Giá xăng dầu tăng kỷ lục, cứ ra biển là lỗ, ngư dân Cà Mau tính treo “cần câu cơm” trên bờ
Sản lượng khai thác giảm, giá hải sản bấp bênh trong khi giá xăng dầu tăng cao khiến nhiều ngư dân ở Cà Mau thua lỗ, đứng trước nguy cơ dừng hoạt động tàu cá.
Chi phí đội lên nhiều lần do giá xăng dầu tăng, ngư dân thua lỗ
Trong kỳ điều chỉnh hôm nay (11/3), giá xăng dầu được dự báo có thể tăng mạnh, ở mức từ 3.800 – 4.800 đồng/lít. Đây cũng sẽ là lần tăng giá thứ 7 liên tiếp và lần thứ 6 liên tục từ đầu năm.
Trước đó, vào ngày 8/3, giá xăng dầu đã tăng ở mức kỷ lục, cao nhất trong 14 năm. Cụ thể, giá xăng E5 RON 92 không quá 26.077 đồng/lít; xăng RON 95 không quá 26.834đồng/lít; dầu diesel không quá 21.310 đồng/lít; dầu hỏa không quá 19.978 đồng/lít và dầu mazut không quá 18.468 đồng/kg.
Giá xăng dầu tăng đang gây áp lực rất lớn đến những ngư dân khai thác hải sản ở Cà Mau.
Theo thống kê, Cà Mau hiện có gần 4.500 tàu đánh bắt, khai thác hải sản. Trong đó, tiền dầu là chi phí thường xuyên và chiếm phần lớn ở mỗi chuyến ra khơi của ngư dân.
Tình hình giá xăng dầu liên tục tăng trong thời gian qua gây ảnh hưởng rất lớn đến ngư dân.
Theo anh Trần Văn Hùng, người có ghe cào ở xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, tuy là loại nhỏ nhưng mỗi ngày tàu cá của anh cần ít nhất hơn 100 lít dầu để hoạt động; ở những ngày đi nhiều thì tốn vài trăm lít.
“Ở đợt dầu tăng gần 1.000 đồng/lít trước đây mỗi ngày tôi tốn thêm chi phí vài trăm ngàn; đến nay số tiền đó tăng lên gấp nhiều lần. Nếu như trước đây tôi lãi vài trăm ngàn/ngày thì nay huề vốn, thậm chí thua lỗ”, anh Hùng chia sẻ.
Theo ngư dân địa phương, những năm gần đây sản lượng đánh bắt có xu hướng ngày càng giảm. Thời gian qua, ảnh hưởng dịch Covid-19 giá các loại hải sản cũng ở mức thấp nên ngư dân gặp nhiều khó khăn.
Trong khi đó, giá xăng dầu lại tăng liên tục, đặc biệt, dầu diesel đã ở mức cao kỷ lục, ngư dân càng khó khăn hơn.
Video đang HOT
Giá xăng dầu tăng kỷ lục, ảnh hưởng đến nghề khai thác thủy hải sản. Trong ảnh: Tàu cá đánh bắt hải sản ở thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, Cà Mau. Ảnh: CL.
Ông Lê Văn Thiệt, chủ 3 ghe lưới ở thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, chia sẻ: “Ngoài sản lượng giảm mạnh thì giá cá hiện nay cũng bấp bênh. Trước đây, giá dầu 17.000 – 18.000 đồng/lít thì giá cá được hơn 20.000 đồng/kg; còn bây giờ giá cá chỉ còn 17.000 – 18.000 đồng/kg thì giá dầu lên mức trên 20.000 đồng/lít. Nếu cứ đà này thì ngày càng có nhiều ngư dân bỏ nghề”.
Trước tình trạng này, nhiều ngư dân ở Cà Mau đang rất lo lắng, nhiều người cho rằng buộc phải cho tàu cá nằm bờ vì chi phí quá cao.
