Giá xăng, dầu ngày mai có khả năng giảm mạnh
Giá xăng dầu trong nước ngày mai (21/9) được dự báo giảm theo đà lao dốc của giá xăng thế giới.
Giá xăng có khả năng giảm 500-700 đồng/lít, còn giá dầu có thể giảm tới 2.000 đồng/lít.
Ngày mai (21/9), Liên Bộ Tài chính – Công Thương sẽ điều chỉnh giá xăng dầu theo chu kỳ.
Dữ liệu cập nhật từ Bộ Công Thương cho thấy, giá xăng dầu thành phẩm trên thị trường Singapore ở kỳ điều hành này giảm so với kỳ tính giá trước đó (ngày 12/9).
Cụ thể, bình quân giá xăng RON 92 (dùng để pha chế xăng E5 RON 92) tại Singapore cập nhật đến ngày 14/9 là 99,6 USD/thùng, còn giá xăng RON 95 là 103,79 USD/thùng.
Tương tự, giá dầu thành phẩm trên thị trường Singapore ở chu kỳ này cũng giảm mạnh so với chu kỳ trước. Bình quân giá dầu trên thị trường Singapore cập nhật đến ngày 14/9 như sau: dầu diesel có giá 123,77 USD/thùng, dầu hỏa giá là 120,03 USD/thùng, dầu mazut là 420,27 USD/tấn.
Trên thị trường thế giới, giá dầu cũng lao dốc mạnh, mất mốc 90 USD/thùng. Theo dữ liệu từ Oilprice, vào lúc 18h15′ ngày 19/9 (giờ Việt Nam), giá dầu thô WTI của Mỹ giao dịch ở mức 83,42 USD/thùng, giảm 1,99% so với phiên trước đó. Còn dầu thô Brent giao dịch ở mức 89,71 USD/thùng, giảm 1,8% so với phiên liền trước.
Trong tuần trước, giá dầu Brent có thời điểm tăng lên gần 96 USD/thùng nhưng sau đó giảm xuống sát ngưỡng 90 USD/thùng. Tính chung cả tuần, giá dầu giảm gần 2%. So với mức đỉnh của giá dầu WTI là 130,5 USD/thùng, của giá dầu Brent là 140 USD đạt được vào tháng 3 năm nay thì giá của hai loại dầu trên hiện đã giảm hơn 30%.
Giá xăng liệu có giảm tiếp trong kỳ điều hành tới? (Ảnh: Tuấn Anh)
Video đang HOT
Do giá xăng dầu thế giới và giá xăng nhập hạ nhiệt nên tại kỳ điều hành giá xăng dầu ngày mai (21/9), giá bán lẻ xăng dầu trong nước được dự báo giảm. Nhưng mức giảm ra sao phụ thuộc vào việc cơ quan quản lý chi Quỹ bình ổn xăng dầu.
Lãnh đạo một số doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu cho hay, giá xăng thành phẩm trung bình tại thị trường Singapore đang thấp hơn giá bán lẻ xăng trong nước khoảng 500-700 đồng/lít; giá dầu diesel tại thị trường Singapore cũng rẻ hơn giá dầu trong nước khoảng 2.000 đồng/lít.
Do đó, trong kỳ điều hành ngày mai (21/9), nếu cơ quan quản lý không trích Quỹ bình ổn giá xăng dầu thì giá xăng có thể giảm từ 500-700 đồng/lít đồng/lít, còn giá dầu sẽ giảm khoảng 2.000 đồng/lít. Trường hợp cơ quan quản lý chi Quỹ bình ổn giá xăng dầu thì giá các mặt hàng xăng dầu có thể giảm ít hơn.
Tính từ đầu năm đến nay, giá xăng trong nước đã trải qua 24 lần điều chỉnh, trong đó có 13 lần tăng, 10 lần giảm và 1 lần giữ nguyên. Trong kỳ điều hành tới (21/9), nếu tiếp tục được giảm thì giá xăng bán lẻ trong nước sẽ về bằng mức giá của tháng 10 năm ngoái.
Tại kỳ điều hành gần đây nhất (ngày 12/9), Liên Bộ Công Thương – Tài chính quyết định giảm hầu hết giá các mặt hàng xăng dầu trong nước. Theo đó, giá xăng RON 95 giảm 1.020 đồng/lít, giá bán là 23.210 đồng/lít; xăng E5 RON 92 giảm 1.120 đồng/lít, giá bán là 22.230 đồng/lít, thấp nhất từ đầu năm đến nay .
Trong khi đó, giá dầu diesel giảm 1.000 đồng/lít, giá bán là 24.180 đồng/lít. Với mức giảm này, giá dầu diesel vẫn cao hơn giá xăng.
Cũng tại kỳ điều hành này, liên Bộ Công Thương – Tài chính thực hiện trích lập Quỹ bình ổn giá với xăng E5 là 451 đồng/lít; xăng RON95 là 450 đồng/lít, dầu diesel là 90 đồng/lít, dầu hỏa là 200 đồng/lít; đồng thời dừng chi Quỹ bình ổn giá với các mặt hàng xăng dầu.
