Giá xăng dầu lại sắp tăng?
Giá xăng dầu thế giới tăng trong khi quỹ bình ổn đang cạn dần, thậm chí âm quỹ, làm nhiều người lo ngại một đợt tăng giá mới.
“Ông lớn” Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) và nhiều doanh nghiệp (DN) đầu mối xăng dầu khác cho biết dù được sử dụng quỹ bình ổn nhưng vẫn lỗ khoảng 800 đồng/lít xăng và 400 đồng/lít dầu.
Quỹ bình ổn đã âm
Từ giữa cuối tháng 1 đến tuần đầu của tháng 2, liên bộ Tài chính – Công Thương đã 3 lần kìm giá bán lẻ xăng dầu trong nước vào các ngày 15/1, 28/1 và 8/2. Theo công văn Bộ Tài chính phát đi ngày 8/2, giá cơ sở bình quân 30 ngày (từ 8/1 đến 6/2) các mặt hàng xăng dầu cao hơn giá bán hiện hành từ 260 đồng đến 475 đồng/đơn vị, do đó liên bộ cho phép các DN tăng mức sử dụng quỹ bình ổn giá để bù lỗ.
Tính toán mới nhất của các chuyên gia kinh tế cũng cho thấy hiện nay, giá cơ sở xăng Mogas 92 cao hơn 985 đồng/lít so với giá bán lẻ 23.150 đồng/lít (đã bao gồm 1.000 đồng trích từ quỹ bình ổn). Sau 3 lần xả quỹ bình ổn giá thì quỹ này không còn đáng là bao. Chưa kể đến mức trích quỹ 1.000 đồng chưa thấm vào đâu trong khi DN lỗ tới 800 đồng/lít xăng.
Trao đổi với phóng viên, ông Trần Ngọc Năm, Phó Tổng Giám đốc Petrolimex, cho biết với mức lỗ như hiện nay mà diễn biến giá xăng dầu thị trường tiếp tục cao thì các DN khó lòng chịu đựng nổi. Theo ông Năm, tuy Petrolimex chưa nắm được con số chính xác tình hình quỹ bình ổn tại các DN đầu mối khác nhưng theo thông tin được biết, hiện nay nguồn quỹ này ở một số nơi đã âm hoặc đang trong tình trạng khó khăn.
Ông Năm cho biết phải trích lập quỹ trong 3-4 tháng mới đủ để xả quỹ chỉ trong 1 tháng nên nếu tiếp tục trích quỹ với mức 1.000 đồng/lít xăng như hiện nay, chắc chắn quỹ bình ổn sẽ không còn.
Video đang HOT
Giá cơ sở xăng Mogas 92 hiện cao hơn 985 đồng/lít so với giá bán lẻ. Ảnh: TẤN THẠNH
Tiềm ẩn nguy cơ tăng giá
Theo các chuyên gia kinh tế, để hòa vốn, giá xăng sẽ phải tăng 1.000 – 1.300 đồng/lít, lên mức 24.150 – 24.450 đồng/lít (mức cao nhất từ trước đến nay). Nếu giá xăng tăng như thế sẽ làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng thêm khoảng 0,12% – 0,16% vào tháng tới. Một giải pháp khác là giảm mức thuế nhập khẩu xăng dầu hiện tại. Nếu Chính phủ giảm thuế nhập khẩu 2%-4% (hiện thuế nhập khẩu xăng dầu đang là 12%) thì chỉ cần tăng thêm 300 – 900 đồng/lít để các DN có thể hòa vốn, như thế, CPI tháng 3 cũng chỉ tăng thêm 0,05% – 0,1%.
Tuy nhiên, bài toán đặt ra là Chính phủ còn nhiệm vụ cân đối nguồn thu để giảm thâm hụt ngân sách, đặc biệt là khi thuế thu nhập cá nhân sẽ thay đổi vào giữa năm làm giảm khoảng 5.000 tỉ đồng tiền thuế. Theo các chuyên gia kinh tế, nhiều khả năng thuế nhập khẩu chỉ có thể giảm khoảng 2%, giá xăng bán lẻ tăng 600 – 900 đồng/lít, lên mức 23.750 – 24.050 đồng/lít. Như vậy, chỉ số CPI tháng 3 sẽ tăng thêm 0,06% – 0,1%.
