Giá xăng dầu hôm nay 9/3/2022 lại tăng chóng mặt, dầu Brent lên đỉnh 13 năm
Lo ngại quyết định cấm nhập khẩu dầu từ Nga của Mỹ sẽ tạo “hiệu ứng domino” khi các nước có bước đi tương tự, làm trầm trọng hơn tình trạng thiếu hụt nguồn cung trên thị trường đã đẩy giá xăng dầu hôm nay tăng vọt.
Ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 9/3/2022, theo giờ Việt Nam, trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 4/2022 đứng ở mức 125,62 USD/thùng, tăng 1,92 USD/thùng trong phiên. Tuy nhiên, nếu so với cùng thời điểm ngày 8/3, giá dầu WTI giao tháng 4/2022 đã tăng khoảng 5 USD/thùng.
Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 5/2022 đứng ở mức 129,60 USD/thùng, tăng 1,62 USD/thùng trong phiên và đã tăng khoảng 5,1 USD/thùng so với cùng thời điểm ngày 8/3.
Ảnh minh hoạ
Giá dầu ngày 9/3 lại tăng vọt sau khi thị trường dầu thô ghi nhận thông tin Mỹ quyết định cấm nhập khẩu dầu thô từ Nga.
Giới phân tích cho rằng, mặc dù không phải nước nhập khẩu lớn dầu thô của Nga nhưng quyết định trên của Mỹ có thể kéo theo các quyết định tương tự từ phía các nước đồng minh của nước này. Điều này có nghĩa các nhà nước nhập khẩu dầu thô sẽ buộc phải tìm kiếm các nguồn cung khác thay thế, qua đó làm trầm trọng hơn tình trạng thiếu hụt nguồn cung vốn đang diễn ra trên thị trường nhiều tháng qua.
Theo các dữ liệu thống kê được công bố, hiện Nga đang xuất khẩu khoảng 5 triệu thùng dầu/ngày. Nếu các lệnh trừng phạt được áp đặt, dầu thô của Nga không thể xuất khẩu thì có nghĩa thị trường sẽ thiếu hụt thêm 5 triệu thùng/ngày và buộc phải đi tìm kiếm các nguồn cung khác thay thế.
Nhìn lại thị trường mấy tháng qua thì có 3 nguồn cung có thể được bổ sung để hạ nhiệt tình trạng thiếu hụt ngày. Đó là dầu mỏ từ Iran, Venezuela, OPEC và từ các kho dự trữ dầu chiến lược. Tuy nhiên, rõ ràng, dù là trông vào nguồn cung nào thì nó vẫn cần thời gian hoặc chỉ là trong ngắn hạn.
Ví như việc đưa dầu từ Iran và Venezuela trở lại thị trường thì Mỹ cũng phải tổ chức các cuộc đàm phán bởi hiện cả 2 nước này đều đang chịu lệnh trừng phạt cấm xuất khẩu dầu của Mỹ.
Video đang HOT
Hay như OPEC , từ nhiều tháng nay, OPEC đã thực hiện kế hoạch tăng sản lượng khai thác 400.000 thùng/ngày mỗi tháng theo thoả thuận đã đạt được vào tháng 4/2021 của nhóm. Nhưng thực tế từ nhiều tháng qua cho thấy, OPEC chưa khi nào đạt được mức tăng sản lượng như kỳ vọng bởi không ít nước thành viên của nhóm đang gặp khó khăn trong việc tăng sản lượng, đáp ứng hạn ngạch được phân bổ.
Các tính toán cũng cho thấy, nếu các nhà sản xuất lớn của OPEC tăng tối đa sản lượng khai thác thì cũng chỉ giải quyết được khoảng 2 triệu thùng/ngày phần sản lượng thiệu hụt từ Nga.
Còn với việc sử dụng các kho dự trữ dầu chiến lược thì đó cũng chỉ là bài toán trong ngắn hạng. Con số 60 triệu thùng dầu từ các kho dự trữ dầu chiến lược mà Mỹ và một số nước tiêu thụ dầu lớn thực hiện cũng chỉ duy trì được 30 ngày nếu như mỗi ngày với kịch bản các nước này bổ sung 2 triệu thùng/ngày vào thị trường.