Bộ Tài chính cho hay, trong nửa đầu năm nay, các doanh nghiệp xăng dầu trong nước đã trích tổng cộng 1.610 tỷ đồng vào Quỹ bình ổn giá. Quỹ cũng phải chi ra gần 2.200 tỷ đồng để bình ổn giá mặt hàng xăng dầu trong nước.
Liên quan đến việc điều hành giá xăng dầu, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái mới đây chỉ đạo Bộ Tài chính tiếp tục nghiên cứu các phương án để giảm thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng xăng dầu trong trường hợp giá thế giới tăng cao.
Bên cạnh đó, Bộ Công Thương đang phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính nhằm điều hành giá xăng dầu linh hoạt, bảo đảm giá xăng dầu trong nước phản ánh, bám sát diễn biến giá xăng dầu thế giới.
Cơ chế tính phí xăng dầu lạc hậu: Liên tục kiến nghị sửa vẫn 'bình chân như vại'
Doanh nghiệp, chuyên gia chỉ ra cơ chế tính chi phí xăng dầu đã lạc hậu, là lý do chính khiến nguồn cung xăng dầu tuy không căng nhưng thị trường vẫn nóng. Trước những bất cập này, Bộ Công Thương nhiều lần đề nghị Bộ Tài chính điều chỉnh.
Nguồn cung xăng dầu không thiếu nhưng thị trường xăng dầu bán lẻ nhiều nơi, nhiều thời điểm vẫn thiếu hàng là một cách nghịch lý.
Cụ thể, tháng 2/2022, Bộ Công Thương đề xuất Thủ tướng chỉ đạo Bộ Tài chính rà soát và tính toán lại các mức chi phí trong cơ cấu tính giá cả cơ sở mặt hàng xăng dầu như mức chi phí kinh doanh định mức, lợi nhuận định mức do đã áp dụng từ năm 2014. Bên cạnh đó, rà soát lại phí đưa xăng dầu từ nước ngoài về Việt Nam, premium (khoản phải trả cho các nhà cung cấp xăng dầu) và các loại thuế, nhất là thuế bảo vệ môi trường cho phù hợp nhằm tính đúng, tính đủ, hài hòa lợi ích giữa các chủ thể tham gia thị trường xăng dầu.
Tháng 7, Bộ Công Thương tiếp tục nêu quan điểm với Bộ Tài chính về công thức giá cơ sở, khoản chi phí đưa xăng dầu từ nước ngoài về Việt Nam, khoản premium trong nước và chi phí đưa xăng dầu từ nhà máy lọc dầu trong nước về đến cảng trong giá cơ sở xăng dầu.
Bộ Công Thương đề nghị Bộ Tài chính căn cứ các quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, tổng hợp, rà soát, đánh giá từ báo cáo chi phí đưa xăng dầu từ nước ngoài về cảng Việt Nam, báo cáo tổng hợp premium trong nước, chi phí đưa xăng dầu từ nhà máy lọc dầu trong nước về đến cảng của các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu để thực hiện điều chỉnh, thông báo một số khoản chi phí định mức trong giá cở sở xăng dầu cho phù hợp với thực tế phát sinh và quy định hiện hành.
Tháng 8, khi thị trường xăng dầu tiếp tục có nhiều biến động phức tạp, nhiều cửa hàng bán lẻ xăng dầu ngừng bán hàng, một số doanh nghiệp đề xuất với Sở Công Thương về việc tạm dừng kinh doanh do khó khăn về nguồn hàng và không bảo đảm lợi nhuận kinh doanh. Bộ Công Thương lại có ý kiến với Bộ Tài chính về việc điều chỉnh một số khoản chi phí trong giá cơ sở xăng dầu.
Theo Bộ Công Thương, báo cáo tổng hợp về premium trong nước và chi phí đưa xăng dầu từ nhà máy lọc dầu trong nước về đến cảng của các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu, qua rà soát của Bộ Tài chính thực tế đã tăng. Nhưng, Bộ Tài chính mới chỉ điều chỉnh đối với mức chi phí đưa xăng dầu từ nước ngoài về Việt Nam theo thực tế mà chưa điều chỉnh mức premium trong nước và chi phí đưa xăng dầu từ nhà máy lọc đầu trong nước về đến cảng theo thực tế rà soát.
Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến giá xăng dầu trong nước chưa phản ánh đầy đủ các chi phí kinh doanh xăng dầu dẫn đến việc phân bố mức chiết khấu trong hệ thống kinh doanh xăng dầu bị hạn chế, nhiều cửa hàng bán lẻ không có chiết khấu để bảo đảm bù đắp chi phí và duy trì hoạt động kinh doanh, cung ứng xăng dầu liên tục cho thị trường.
