Giá xăng dầu hôm nay 6/12: Hồi phục hơn 2% nhờ ổn định nguồn cung
Giá xăng dầu hôm nay 6/12, thị trường thế giới ghi nhận 2 đầu giá dầu đột ngột tăng hơn 2 USD/thùng, nhờ ổn định nguồn cung và tín hiệu thị trường tích cực.
Giá xăng dầu thế giới
Theo Oilprice, giá dầu thế giới sáng ngày 6/12 (theo giờ Việt Nam) cụ thể là: Dầu thô WTI của Mỹ tăng 2,33 USD, lên mức 82,32 USD/thùng, giá dầu Brent tăng 2,42 USD, lên mức 88,26 USD/thùng.
Giá dầu tăng sau khi Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đối tác (gọi là OPEC ) giữ ổn định mục tiêu sản lượng trước lệnh cấm của Liên minh châu Âu và mức trần giá G7 tác động lên dầu thô của Nga.
Đồng thời, trong một dấu hiệu tích cực đối với nhu cầu nhiên liệu tại quốc gia nhập khẩu dầu hàng đầu thế giới là nhiều thành phố của Trung Quốc đã nới lỏng các biện pháp kiềm chế COVID-19 vào cuối tuần qua.
Diễn biến giá dầu WTI trên thị trường thế giới rạng sáng 6/12 (theo giờ Việt Nam)
G7 giới hạn giá đối với dầu vận chuyển bằng đường biển của Nga có hiệu lực vào ngày 5/12, nhưng Nga cho biết sẽ không tuân thủ biện pháp này ngay cả khi phải cắt giảm sản lượng.
Mức giá trần, được thi hành bởi các quốc gia G7, Liên minh châu Âu và Australia, vượt trên lệnh cấm vận của EU đối với việc nhập khẩu dầu thô của Nga bằng đường biển và các cam kết tương tự của Hoa Kỳ, Canada, Nhật Bản và Anh.
Cam kết cho phép dầu của Nga được vận chuyển đến các nước bên thứ ba bằng cách sử dụng tàu chở dầu G7 và EU, các công ty bảo hiểm và tổ chức tín dụng, chỉ khi hàng hóa được mua bằng hoặc thấp hơn giá trần.
Bán dầu và khí đốt cho châu Âu là một trong những nguồn thu ngoại tệ chính của Nga kể từ khi Liên Xô tìm thấy dầu và khí đốt ở vùng đầm lầy Siberia sau Thế chiến thứ hai.
Video đang HOT
Diễn biến giá dầu Brent trên thị trường thế giới sáng 6/12 (theo giờ Việt Nam)
Một nguồn tin nói rằng, một nghị định đang được chuẩn bị để cấm các công ty và thương nhân Nga tương tác với các quốc gia và công ty thuận theo mức giới hạn. Về bản chất, một nghị định như vậy sẽ cấm xuất khẩu dầu và các sản phẩm dầu mỏ cho các quốc gia và công ty áp dụng nó.
Tuy nhiên, với mức trần giá được đặt ở mức 60 USD/thùng không thấp hơn nhiều so với mức 67 USD trong tuần trước, các nước EU và G7 kỳ vọng Nga sẽ vẫn có động lực để tiếp tục bán dầu ở mức giá đó và chấp nhận lợi nhuận nhỏ hơn.
Mức giới hạn sẽ được EU và G7 xem xét hai tháng một lần, lần đánh giá đầu tiên như vậy vào giữa tháng 1/2023.
Mức trần đối với dầu thô sẽ được áp dụng theo sau một biện pháp tương tự ảnh hưởng đến các sản phẩm dầu mỏ của Nga sẽ có hiệu lực vào ngày 5/2, mặc dù mức trần đó vẫn chưa được xác định.
Tấm biển OPEC vào ngày diễn ra cuộc họp của OPEC tại Vienna, Áo (nguồn: Reuters)
Trước đó, OPEC đã đồng ý tuân theo kế hoạch tháng 10 cắt giảm sản lượng 2 triệu thùng/ngày (bpd) từ tháng 11 đến năm 2023.
Giá bán lẻ xăng dầu trong nước sáng ngày 6/12 được áp dụng theo phiên điều chỉnh ngày 1/12 của Liên Bộ Tài chính – Bộ Công Thương:
Cụ thể, giá xăng E5 RON 92 được điều chỉnh giảm 992 đồng/lít, còn 21.679 đồng/lít; xăng RON 95 giảm 1.083 đồng/lít, còn 22.704 đồng/lít.
Giá dầu hỏa giảm xuống còn 23.562 đồng/lít (giảm 1078 đồng/lít); dầu diesel giảm còn 23.213 đồng/lít (giảm 1588 đồng/lít); dầu mazut giảm xuống 13.953 (giảm 832 đồng/lít). Như vậy, giá xăng dầu đã giảm lần thứ 2 liên tiếp.
Liên bộ ngừng chi Quỹ bình ổn giá, đồng thời trích lập quỹ bình ổn giá xăng dầu với xăng E5 RON 92 ở mức 300 đồng/lít, xăng RON95 ở mức 400 đồng/lít, dầu điêzen ở mức 700 đồng/lít; dầu hỏa ở mức 300 đồng/lít, dầu mazut ở mức 500 đồng/kg.
Giá xăng dầu hôm nay 5/12: Triển vọng kinh tế yếu, dầu WTI dưới mức 80 USD/thùng
Giá xăng dầu hôm nay 5/12, thị trường thế giới giá dầu vẫn ở mức thấp bởi triển vọng kinh tế yếu.