Chưa phát hiện cửa hàng xăng dầu găm hàng do giá xăng dầu tăng
Ông Trần Quốc Lâm – Chủ tịch UBND thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, cho hay: “Hiện những tàu cá ra khơi đang chuẩn bị vào bờ. Qua nắm bắt tình hình thì sản lượng không tăng, giá bán cá cũng như vậy. Trong khi đó, giá xăng dầu tăng, các mặt hàng thiết yếu khác cũng tăng đã làm ảnh hưởng rất lớn đến người khai thác, đánh bắt hải sản ở địa phương. Nhiều ngư dân cũng cho biết đang rất khó khăn”.
“Địa phương cũng sẽ cho lực lượng đi rà soát, nắm tình hình những tàu cá gặp khó. Địa phương cũng kiến nghị các cơ quan chức năng có thẩm quyền xem xét, làm sao có chính sách hỗ trợ cho các hộ làm nghề khai thác biển. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch Covid-19 đang gây nhiều khó khăn như hiện nay thì ngư dân rất cần được hỗ trợ”, ông Lâm đề xuất.
Hình ảnh một cửa hàng kinh doanh xăng dầu ở thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển lúc 14h ngày 10/3 (thời điểm Thanh tra Sở Công Thương tỉnh kiểm tra). Ảnh: CTV.
Theo thông tin từ Sở Công Thương tỉnh Cà Mau, qua kiểm tra giám sát thực tế thời gian qua, có tình trạng một số cửa hàng xăng dầu thuộc hệ thống đại lý bán lẻ của các thương nhân phân phối ngưng bán hàng trong vài giờ.
Nguyên nhân là nhu cầu tiêu thụ xăng dầu tăng cao sau khi các hoạt động trở lại bình thường và do lượng cung xăng dầu vận chuyển từ kho doanh nghiệp đầu mối về chưa kịp thời.
Vừa qua, Sở Công Thương tỉnh phối hợp với Cục Quản lý thị trường, các cơ quan liên quan và địa phương thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động của thương nhân kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh; yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu cam kết thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về kinh doanh xăng dầu. Đến thời điểm này chưa phát hiện tình trạng đầu cơ, găm hàng.
Bên cạnh đó, để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, sớm ổn định thị trường xăng dầu nội địa, Sở Công Thương đề xuất UBND tỉnh Cà Mau kiến nghị Bộ Công Thương tham mưu, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong việc điều hành giá xăng dầu phù hợp, linh hoạt.
Đồng thời, xem xét trong cơ cấu tính giá cơ sở điều hành giá xăng dầu quy định cụ thể chi phí định mức tối thiểu, lợi nhuận định mức tối thiểu đối với thương nhân đầu mối kinh doanh, thương nhân phân phối và đại lý bán lẻ phù hợp, hài hoà, đảm bảo chi phí hoạt động các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu.
Giá rau xanh, thịt lợn tăng nhẹ, hàng hải sản bán chậm
Cú tăng giá "sốc" đã đưa giá xăng dầu lên mức cao nhất trong 7 năm qua. Nhiều người dân lo ngại thời gian tới, giá lương thực, thực phẩm sẽ "tăng giá kép" trong bối cảnh dịch bệnh vẫn tiềm ẩn phức tạp; còn tiểu thương lo hàng bán ế.
Giá thịt lợn thành phẩm tại các chợ dân sinh nhích lên do lợn hơi tăng giá. Khi giá lợn hơi giảm sâu, mức độ giảm của thịt lợn ở các chợ thường "nhỏ giọt".
Mỗi lít xăng RON 95 vừa tăng thêm gần 1.500 đồng, lên mức 24.330 đồng, cao nhất trong 7 năm qua do áp lực tăng "thẳng đứng" của giá thế giới. Tại chợ dân sinh, giá thịt lợn mới tăng thêm 10.000 - 12.000 đồng/kg do giá lợn hơi hồi phục. Đặc biệt, giá rau xanh, củ quả vẫn tăng do đợt mưa kéo dài, khiến sức mua tiếp tục giảm.
