Giá xăng dầu ngày càng nặng gánh thuế phí
Tỷ lệ thuế, phí trong giá xăng dầu Việt Nam hiện khá cao nhưng vẫn chưa phải là kịch trần. Nguy cơ các loại thuế phí trong giá xăng sẽ tiếp tục tăng lên, chất thêm gánh nặng tăng giá cho mặt hàng này.
Giá dầu giảm, thuế phí tăng?
Báo cáo mới nhất bổ sung về tình hình thu chi ngân sách của Chính phủ gửi các Đại biểu Quốc hội đã cho biết sẽ nghiên cứu trình cấp có thẩm quyền tiếp tục điều chỉnh tăng thuế bảo vệ môi trường đối với mặt hàng xăng dầu như một biện pháp dự phòng để chống hụt thu khi giá dầu xuống thấp.
Nghiên cứu của Bộ Tài chính cách đây ít lâu cũng nêu rõ: Nếu tăng kịch trần khung thuế hiện hành cho phép, thuế bảo vệ môi trường sẽ từ 3.000 đồng/lít hiện nay lên 4.000 đồng/lít, tức tăng thêm 1.000 đồng/lít. Dầu diesel sẽ từ 1.500 đồng/lít lên 2.000 đồng/lít, tăng thêm 500 đồng/lít.
Thuế phí là một nguyên nhân khiến giá xăng tăng.
Trao đổi việc đánh thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu, ông Lê Quốc Phương, Phó Giám đốc Trung tâm thông tin thương mại và công nghiệp (Bộ Công Thương) cho rằng: Về nguyên tắc, việc này không có gì sai vì xăng dầu khi đốt cháy thải ra nhiều khí ảnh hưởng môi trường. Việc đánh thuế xăng dầu nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường là việc nước nào cũng làm. Tuy nhiên vấn đề quan trọng là làm thế nào cho hợp lý, tức đánh thuế bao nhiêu, thời điểm nào, sử dụng ra sao?.
Theo ông Phương, đây là điều cần cân nhắc vì giá xăng dầu hiện nay đã gánh chịu nhiều thuế phí.
“Xăng A92 tiêu dùng lớn nhất hiện nay đã có 3.000 đồng thuế bảo vệ môi trường. Đây là tỷ trọng rất lớn, chưa kể các thuế phí khác.Giả sử tăng thuế thêm 1.000 đồng nữa, tổng thuế bảo vệ môi trường trong một lít xăng lên đến 4.000 đồng, chiếm khoảng gần 30% giá bán lẻ.
“Xăng dầu hiện nay cõng rất nhiều loại thuế phí, tỷ trọng thuế phí trong cơ cấu giá bán xăng dầu hiện nay là quá lớn” – ông Phương nhấn mạnh. Vì thế, nếu có đề xuất về nghiên cứu tăng thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu cần hết sức cẩn trọng.
Video đang HOT
Ông Phan Thế Ruệ, Chủ tịch Hiệp hội xăng dầu Việt Nam cho rằng: Việc tăng thuế bảo vệ môi trường không nên gây cú sốc cho người dân, doanh nghiệp.
“Năm ngoái việc tăng thuế bảo vệ môi trường từ 1.000 đồng lên 3.000 đồng đã khó khăn cho người tiêu dùng rồi”, ông Ruệ nói.
Trong khi đó, trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ tịch Hiệp hội vận tải Việt Nam thẳng thắn: Khi giá xăng dầu giảm, dư luận xã hội muốn chúng tôi phải giảm giá cước. Nếu tăng thuế bảo vệ môi trường làm giá nhiên liệu tăng, các doanh nghiệp vận tải lại tăng giá cước.
Giảm thuế này, tăng thuế kia?
Ông Phan Thuế Ruệ, Chủ tịch Hiệp hội xăng dầu Việt Nam cho rằng: Chúng ta đang bắt buộc phải giảm thuế theo lộ trình các hiệp định đã ký kết. Ví dụ trong hiệp định thương mại tự do Việt Hàn, thuế nhập khẩu dầu về 0%, xăng từ 20% xuống 10%. Nhìn chung từ sau năm 2020, thuế nhập khẩu xăng sẽ nhiều khả năng về 0%. Lý do này bắt buộc Bộ Tài chính phải điều chỉnh thuế nội địa phù hợp với xu thế thế giới. Việc nghiên cứu tăng thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu là hướng Bộ Tài chính đang làm để bù đắp chuyện cắt giảm thuế theo hiệp định thương mại tự do.
Cùng quan điểm này, ông Nguyễn Minh Đức, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho rằng: Việc chuyển chính sách thuế từ thu thuế xuất nhập khẩu sang thuế nội địa đang là hướng đi. Trước đây Nhà nước ít thu thuế nội địa mà phụ thuộc chủ yếu vào 3 nguồn chính là là thu từ dầu thô, thuế xuất nhập khẩu và thuế GTGT.
Dầu giảm giá, hụt thu thì khả năng tăng thuế có thể diễn ra để hụt thu.
“Hiện nay, thu từ dầu thô, xuất nhập khẩu đều giảm, còn thuế GTGT không thể tăng thêm được nữa nên phải tính đến loại thuế nội địa khác, và thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu là một ví dụ”, ông Nguyễn Minh Đức nói.
Vấn đề sử dụng thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu ra sao là điều nhiều người quan tâm. Theo các chuyên gia, về nguyên tắc thu thuế bảo vệ môi trường chỉ để bảo vệ môi trường, không được sử dụng sai mục đích này.
