Giá xăng dầu tăng vọt, lộ diện đại gia lỗ nặng thành lãi lớn
Nhiều doanh nghiệp ghi nhận lợi nhuận tăng vọt do giá cả leo thang. Tuy nhiên, về trung và dài hạn khó khăn đang lên cao.
CTCP Lọc hóa Dầu Bình Sơn (BSR) ghi nhận lợi nhuận sau thuế quý III đạt 476 tỷ đồng, tăng 2,7 lần so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế 9 tháng đầu năm, BSR ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt gần 4 nghìn tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái lỗ tới 4.095 tỷ đồng.
Việc giá dầu WTI tăng mạnh từ hơn 40 USD/thùng lên trên mốc 70 USD/thùng đã thúc đẩy chỉ số kinh doanh BSR tăng mạnh. So với kế hoạch đã thông qua, BSR đã đạt 94% về doanh thu và vượt 359% kế hoạch lợi nhuận cả năm chỉ sau 9 tháng
Giá hàng hóa tăng mạnh. Nhiều doanh nghiệp hưởng lợi, nhiều doanh nghiệp gặp khó.
Trong quý III, BSR đối mặt với khá nhiều khó khăn vì đợt bùng phát dịch thứ 4, BSR đã phải giảm công suất nhà máy xuống còn 90%, ngoài ra cũng phải đối diện với rủi ro nữa đó là vấn đề không còn sức tồn chứa, dẫn đến nguy cơ phải dừng hoạt động nhà máy. Sang tháng 9, ngay khi dịch bệnh được kiểm soát, BSR đã tăng công suất nhà máy lên và đạt 100% công suất từ đầu tháng 10.
CTCP Đạm Cà Mau (DCM) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2021 với lợi nhuận sau thuế đạt 374 tỷ đồng, cao gấp 4 lần cùng kỳ nhờ giá vốn giảm mạnh và giá phân bón tăng nhanh. Lũy kế 9 tháng đầu năm, DCM lãi 819 tỷ đồng, tăng 78% so với cùng kỳ và vượt xa chỉ tiêu lợi nhuận năm.
Video đang HOT
Giá phân bón đã liên tục leo thang kể từ vùng đáy tháng 5/2020. Phân DAP, lân và Urea tăng gấp hơn 2 lần.
Trong khoảng 2 năm trước đó, giá khí nguyên liệu rẻ đã giúp hỗ trợ mạnh mẽ hoạt động kinh doanh của Đạm Cà Mau, khiến lợi nhuận ròng tăng vọt.
Ở chiều ngược lại, xu hướng giá dầu và khí tăng mạnh được dự báo sẽ ảnh hưởng tới nhiều doanh nghiệp, trong đó có các công ty trong ngành phân bón. Theo Agriseco Research, giá phân bón tăng mạnh do sự đứt gãy nguồn cung của các nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất như lưu huỳnh, khí thiên nhiên hay than.
Cùng hưởng lợi với đà tăng giá chung của hàng hóa dịch vụ, trong vài tháng gần đây, nhiều cổ phiếu thép, vận tải, tài chính, chứng khoán… bứt phá. Nhiều DN ngành thép sớm cán đích lợi nhuận ngay nửa đầu năm 2021 và tiếp tục ghi nhận kết quả tích cực trong quý III.
Nhóm ngân hàng, tài chính, chứng khoán, phân bón, vận tải tiếp tục ghi nhận kết quả tốt trong 9 tháng.
Sau một thời gian tăng mạnh, cổ phiếu các nhóm ngành nóng này đã không còn hấp dẫn về định giá. Tuy nhiên, dòng tiền nhàn rỗi lớn trong khi các kênh đầu tư khác kém hấp dẫn. Lãi suất tiền gửi thấp, vàng không tăng giá, tỷ USD giảm, thị trường bất động sản trầm lắng. Điều này khiến cổ phiếu tiếp tục là một lựa chọn hàng đầu.
Biến động chỉ số VN-Index.
Với nhóm ngân hàng, sau 9 tháng đầu năm, hầu hết có kết quả kinh doanh ấn tượng và nhiều thành viên đã hoàn thành mục tiêu lợi nhuận năm.
Ngành thép chịu ảnh hưởng xấu do hoạt động xây dựng bị đình trệ trong quý III. Tuy nhiên, sức cầu đang trở lại. Hơn thế, đầu tư công khả năng sẽ tăng mạnh trong thời gian tới. Đây là những thông tin tích cực cho DN ngành thép.
Chỉ số chứng khoán VN-Index ngày 27/10
Trên thị trường chứng khoán (TTCK), nhóm blue-chips tăng trở lại phiên thứ 2 liên tiếp, qua đó giúp VN-Index hướng trở lại ngưỡng 1.400 điểm.
Theo BSC, VN-Index dự kiến sẽ duy trì vận động trong vùng tích lũy 1.380-1.400 điểm khi các chỉ báo kỹ thuật chưa dấu hiệu thay đổi xu hướng.