Dầu WTI ở mức 79,99 USD/thùng, dầu Brent ở mức 85,84 USD/thùng
Giá xăng dầu thế giới
Giá dầu thế giới được ghi nhận vào sáng ngày 5/12 (theo giờ Việt Nam) cụ thể như sau: Dầu thô WTI của Mỹ ổn định ở mức 79,99 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent ở mức 85,84 USD/thùng.
Tuần trước đã ghi nhận mức tăng hàng tuần đầu tiên lần lượt là khoảng 2,5% và 5% sau ba tuần giảm liên tiếp.
OPEC bao gồm Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đối tác đã đồng ý tuân thủ các mục tiêu sản lượng dầu của mình tại cuộc họp vào chủ nhật ngày 4/12, hai nguồn tin của OPEC cho biết, khi thị trường dầu mỏ gặp khó khăn trong việc đánh giá tác động của nền kinh tế Trung Quốc chậm lại đối với nhu cầu và mức trần giá G7 áp lên nguồn dầu của Nga đối với nguồn cung.
Quyết định này được đưa ra hai ngày sau khi các quốc gia thuộc nhóm G7 nhất trí về mức giá trần đối với dầu mỏ của Nga.
Giá dầu WTI trên thị trường thế giới vào sáng 5/12 (giờ Việt Nam)
OPEC , đã "chọc giận" Hoa Kỳ và các quốc gia phương Tây khác vào tháng 10 khi đồng ý cắt giảm sản lượng 2 triệu thùng mỗi ngày (bpd), khoảng 2% sản lượng trên toàn thế giới, từ tháng 11 đến hết năm 2023.
OPEC lập luận rằng, cắt giảm sản lượng vì triển vọng kinh tế yếu hơn. Giá dầu đã giảm kể từ tháng 10 do tăng trưởng chậm hơn của Trung Quốc và toàn cầu cũng như lãi suất cao hơn, khiến thị trường đồn đoán tập đoàn này có thể cắt giảm sản lượng một lần nữa.
Hôm thứ Sáu, các quốc gia G7 và Úc đã đồng ý mức trần giá 60 USD/thùng đối với dầu thô vận chuyển bằng đường biển của Nga trong một động thái nhằm tước đoạt doanh thu của Moscow trong khi vẫn giữ cho dầu của Nga chảy trên thị trường toàn cầu.
Diễn biến giá dầu Brent trên thị trường thế giới vào sáng 5/12 (giờ Việt Nam)
Moscow cho biết, sẽ không bán dầu dưới mức trần và đang phân tích cách ứng phó. Nhiều nhà phân tích và bộ trưởng OPEC cho rằng, mức giá trần là khó hiểu và có thể không hiệu quả vì Moscow đã bán phần lớn dầu của mình cho các nước như Trung Quốc và Ấn Độ.
Trong năm nay, chính phủ Hoa Kỳ dự kiến sản lượng dầu nói chung sẽ đạt đỉnh mới vào năm tới nhưng đã nhiều lần cắt giảm dự báo trong năm nay. Gần đây, chính phủ đã giảm triển vọng tăng trưởng sản xuất năm 2023 xuống 21%, đạt mức tăng khoảng 480.000 thùng mỗi ngày (bpd), lên 12,31 triệu thùng/ngày.
Điều đó có thể có nghĩa là tăng trưởng ít hơn so với mức tăng chỉ 500.000 thùng/ngày trong năm nay - vốn đã thấp so với kỳ vọng cao về mức tăng khoảng 900.000 thùng/ngày vào mùa xuân tới.
Tàu NS POWER neo đậu tại kho NNK-Primornefteproduct, Vladivostok, Nga (nguồn: Reuters)
Giá xăng dầu trong nước
Giá bán lẻ xăng dầu trong nước sáng ngày 5/12 được áp dụng theo phiên điều chỉnh ngày 1/12 của Liên Bộ Tài chính - Bộ Công Thương:
Cụ thể, giá xăng E5 RON 92 được điều chỉnh giảm 992 đồng/lít, còn 21.679 đồng/lít; xăng RON 95 giảm 1.083 đồng/lít, còn 22.704 đồng/lít.
Giá dầu hỏa giảm xuống còn 23.562 đồng/lít (giảm 1078 đồng/lít); dầu diesel giảm còn 23.213 đồng/lít (giảm 1588 đồng/lít); dầu mazut giảm xuống 13.953 (giảm 832 đồng/lít). Như vậy, giá xăng dầu đã giảm lần thứ 2 liên tiếp.
Liên bộ ngừng chi Quỹ bình ổn giá, đồng thời trích lập quỹ bình ổn giá xăng dầu với xăng E5 RON 92 ở mức 300 đồng/lít, xăng RON95 ở mức 400 đồng/lít, dầu điêzen ở mức 700 đồng/lít; dầu hỏa ở mức 300 đồng/lít, dầu mazut ở mức 500 đồng/kg.
Giá xăng dầu hôm nay 4/12: Giá dầu giảm nhưng cao hơn 3 tuần trước đó Giá xăng dầu hôm nay 4/12, thị trường thế giới ghi nhận 2 loại giá dầu đều giảm từ 1 - 2 USD/thùng nhưng lại có mức tăng hàng tuần sau 3 tuần giảm trước đó. Giá xăng dầu thế giới Theo Oilprice, giá dầu thế giới sáng ngày 4/12 (theo giờ Việt Nam) cụ thể là: Dầu thô WTI của Mỹ giảm...