Những ngày gần đây, thông tin giá lợn hơi liên tục tăng sau thời gian dài chạm đáy, xuống dưới giá thành sản xuất. Tính đến ngày 27/10, giá lợn hơi đạt khoảng 48.000 - 52.000 đồng, dần phục hồi từ mức đáy chỉ 32.000 - 38.000 đồng/kg hôm 20/10. Do vậy, giá thịt lợn thành phẩm tại nhiều chợ nhích lên.
Thịt lợn sạch bày bán tại siêu thị.
Khảo sát của phóng viên báo Tin tức tại chợ Đại Từ (quận Hoàng Mai); chợ Trại Găng, chợ Nguyễn Công Trứ (quận Hai Bà Trưng), chợ Thành Công (quận Ba Đình); chợ Kim Liên (quận Đống Đa) cho thấy: Giá thịt lợn tăng thêm 10.000 - 12.000 đồng/kg, thậm chí 15.000 đồng/kg, tuỳ loại. Nếu như tuần trước, thịt lợn ba rọi là 130.000 đồng/kg, nay tăng lên 145.000 đồng/kg; sườn thăn 120.000 đồng/kg, tăng 10.000 đồng/kg; thịt nạc vai 110.000 đồng/kg, tăng 10.000 đồng/kg... Một số tiểu thương chia sẻ, do giá lợn hơi tăng, giá xăng dầu cao, khiến phí vận chuyển đội lên, nên phải tăng giá hàng hoá.
Giá thịt bò không biến động, nhưng tình hình bán hàng chậm, vì người dân thắt chặt chi tiêu.
Thực phẩm bán lẻ đồng loạt tăng 2.000 đồng/kg ở hầu hết các sản phẩm, hiện giá bán trong khoảng 60.000 - 147.000 đồng/kg. Cụ thể: Thịt ba rọi và sườn non có giá bán lần lượt là 117.000 đồng/kg và 147.000 đồng/kg. Ngày 27/10, giá thịt lợn mát Meat Deli tăng 10.000 đồng/kg đối với thịt nạc vai lên 139.900 đồng/kg. Mức giá đang bán dao động trong khoảng 129.900 - 189.900 đồng/kg.
Trong suốt 2 tuần qua, giá mặt hàng rau xanh vẫn tăng "chóng mặt". Trao đổi với phóng viên báo Tin tức chiều 27/10, tiểu thương bán rau tại phố Bạch Mai (quận Hai Bà Trưng) cho biết: "Rau ngót, mồng tơi, rau muống... tăng gấp đôi so với trước. Hiện, giá rau ngót là 15.000 đồng/mớ; mồng tơi 15.000 đồng/mớ; rau muống 20.000 đồng/mớ. Loại rau củ quả như bí xanh tăng 10.000 đồng/kg so với trước, với giá bán là 25.000 đồng/kg; su su 17.000 đồng/kg, tăng 7.000 đồng/kg; củ cải trắng 20.000 đồng/kg, tăng 8.000 đồng/kg; củ su hào bé 5.000 đồng/củ, đợt dịch bệnh bùng phát, giãn cách xã hội chỉ có 2.000 đồng/kg".
Đáng chú ý, các loại rau gia vị như hành lá, rau mùi, mùi tàu, thìa là... có mức tăng mạnh, với giá bán từ 70.000 - 80.000 đồng/kg; đặc biệt giá rau thì là lên tới 180.000 đồng/kg, đắt hơn cả thịt lợn.
Chị Nguyễn Thị Hoà, tiểu thương buôn bán rau xanh tại chợ Hà Đông cho biết: Những ngày qua, lượng rau củ về chợ đầu mối khá ít, nhất là những loại rau ăn lá mùa vụ như rau muống, rau cải... Nguyên nhân giá rau tăng mạnh do ở miền Bắc mưa lớn liên tục, khiến các loại rau ăn lá họ cải và các loại rau thơm bị dập nát, úng thối. Giá tăng từ chợ đầu mối, nên giá bán lẻ tại chợ phải tăng theo.