Từ thực trạng đó, để mức chiết khấu trong hệ thống phân phối xăng dầu được duy trì phù hợp, Bộ Công Thương đề nghị Bộ Tài chính sớm rà soát và gửi thông báo áp dụng mức chi phí đưa xăng dầu trong nước về đến cảng và premium trong nước theo mức phù hợp với thực tế phát sinh thời gian vừa qua để bảo đảm tính đúng, tính đủ trong giá cơ sở xăng dầu theo quy định hiện hành.
Liên quan đến cơ chế tính chi phí xăng dầu, Hiệp hội Xăng đầu Việt Nam (VINPA) cũng cho biết 6 tháng đầu năm nay, do ảnh hưởng của địa chính trị khiến giá sản phẩm tăng cao, dẫn đến khoản premium trong nước và chi phí đưa xăng dầu từ nhà máy lọc dầu trong nước về đến cảng cũng tăng theo. Chi phí kinh doanh định mức của một số thương nhân đầu mối lớn theo kết quả kiểm toán năm 2021 tăng do những chi phí thực tế phát sinh hợp lý, hợp lệ tăng. Tuy nhiên, các khoản chi phí vẫn giữ nguyên và không được thay đổi cho phù hợp với thực tiễn, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu trong sáu tháng cuối năm.
Từ đó, VINPA kiến nghị Bộ Tài chính điều chỉnh và phản ánh kịp thời các khoản chi phí tính toán trong công thức giá cơ sở xăng dầu phù hợp quy định để giảm bớt áp lực cho các thương nhân đầu mối, đảm bảo cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xăng dầu có tích lũy và tái đầu tư.
Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) cũng mới có công văn gửi Bộ Tài chính về chi phí kinh doanh xăng dầu. Theo Petrolimex, các yếu tố cấu thành trong giá cơ sở như premium, chi phí vận tải tạo nguồn trong nước, chi phí định mức...chưa được kết cấu đủ trong giá cơ sở từ chu kỳ điều hành giá ngày 11/7 đến nay (theo quy định của Nghị định 95/202 của Chính phủ) đã tạo ra khó khăn rất lớn đối với các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu trong việc chia sẻ thù lao, chiết khấu cho các thương nhân nhận quyền bán lẻ, thương nhân phân phối.
Hệ quả là rất nhiều doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu rơi vào tình trạng lỗ, không có đủ nguồn lực để bù đắp chi phí thực tế phát sinh; các thương nhân nhận quyền bán lẻ, thương nhân phân phối hoạt động cầm chừng, tiềm ẩn nguy cơ cao gây thiếu hụt, đứt gãy nguồn cung trên thị trường phân phối xăng dầu nội địa, gây bất ổn cho hoạt động sản xuất của nền kinh tế và nhu cầu thiết yếu của nhân dân.
Bên cạnh đó, thời điểm hiện nay, giá bán lẻ xăng dầu trong nước đã gần tiệm cận và tương đương giá bán lẻ cuối năm 2021, xu thế giá thế giới đang có chiều hướng giảm trong những tháng gần đây. Chỉ số CPI cũng được Chính phủ kiểm soát tốt, trong đó tác động từ giá xăng dầu giảm là một yếu tố quan trọng đóng góp kiểm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.
Từ những yếu tố thuận lợi này, để đảm bảo ổn định nguồn cung xăng dầu cũng như bù đắp đủ chi phí kinh doanh và không phát sinh lỗ cho các thương nhân đầu mối, các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, Petrolimex đề nghị Bộ Tài chính xem xét điều chỉnh theo hướng phản ánh đầy đủ các yếu tố cấu thành trong giá cơ sở như Premium, chi phí vận tải tạo nguồn trong nước, chi phí định mức... mà chưa được phản ánh đủ theo Nghị định 95/2021/NĐ-CP ngày 01/11/2021 của Chính phủ tại chu kỳ điều hành giá sớm nhất tiếp theo.
Gần nhất, tại cuộc họp Tổ điều hành thị trường trong nước thường kỳ tháng 8 diễn ra ngày 31/8, Tổ điều hành thị trường trong nước đã đề nghị Bộ Tài chính sớm rà soát và gửi thông báo cho Bộ Công Thương về việc áp dụng mức chi phí đưa xăng dầu trong nước về đến cảng và premium trong nước theo mức phù hợp với thực tế phát sinh thời gian vừa qua để bảo đảm tính đúng, tính đủ trong giá cơ sở xăng dầu theo quy định hiện hành.
"Tổ điều hành thị trường trong nước rất mong Bộ Tài chính sẽ xử lý sớm vấn đề này vì nếu giải quyết được sẽ gỡ khó được rất nhiều cho doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu", ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước nhấn mạnh.
Hôm nay, giá xăng dầu có thể giảm 1.000 đồng/lít Doanh nghiệp đầu mối xăng dầu dự báo mỗi lít xăng chiều nay 12/9 có thể giảm 800 đồng, dầu diesel giảm 1.000 đồng nếu nhà điều hành không trích lập Quỹ Bình ổn giá. Chiều nay 12/9, Liên bộ Công Thương - Tài chính sẽ công bố điều chỉnh giá xăng dầu bán lẻ trong nước theo chu kỳ 10 ngày/lần (theo...