Theo SHS, với việc tiếp tục giữ vững vùng hỗ trợ trong khoảng 1.375-1.380 điểm nên khả năng để VN-Index tiếp tục hồi phục trong phiên tiếp theo 27/10 để hướng đến ngưỡng tâm lý 1.400 điểm là vẫn còn. Trong kịch bản tiêu cực, nếu áp lực bán tăng thì có thể VN-Index sẽ cần test lại lực cầu tại vùng hỗ trợ gần nhất trong khoảng 1.375-1.380 điểm.
Chốt phiên chiều 26/10, chỉ số VN-Index tăng 6,23 điểm lên 1.391,63 điểm. HNX-Index tăng 1,93 điểm lên 397,81 điểm. Upcom-Index tăng 0,96 điểm lên 101,88 điểm. Thanh khoản đạt 25,0 nghìn tỷ đồng trên cả 3 sàn. Riêng sàn HOSE đạt hơn 21,0 nghìn tỷ đồng.
Khủng hoảng điện Trung Quốc leo thang
Khủng hoảng điện Trung Quốc tồi tệ hơn vào ngày 15-10 khi thời tiết lạnh giá bao phủ phần lớn đất nước, còn các nhà máy điện ráo riết tìm nguồn cung than đá, khiến giá nhiên liệu tăng chưa từng thấy.
Giá than nhiệt giao tháng 1 trên sàn giao dịch Trịnh Châu đã chạm mốc kỷ lục 259,42 USD/tấn vào đầu ngày 15-10, sau khi tăng hơn 200% trong năm nay. Nhu cầu sử dụng điện để sưởi ấm nhà cửa và văn phòng tại Trung Quốc dự kiến tăng mạnh vào tuần này, khi nhiệt độ một vài khu vực ở miền Trung và miền Đông nước này có thể giảm 16 độ C trong 2-3 ngày tới. Cùng với tình trạng thiếu than đá và giá nhiên liệu cao kỷ lục, nhu cầu tăng đột biến sau đại dịch của các ngành công nghiệp đã đẩy Trung Quốc vào một cuộc khủng hoảng điện chưa từng có. Nhằm kiềm chế giá than, Bắc Kinh đã triển khai nhiều giải pháp, trong đó có tăng nguồn cung nội địa và cắt điện luân phiên diện rộng. Reuters mới đây dẫn một số nguồn thạo tin cho biết ít nhất 5 công ty năng lượng lớn của Trung Quốc, bao gồm Sinopec Corp và Tổng Công ty Dầu khí Hải dương (CNOOC), đang đẩy nhanh đàm phán với các nhà cung cấp Mỹ để bảo đảm nguồn cung khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) dài hạn.
Người dân đi bộ bên sông Hoàng Phố gần một nhà máy nhiệt điện ở TP Thượng Hải, Trung Quốc hôm 14-10. Ảnh: REUTERS
Cú sốc giá nhiên liệu đã đẩy chi phí sản xuất hàng hóa ở Trung Quốc tăng chóng mặt, làm dấy lên nỗi lo về lạm phát kèm suy thoái đối với quốc gia này. Theo số liệu được chính phủ Trung Quốc công bố hôm 14-10, chỉ số chi phí sản xuất nhằm đo lường giá hàng hóa bán cho doanh nghiệp đã tăng 10,7% trong tháng 9 so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là mức tăng nhanh chưa từng có kể từ năm 1996. Dữ liệu của chính phủ Trung Quốc cho thấy chi phí nhiên liệu thô gia tăng đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi nhuận của các công ty - một vấn đề có thể buộc họ cắt giảm sản lượng hoặc thậm chí là lao động. Tình trạng giá cả leo thang trong lúc sản xuất chậm lại của nền kinh tế số 2 thế giới có thể gia tăng sức ép lên các chuỗi cung ứng đang "căng như dây đàn" trên toàn cầu, theo các nhà phân tích của công ty Citi (Mỹ).
Giá than đá và khí đốt tăng phi mã đã khiến giá dầu mỏ tiếp tục tăng vào ngày 15-10 để hướng đến mức tăng hơn 3% trong tuần này. Hợp đồng dầu thô Brent chuẩn toàn cầu giao trong tương lai có thời điểm tăng lên ngưỡng 84,84 USD/thùng - mức cao kỷ lục kể từ tháng 10-2018.
Cao Lực
Nhiều doanh nghiệp vận tải biển lãi đậm, cổ phiếu tăng 'bốc đầu' Nhiều doanh nghiệp vận tải biển ghi nhận lợi nhuận tăng vọt, giá cổ phiếu cũng liên tục lập đỉnh mới. Là tên tuổi lớn trong ngành vận tải biển, chỉ trong nửa đầu năm nay, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines, mã chứng khoán MVN) đã báo doanh thu 6.040 tỷ đồng, tăng 23% so với cùng kỳ; lợi nhuận...