Theo chuyên gia kinh tế – TS Nguyễn Minh Phong, nếu giá xăng dầu thế giới tăng cao trong khi DN lỗ lớn thì điều chỉnh giá là hợp lý. Tuy nhiên, nếu lạm dụng tăng giá hoặc tăng giá “sốc” thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tăng CPI. “Tình hình giá xăng dầu có tăng hay không hoàn toàn phụ thuộc vào diễn biến giá thế giới. Nếu giá thế giới tăng mà quỹ bình ổn cạn kiệt, trong khi thuế khó giảm thì xu hướng tăng giá thành là tất yếu”.
Chưa quyết việc điều chỉnh giá
Theo một vị đại diện Vụ Thị trường trong nước – Bộ Công Thương, hiện vẫn chưa có quyết định chính thức về việc điều chỉnh giá xăng dầu. Có 3 giải pháp đã được áp dụng từ trước đến nay là sử dụng quỹ bình ổn giá, giảm thuế và tăng giá. Tuy nhiên, sử dụng biện pháp nào phải phụ thuộc vào tình hình cụ thể. “Có thể sử dụng 1 hoặc cả 3 biện pháp nhưng phải được quyết định bởi tổ công tác liên bộ. Hiện chưa thể nói trước bởi nếu không cẩn trọng sẽ dẫn tới hiện tượng một số DN, cây xăng găm hàng, đầu cơ chờ tăng giá” – vị này cho biết.
Theo 24h
Không cho doanh nghiệp xăng dầu tăng giá
Ngày 28/1, Bộ Tài chính đã có Công văn số 1441 /BTC-QLG gửi các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối về điều hành kinh doanh xăng dầu.
Theo đó, liên Bộ Tài chính - Công Thương thống nhất không tăng giá xăng dầu mà giữ ổn định giá bán lẻ hiện hành.
Đồng thời, liên bộ cho phép các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối được tăng sử dụng Quỹ Bình ổn giá tính cho lượng xăng, dầu thực tế bán ra ở nhiệt độ thực tế đối với các mặt hàng xăng, dầu.
Cụ thể, các doanh nghiệp xăng dầu đầu mối được tăng mức sử dụng quỹ bình ổn thêm 200 đồng/lít xăng, từ 300 đồng/lít lên 500 đồng/lít xăng; dầu diezen bắt đầu sử dụng Quỹ bình ổn 200 đồng/lít; tăng mức sử dụng 100 đồng/lít dầu hỏa, từ 300 đồng/lít lên 400 đồng/lít; tăng mức sử dụng 100 đồng/kg dầu madut, từ 300 đồng/kg lên 400 đồng/kg.
Hiện giá xăng Ron 92 bán lẻ ở mức 23.150 đồng/lít - Ảnh: TT.
Thời điểm thực hiện đối với mức sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu áp dụng từ 16 giờ ngày 28/1/2013.
Theo tính toán của Bộ Tài chính, chênh lệch giữa giá cơ sở bình quân 30 ngày từ ngày 27/12/2012 đến ngày 25/01/2013 và giá bán hiện hành của giá xăng Ron 92 thấp hơn giá cơ sở 297 đồng/lít. Tương tự, giá bán dầu hỏa, dầu diezel và dầu madut cũng thấp hơn giá cơ sở từ 184 đồng đến 216 đồng mỗi lít/kg.
Như vậy, việc tăng quỹ bình ổn giá xăng dầu nêu trên sẽ giúp cân bằng giữa giá cơ sở và giá bán.
Trước đó, ngày 15/1/2013, liên bộ Tài chính - Công Thương cũng đã yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối không tăng giá mà giữ ổn định giá bán, mức trích quỹ bình ổn giá đối với các chủng loại xăng dầu như hiện hành.
Được biết, trong phiên giao dịch hôm 28/1, giá dầu Brent ở mức trên 113 USd/thùng. Trong khi hợp đồng dầu thô ngọt nhẹ tại thị trường New York dao động quanh mức trên 96 USD/thùng.
Theo 24h
Giá dầu bất ngờ giảm từ 18h ngày 28/12 Từ 18h ngày 28/12, Bộ Tài chính đã yêu cầu các doanh nghiệp đầu mối xăng dầu phải giảm giá các mặt hàng dầu xuống từ 300-500 đồng/lít,kg. Giá các mặt hàng dầu đi ngang, như dầu diezen và dầu hỏa vẫn loanh quanh các mức từ 124-126 USD/thùng. Cụ thể, giá dầu diezen và dầu hỏa đã giảm 300 đồng/lít. Theo đó,...