Giá dầu hôm nay tăng mạnh còn do thị trường lo ngại Nga sẽ sớm có các hành động đáp trả nhắm vào thị trường khi đốt châu Âu khi Nga hiện đang cung cấp khoảng 45% nhu cầu khí đốt của khu vực này. Điều này nếu xảy ra có thể đẩy giá khí đốt tiếp tục tăng cao và đẩy các nền kinh tế châu Âu trước nguy cơ một cuộc khủng hoảng năng lượng quy mô lớn.
Trong phát biểu mới nhất trên truyền hình nhà nước, Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak cảnh báo giá dầu có thể lên mức 300 USD/thùng nếu Mỹ và Liên minh châu Âu cấp nhập khẩu dầu tư Nga.
“Có một điều hoàn toàn rõ ràng là hành động từ chối dầu của Nga sẽ dẫn đến hậu quả thảm khốc cho thị trường toàn cầu. Giá cả gia tăng sẽ không thể dự báo trước. Đó có thể là 300 USD/thùng, thậm chí hơn”, Phó Thủ tướng Nga phát biểu.
Theo ông Novak, Nga có “toàn quyền” cấm vận dòng khí đốt chuyển tải qua tuyến đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc 1 như một phản ứng tiềm tàng đối với những cáo buộc vô căn cứ chống lại Moscow liên quan cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu.
Động lực tăng giá của dầu thô còn đến từ đồng USD suy yếu khi nhiều nhà đầu tư hoài nghi về khả năng thực hiện kế hoạch tăng lãi suất của Fed.
Tại thị trường trong nước, hiện giá xăng dầu hôm nay được niêm yết phổ biến trên thị trường như sau: Giá xăng E5 RON 92 không cao hơn 25.532 đồng/lít; giá xăng RON 95 không cao hơn 26.287 đồng/lít; giá dầu diesel 0.05S không cao hơn 20.801 đồng/lít; giá dầu hỏa không cao hơn 19.509 đồng/lít; giá dầu mazut 180CST 3.5S không cao hơn 17.932 đồng/kg.
Giá xăng dầu hôm nay 6/3/2022 ghi nhận tuần tăng không ngừng, lên đỉnh 9 năm
Tình hình chiến sự giữa Nga và Ukraine đang đặt thị trường dầu thô trước nguy cơ thiếu hụt nguồn cung nghiêm trọng, qua đó đẩy giá dầu tăng mạnh thời gian vừa qua và giúp giá xăng dầu hôm nay khép tuần giao dịch ở mức đỉnh 9 năm.
Ngay phiên giao dịch đầu tuần, ngày 28/2, lo ngại nguồn cung năng lượng, trong đó có dầu thô và khí đốt tự nhiên, bị gián đoạn, thắt chặt hơn nữa đã đẩy giá dầu tăng mạnh khi Mỹ và các nước đồng minh tiếp tục có các biện pháp trừng phạt mới nhắm vào Nga cũng như việc trợ y tế, tài chính, đặc biệt là vũ khí để Ukraine chống lại các đợt tấn công của Nga.
Không chỉ chính phủ các nước, nhiều tổ chức, công ty năng lượng đã đưa ra các tuyên bố chấm dứt các mối liên kết với các công ty hoạt động trong lĩnh vực năng lượng của Nga.
Việc vận chuyện khí đốt của Nga qua Ukraine, với công suất ước tính hiện nay khoảng 100 triệu m3/ngày, cũng được cho sẽ khó duy trì được lâu nếu như các cuộc xung đột không sớm được chấm dứt.
Ảnh minh hoạ
Ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 28/2/2022, theo giờ Việt Nam, trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 4/2022 đứng ở mức 96,10 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent giao tháng 4/2022 đứng ở mức 101,79 USD/thùng.
