giá xăng có thể vượt mốc 32.000 đồng/lít trong kỳ điều hành giá chiều nay 13/6.
Theo lãnh đạo một doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu, với đà tăng liên tục của giá dầu thế giới thì giá bán lẻ xăng dầu trong nước nhiều khả năng sẽ tiếp tục được điều chỉnh tăng trong kỳ điều hành ngày 13/6.
"Do giá dầu thế giới liên tục tăng mạnh nên giá bán lẻ xăng, dầu trong nước buộc phải điều chỉnh tăng theo. Mức tăng phụ thuộc vào việc Liên bộ Công Thương - Tài chính trích lập, chi sử dụng quỹ Bình ổn giá (BOG) thế nào. Nhưng trong bối cảnh quỹ BOG cạn kiệt, giá xăng thành phẩm trên thị trường thế giới tiếp tục tăng, giá xăng bán lẻ trong nước có thể tăng 800 - 1.000 đồng/lít, trong khi giá dầu sẽ tăng nhiều hơn ", vị lãnh đạo doanh nghiệp nói.
Trường hợp giá xăng tăng như dự báo, xăng bán lẻ trong nước sẽ vượt 32.000 đồng/lít, sau 6 lần tăng liên tiếp. Tính từ đầu năm tới nay, trong tổng số 14 kỳ điều hành giá có tới 11 lần giá xăng tăng, chỉ 3 lần giảm.
Tại kỳ điều hành trước, Liên Bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh tăng giá xăng E5 RON92 thêm 602 đồng/lít, bán ra 30.235 đồng/lít; xăng RON95 tăng 921 đồng/lít, bán ra không cao hơn 31.578 đồng/lít.
Tương tự giá các mặt hàng dầu cũng tăng mạnh. Cụ thể: Dầu hỏa là 25.340 đồng/lít, tăng 940 đồng. Dầu diesel lên 26.390 đồng/lít, tăng 840 đồng; dầu mazut là 20.900 đồng/kg, tăng 310 đồng.
Đây lần tăng giá thứ 5 kể từ 21/4 đến nay. Tổng cộng giá xăng RON95 đắt thêm 4.260 đồng một lít, E5 RON92 cũng tăng thêm 3.760 đồng một lít.
"Hạ nhiệt" giá xăng thế nào?
Nhiều quan điểm cho rằng, trong bối cảnh này, muốn "hạ nhiệt" giá xăng chỉ còn cách giảm thuế, phí.
Ông Hoàng Đức Thắng, Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị, nhấn mạnh xăng dầu được ví như "máu" của nền kinh tế. Giá xăng dầu tăng cao sẽ trực tiếp đẩy giá thành sản phẩm, kéo theo giá hàng hóa, tạo áp lực lên lạm phát, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đang mở cửa trở lại và trên đà phục hồi kinh tế sau thời gian ảnh hưởng từ dịch bệnh COVID-19
"Xăng dầu là mặt hàng thiết yếu, có tầm quan trọng đối với sản xuất và tiêu dùng của nền kinh tế. Việc giá xăng dầu tăng cao trong các kỳ điều hành gần đây, đã tác động trực tiếp đến đời sống người dân và các hoạt động sản xuất, kinh doanh. Trong bối cảnh nền kinh tế vừa trải qua cơn "bạo bệnh" vì dịch COVID-19, kiềm chế giá xăng dầu là yếu tố quan trọng giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô nên cần khẩn trương thực hiện linh hoạt, hiệu quả", ông Thắng nói.
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Sửu, Đại biểu Quốc hội tỉnh Thừa Thiên - Huế, cũng cho rằng, việc giá xăng tăng phi mã như hiện nay sẽ tác động mạnh đến nền kinh tế Việt Nam, do đó, cần những giải pháp hữu hiệu để giảm thiểu.
"Để có dư địa giảm với xăng, tôi cho rằng, cần tính toán tăng thu thuế tiêu thụ đặc biệt với một số ngành nghề dịch vụ, du lịch, nhà hàng, khách sạn, hoạt động giải trí, vì những ngành nghề này đã hoạt động trở lại", bà Sửu đề xuất.
Theo PGS.TS Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu giá, Bộ Tài chính, giá xăng dầu trong nước hiện nay phụ thuộc rất lớn vào giá xăng dầu thế giới và việc điều chỉnh hai "van" thuế và quỹ Bình ổn giá (BOG). Trong bối cảnh giá xăng dầu thế giới liên tục tăng cao, quỹ BOG cạn kiệt, thì việc hạ nhiệt giá xăng chỉ còn trông vào "van" thuế.
"Bài toán giảm giá xăng dầu trong ngắn hạn là quá khó nhưng về lâu dài, điều chỉnh giảm thuế tiêu thụ đặc biệt cho mặt hàng xăng dầu là cần thiết. Nhà nước sẽ phải nghiên cứu rất kỹ và có giải pháp phù hợp, vừa kìm đà tăng giá xăng dầu, vừa đảm bảo nguồn thu cho ngân sách", ông Long nhấn mạnh.
Ngày mai, giá xăng có thể vượt 30.000 đồng/lít Nếu tăng vào ngày mai (21/5), giá xăng trong nước sẽ có lần tăng thứ 4 liên tiếp, đồng thời thiết lập kỷ lục mới. (Ảnh minh hoạ) Ngày mai (21/5) là đến kỳ điều chỉnh giá xăng, dầu trong nước theo chu kỳ. Dữ liệu từ Bộ Công Thương cho thấy giá xăng bán lẻ trên thị trường Singapore cập nhật đến...