Bên cạnh đó, do hiện nay, rau vụ đông chưa thu hoạch rộ, trong khi đó, rau vụ hè đã hết mùa, tại thời điểm giao vụ hàng năm, giá rau luôn nhích lên đáng kể và sẽ giảm mạnh sau đó. Dự kiến, giá rau xanh vẫn ở mức cao và có thể giảm sau 2 tuần nữa, khi rau vụ đông chính thức cho thu hoạch rộ.
Hải sản giảm giá, nhưng ít người mua.
Theo nhiều tiểu thương tại chợ dân sinh, mặc dù giá lợn hơi tăng, thịt lợn bán lẻ nhích lên, nhưng vẫn duy trì ở mức thấp so với vài tháng trước; giá thịt bò ổn định, các mặt hàng thực phẩm tươi sống như cá tôm, hải sản đều giảm, nhưng bán chậm, bởi các trường học, bếp ăn lớn chưa hoạt động; nhiều nhà hàng, quán nhậu khách vắng nên nhập hàng ít...
Tại chợ Lò Lợn, phố Bạch Mai, tiểu thương quầy hải sản, chị Thu Hoài cho biết: "Các mặt hàng tôm, cá đều giảm từ 5.000 - 10.000 đồng/kg so với trước, nhưng "ế khách", lượng khách giảm tới 50% so với trước. Hiện, giá cá rô phi loại to là 40.000 đồng/kg; cá trắm to 60.000 đồng/kg; tôm lớp 22.000 đồng/kg, giảm 10.000 đên 20.000 đồng/kg so với trước".
Chủ cơ sở gạo, đồ khô trong chợ Trại Găng, Thanh Nhàn cho biết: Sức mua giảm tới 60%, do nhiều người dân đã tích trữ lương thực trong thời điểm Hà Nội áp lệnh giãn cách xã hội.
Một số quầy thịt tại chợ Trại Găng cũng rơi vào tình trạng ế ẩm dù giá thịt bò không biến động. Hiện, giá một số loại thịt bò thăn, bắp bò dao động từ 240.000 - 250.000 đồng/kg, lượng khách mua giảm tới 60% so với trước, do người dân thặt chặt chi tiêu. Ngay cả các quầy gạo, hàng trứng, đồ khô... tình trạng ế ẩm cũng diễn ra tương tự.
Nếu như ở chợ dân sinh, trứng gà ta giảm mạnh chỉ còn 28.000 đồng/chục, thời điểm dịch bùng phát, Hà Nội giãn cách xã hội giá bán là 45.000 đồng/chục, thì giá trứng gà lôi tại hệ thống Bác Tôm vẫn rơi vào 70.000 đến 75.000 đồng/chục, giá không đổi so với trước.
Chủ cơ sở bán gạo, đồ khô Hải Ninh, phố Thanh Nhàn than thở: "Hàng hoá bán chậm, sức mua giảm tới 60% so với trước. Nhiều người đã mua dự trữ gạo, đồ khô từ đợt Hà Nội áp lệnh giãn cách. Giá xăng tăng khiến chi phí vận chuyển tăng thêm, nhưng tôi không dám tăng giá vì hàng bán ế lắm". Hiện, các loại gạo Thái, Tiến Vua... dao động từ 16.000 - 18.000 đồng/kg; trứng gà ta tăng hơn chút, hiện 28.000 đồng/chục, giảm 15.000 đồng/chục so với trước.
Đình chỉ, tước giấy phép nếu cố tình ngưng bán xăng dầu Cửa hàng bán lẻ hoặc các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu có dấu hiệu ngưng, hoặc hạn chế bán hàng không có lý do chính đáng sẽ bị xem xét đình chỉ, hoặc tước giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh theo quy định. Trước tình hình thị trường xăng dầu thế giới và trong nước có nhiều biến động, ảnh...