Đà tăng của giá dầu thô tiếp tục gia tăng trong những phiên giao dịch sau đó khi những lo ngại các lệnh trừng phạt của Mỹ và các nước đồng minh phương Tây có thể làm gián đoạn nguồn cung dầu từ Nga. Giới phân tích cho rằng, những lệnh trừng phạt này có thể không nhắm trực tiếp vào lĩnh vực năng lượng nhưng về lâu dài, nó có thể gây ra tình trạng gián đoạn, đứt gãy nguồn cung bởi các vấn đề phát sinh trong quá trình vận chuyển, thanh toán các hợp đồng.
Các chuỗi cung ứng, xuất khẩu của Nga đang đứng trước nguy cơ bị gián đoạn, đứt gãy, từ dầu đến ngũ cốc khi nhiều ngân hàng của nước này bị loại khỏi hệ thống SWIFT.
Hãng vận tải biển lớn nhất thế giới, AP Moeller-Maersk A/S (MAERSKb.CO), đã ngừng vận chuyển container đến và đi từ Nga, trong khi Anh đã cấm tất cả các tàu có bất kỳ kết nối nào của Nga vào các cảng của mình.
Tình trạng thiếu hụt nguồn cung hàng hoá mà Nga là nhà sản xuất lớn, theo Goldman Sachs, có thể đẩy giá các mặt hàng này tăng cao, trong đó ngân hàng này đã nâng mức dự báo giá dầu Brent từ mức 95 USD/thùng lên 115 USD/thùng trong vòng 1 tháng tới.
Thậm chí tình hình có thể nghiêm trọng hơn nếu như Nga quyết định "đóng cửa" toàn bộ các mặt hàng xuất khẩu sang châu Âu khi mà theo chuyên gia phân tích của ngân hàng Commerzbank (Đức) Carsten Fritsch, Nga hoàn toàn có thể đáp trả các biện pháp trừng phạt của phương Tây bằng cách giảm hoặc ngừng hoàn toàn hoạt động xuất khẩu sang châu Âu.
"Thị trường dầu vốn đã bị thắt chặt nguồn cung có thể càng thắt chặt hơn sau khi Nga tấn công Ukraine", Chủ tịch Jim Ritterbusch của Ritterbusch and Associates phát biểu.
Trong bối cảnh nguồn cung dầu thắt chặt, quyết định giữ nguyên mức tăng sản lượng 400.000 thùng/ngày mỗi tháng của OPEC được xem "ngòi nổ" đẩy giá dầu tiếp tục tăng cao.
Giá dầu tăng mạnh còn bởi giá khí đốt ở châu Âu liên tiếp tăng mạnh và đạt mức cao nhất mọi thời đại trong phiên 4/3. Theo dữ liệu từ sàn giao dịch ICE của London, giá khí đốt kỳ hạn tháng 4 tại trung tâm TTF ở Hà Lan đã tăng lên 2.392 USD/1.000 m3, vượt qua kỷ lục 2.280 USD được thiết lập vào ngày trước đó.
Tình trạng khan hiếm nguồn cung trên thị trường dầu thô được dự báo sẽ còn lớn hơn nếu như cuộc xung đột Nga - Ukraine không chấm dứt và các lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây tiếp tục được áp đặt với Nga. Là nước có sản lượng khai thác lớn nhưng công suất lọc dầu ở Nga lại rất khiêm tốn, chính vì vậy, Nga vẫn luôn được biết đến nước xuất khẩu hàng đầu thế giới. Chính điều này đã giúp giá dầu duy trì đà tăng mạnh trong suốt tuần giao dịch từ ngày 28/2, bất chấp đồng USD mạnh hơn và vòng đàm phán hạt nhân Iran có nhiều tín hiệu tích cực mở ra cơ hội cho khoảng 1 triệu thùng/ngày dầu Iran trở lại thị trường.
Ở diễn biến mới nhất, chính quyền của Tổng thống Joe Biden đang đứng trước áp lực phải cắt giảm nhập khẩu dầu của Nga. Giới phân tích lo ngại, nếu điều này được thực hiện, nó sẽ tạo ra hiệu ứng Domino khi nhiều nước sẽ nối gót Mỹ và áp dụng các biện pháp cắt giảm nhập khẩu dầu từ Nga.