Ông Lê Quốc Phương cho rằng: Mỗi năm nước ta tiêu thụ khoảng 10 triệu tấn xăng dầu, như vậy số tiền thuế bảo vệ môi trường thu được là rất lớn.
“Nếu số thuế đó để đem ra bảo vệ môi trường là rất đúng. Cho nên, việc thu thuế bảo vệ môi trường lớn như vậy phải sử dụng để cải tạo môi trường, làm trong sạch môi trường”, ông Phương nói.
Chung quan điểm này, ông Phan Thế Ruệ chia sẻ: Thuế bảo vệ môi trường chủ yếu phải đưa về các địa phương vì thuế bảo vệ môi trường là để bảo vệ môi trường. Về mặt hình thức, tăng thuế bảo vệ môi trường là tăng thu ngân sách, song tăng thu không phải chi cho việc khác mà phải để bù đắp cho thiệt hại về môi trường.
Hà Duy
Theo_VietNamNet
3.500 tỉ chênh lệch thuế xăng dầu: Rất khó thu hồi của doanh nghiệp tư nhân
Báo cáo về nội dung chênh lệch thuế nhập khẩu xăng dầu dẫn đến việc người dân bị móc túi 3.500 tỉ đồng tại phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 3/2016 diễn ra sáng nay 26/3, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, rất khó để thu hồi của doanh nghiệp tư nhân.
Tiền chênh lệch thuế nhập khẩu xăng dầu, rất khó thu hồi của doanh nghiệp tư nhân
Báo cáo trước Thủ tướng tại phiên họp về khoản chênh lệch thuế xăng dầu 3.500 tỉ đồng, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết, Bộ đã thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp đầu mối xăng dầu và kết quả sơ bộ cho thấy tổng số tiền thuế hoàn cho năm 2015 của 23 doanh nghiệp đầu mối tính đến 24/3 là 3.475 tỉ đồng. Trong số đó, số thuế GTGT là 335 tỉ đồng được hoàn không làm giảm tổng số thu của ngân sách nhà nước.
Do đó, theo Bộ trưởng, thực chất số tiền hoàn thuế nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt còn lại là 3.120 tỉ đồng. Trong sô nay có 2.794 tỉ đồng của 11 doanh nghiệp nhà nước, chiếm 88% thị phần xăng dầu tiêu thụ trong cả nước và 325 tỉ đồng của 12 doanh nghiệp tư nhân, chiếm 12% thị phần.
Ngoai ra, trong tổng số 3.120 tỉ đồng của 23 doanh nghiệp được hạch toán vào thu nhập của doanh nghiệp và kê khai 22% thuế thu nhập doanh nghiệp vào ngân sách nhà nước là 686 tỉ đồng. Như vậy, sau khi trừ đi 686 tỉ đồng, số tiền còn lại 2.434 tỉ đồng. Khoản này sau khi lập các quỹ theo quy định nhà nước như sản xuất, khen thưởng... thì đã nộp ngân sách theo Nghị quyết của Quốc hội. 12 doanh nghiệp tư nhân còn lại còn 254 tỉ đồng.
"Số tiền này chúng tôi đang nghiên cứu nhưng rất khó để thu hồi của doanh nghiệp tư nhân và phải xử lý phải theo quy định của pháp luật" - Bộ trưởng Bộ Đinh Tiến Dũng khẳng định.
Bộ trưởng Bộ Tài chính cũng cho biết đã giảm thuế nhập khẩu ưu đãi MFN của mặt hàng dầu từ 13% và 10% xuống 7% và giữ nguyên thuế suất của mặt hàng xăng 20%.
Trước đó, Bộ Tài chính đã nhận thấy việc lấy mức thuế nhập khẩu ưu đãi để tính giá cơ sở điều hành giá bán lẻ xăng dầu không còn phù hợp thực tế áp dụng các mức thuế nhập khẩu như hiện nay. Vì vậy, Bộ đã báo cáo và được Thủ tướng đồng ý xác định mức thuế suất thuế nhập khẩu áp dụng trong công thức tính giá cơ sở là mức thuế bình quân gia quyền các mức thuế ưu đãi và các biểu thuế AFTA theo thực tế hàng hóa có kim ngạch nhập khẩu từ các biểu thuế.
Thời gian tính bình quân hàng quý để bảo đảm tính ổn định và lấy số liệu quý trước để tính cho quý sau.
Theo Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng, cách tính này được dư luận đồng tình vì quyền lợi người tiêu dùng được đảm bảo hơn. Trước đây xăng tính theo mức thuế suất nhập khẩu là 20% nay xuống 18,08%; dầu 7% nay xuống còn 0,6%, giảm 6,4%."
Sau khi nghe Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng trình bày về cách tính thuế mới, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu, việc tính giá cơ sở để điều hành giá xăng dầu theo phương pháp bình quân gia quyền cần phải được theo dõi thêm. Tuy nhiên, Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính nên giải đáp và giải trình công khai minh bạch để nhân dân và các chuyên gia hiểu, đồng thời nhấn mạnh: "Tính gì thì tính cũng không được lấy để bù cho Nghi Sơn".
Tuệ Khanh
Theo_VnMedia
Xả quỹ bình ổn, xăng tăng 670 đồng/lít Theo Liên Bô Công Thương - Tai chinh, binh quân gia thanh phâm xăng dâu thê giơi tai ky điêu hanh nay so vơi ky điêu hanh trươc liên kê tăng 7,635 USD/thung đôi vơi xăng RON 92 (tương ưng 18,0%); tăng 5,984 USD/thung đôi vơi dâu diesel 0.05S (tương ưng 14,8%); tăng 5,438 USD/thung đôi vơi dâu hoa (tương ưng 12,8%); tăng...