Trước đó, Canada đã tuyên bố cấm nhập khẩu dầu của Nga. Ngoài ra, nhiều nhà máy lọc dầu trên thế giới đã loại dầu Urals, giá cước vận tải dầu từ Nga cũng tăng vọt, trong khi các công ty bảo hiểm từ chối cung cấp dịch vụ đối với tàu chở dầu, chủ tàu chở dầu về cơ bản cũng không muốn đưa tàu đến Nga để chở dầu thô. Những khó khăn trong khâu vận chuyển và thanh toán các hợp đồng dầu của Nga khiến các nhà giao dịch ngần ngại, lựa chọn tìm kiếm các nguồn cung dầu khác.
Thông tin các nước thành viên Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), bao gồm Mỹ và Nhật Bản, đồng ý giải phóng 60 triệu thùng dầu thô từ kho dự trữ dầu chiến lược của họ được xem là "con dao 2 lưỡi" cho thấy áp lực thiếu hụt nguồn cung dầu trên thị trường dầu thô ngày một lớn, và vì vậy nó cũng không đủ kiềm chế đà tăng của giá dầu.
Dầu Nga đang ế và gần như không có giao dịch. Điều này có nghĩa thị trường dầu thô vốn đang bị thắt chặt nguồn thì nay sẽ phải tìm kiếm nguồn cung khác thay thế hoặc tình trạng thiếu hụt sẽ nghiêm trọng hơn. Các dữ liệu thống kê cho thấy, Nga từng xuất khẩu từ 4 - 5 triệu thùng/ngày và là nước xuất khẩu dầu thô lớn thứ 2 thế giới sau Saudi Arabia.
Với tất cả những yếu tố như trên, giá dầu ngày 6/3 ghi nhận giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 4/2022 trên sàn New York Mercantile Exchanghe đứng ở mức 115,00 USD/thùng, tăng 7,33 USD/thùng trong phiên, là mức cao nhất kể từ tháng 9/2008; trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 5/2022 đứng ở mức 118,04 USD/thùng, tăng 7,58 USD/thùng trong phiên, là mức cao nhất kể từ tháng 2/2013.
Tại thị trường trong nước, hiện giá xăng dầu hôm nay được niêm yết phổ biến trên thị trường như sau: Giá xăng E5 RON 92 không cao hơn 25.532 đồng/lít; giá xăng RON 95 không cao hơn 26.287 đồng/lít; giá dầu diesel 0.05S không cao hơn 20.801 đồng/lít; giá dầu hỏa không cao hơn 19.509 đồng/lít; giá dầu mazut 180CST 3.5S không cao hơn 17.932 đồng/kg.
Bước sang tuần giao dịch từ ngày 7/3, giá dầu thô được dự báo sẽ tiếp tục giao dịch tích cực khi mà nguồn cung dầu thô chưa có dấu hiệu được cải thiện, thậm chí có khả năng bị thắt chặt hơn, còn nhu cầu tiêu thụ dầu thì vẫn đang trên đà phục hồi tốt. Động lực kép này được nhiều chuyên gia đánh giá sẽ đẩy giá dầu sớm vượt qua mức 120 USD/thùng nếu cuộc xung đột Nga - Ukraine tiếp tục kéo dài.
Giá xăng dầu tăng lần thứ 6, tiếp tục phá đỉnh lịch sử Từ 15h hôm nay (1.3), Liên Bộ Công Thương - Tài chính đã thực hiện điều chỉnh giá xăng dầu theo chu kỳ. Trong kỳ điều chỉnh lần này, mỗi lít xăng E5 RON 92 tăng 540 đồng, RON 95 tăng 550 đồng/lít đồng. Giá xăng dầu tiếp tục tăng mạnh trong kỳ điều chỉnh ngày 1.3. Ảnh: Phạm Dung Theo đó, giá...