Giá xăng dầu hôm nay 6/10: Giá dầu dần ổn định, dầu WTI đạt 86,47 USD/thùng
Giá xăng dầu hôm nay 6/10, thị trường thế giới đã ổn định sau đợt tăng liên tiếp những ngày gần đây.
Dầu thô WTI của Mỹ đạt mức 86,47 USD/thùng.
Giá xăng dầu thế giới
Theo Oilprice, giá dầu thế giới sáng ngày 6/10 (theo giờ Việt Nam) cụ thể là: giá dầu thô WTI của Mỹ tiếp tục tăng 0,88 USD/thùng, lên mức 86,47 USD/thùng, giá dầu Brent tăng 0,93 USD, lên mức 91,96 USD/thùng.
Dầu đã ổn định sau đợt tăng trong những ngày gần đây khi các nhà sản xuất OPEC có vẻ sẽ đồng ý cắt giảm mục tiêu sản lượng sâu mặc dù thị trường thắt chặt và phản đối việc cắt giảm từ Hoa Kỳ và các nước khác.
Diễn biến giá dầu WTI trên thị trường thế giới rạng sáng 6/10 (theo giờ Việt Nam)
Hoa Kỳ đang thúc ép các nhà sản xuất OPEC tránh cắt giảm sâu, một nguồn tin quen thuộc với vấn đề này nói với Reuters, khi Tổng thống Joe Biden tìm cách ngăn chặn sự gia tăng giá xăng dầu của Hoa Kỳ trước cuộc bầu cử quốc hội giữa nhiệm kỳ vào ngày 8/11.
Tổng thống Biden đã phải vật lộn với giá xăng dầu cả năm và sau khi tăng đột biến thì đã giảm bớt, điều mà chính quyền của ông đã coi là một thành tựu lớn.
Các nguồn dự trữ dầu thô của Mỹ đã giảm khoảng 1,8 triệu thùng trong tuần kết thúc vào ngày 30/9, theo các nguồn tin thị trường trích dẫn số liệu của Viện Dầu mỏ Mỹ.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, đồng đô la Mỹ tăng giá cũng gây áp lực lên giá dầu thô vì nó khiến giá dầu đắt hơn đối với các loại tiền tệ khác.
Việc cắt giảm tiềm năng của OPEC có thể thúc đẩy sự phục hồi giá dầu đã giảm xuống khoảng 90 USD từ 120 USD ba tháng trước do lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu, lãi suất Mỹ tăng và đồng USD mạnh lên.
Diễn biến giá dầu Brent trên thị trường thế giới rạng sáng 6/10 (theo giờ Việt Nam)
Tác động thực sự đối với nguồn cung từ mục tiêu sản lượng thấp hơn sẽ bị hạn chế vì một số quốc gia OPEC đã bơm xuống thấp hơn hạn ngạch hiện có của họ. Trong tháng 8, OPEC đã không đạt được mục tiêu sản lượng 3,58 triệu thùng/ngày.
OPEC , bao gồm Saudi Arabia và Nga, đang tiến hành cắt giảm 1-2 triệu thùng/ngày, các nguồn tin nói với Reuters, một số nguồn tin cho biết mức cắt giảm có thể gần 2 triệu thùng.
Các nguồn tin cho biết vẫn chưa rõ liệu việc cắt giảm có thể bao gồm việc cắt giảm tự nguyện bổ sung của các thành viên như Ả Rập Xê-út hay liệu việc cắt giảm có thể bao gồm việc sản xuất dưới mức hiện có của nhóm hay không.
OPEC đã giảm khoảng 3,6 triệu thùng/ngày so với mục tiêu sản lượng trong tháng 8.
Hoa Kỳ đã tổ chức “đối thoại tích cực” với Trung Quốc và Ấn Độ, hai nhà nhập khẩu dầu thô lớn của Nga, Ben Harris, trợ lý Bộ trưởng phụ trách chính sách kinh tế của Bộ Tài chính Hoa Kỳ, nói với Diễn đàn Tình báo Năng lượng ở London.
Kích bơm hoạt động trước một giàn khoan trong mỏ dầu ở Midland, Texas (nguồn: Reuters)
Kế hoạch giới hạn giá được G7 đồng ý kêu gọi các nước tham gia từ chối bảo hiểm, tài chính, môi giới, hàng hải và các dịch vụ khác đối với hàng hóa dầu có giá cao hơn mức trần giá chưa được xác định đối với dầu thô và các sản phẩm dầu.
Các nhà ngoại giao cho biết tháng trước, Liên minh châu Âu đang xem xét mức trần giá dầu để phù hợp với mức mà G7 đã đồng ý.
Giá bán các mặt hàng xăng dầu tại thị trường trong nước ngày 6/10 được áp dụng theo phiên điều chỉnh chiều ngày 3/10 của Liên Bộ Tài chính – Bộ Công Thương.
Theo đó, liên Bộ quyết định giảm thêm 1.050 đồng trên mỗi lít xăng E5 RON 92, trong khi giá xăng RON 95 giảm 1.140 đồng/lít. Sau khi giảm, mức giá bán lẻ tối đa với xăng E5 RON 92 là 20.730 đồng/lít và xăng RON 95 là 21.440 đồng/lít, mỗi lít xăng RON 95-III giảm về 21.440 đồng. Tương tự, giá dầu kỳ điều hành này được điều chỉnh giảm nhẹ. Cụ thể, dầu diesel giảm 330 đồng/lít còn 22.200 đồng/lít.
Tại kỳ điều hành này, liên Bộ Công Thương – Tài chính tiếp tục trích lập quỹ bình ổn giá với xăng E5 RON 92 ở mức 451 đồng/lít, xăng RON 95 là 600 đồng/lít, dầu diesel 300 đồng/lít.
Tính từ đầu năm đến nay, giá xăng trong nước đã trải qua 26 lần điều chỉnh, trong đó có 13 lần tăng, 12 lần giảm và 1 lần giữ nguyên. Trong kỳ điều hành hôm nay, nếu đúng như dự báo, giá xăng sẽ có lần thứ 4 giảm mạnh liên tiếp, giá xăng RON 95 có thể về mức hơn 20.000 đồng/lít.
Bộ Công Thương nêu 2 lý do khiến chiết khấu thấp, DN xăng dầu càng bán càng lỗ
Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ ngày 1/10, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải lý giải nguyên nhân mức chiết khấu của các doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu thấp.
Thị trường xăng dầu trong nước những ngày gần đây nóng lên bởi câu chuyện "chiết khấu 0 đồng", tức hoa hồng đại lý giảm về 0, khiến càng bán càng lỗ.
Theo ông Hải, mức chiết khấu là mức giảm giá của đơn vị bán xăng dầu (có thể là các doanh nghiệp đầu mối, đại lý, tổng đại lý, thương nhân phân phối...). Hiện nay, không có quy định về mức chiết khấu trong kinh doanh xăng dầu. " Nhà nước điều hành giá xăng dầu theo nguyên tắc thị trường, có sự quản lý của Nhà nước và Nhà nước không điều chỉnh mức chiết khấu trong kinh doanh xăng dầu, chỉ quản lý giá bán lẻ xăng dầu.
Ta hiểu rằng, đây là mức giá trần, khi các doanh nghiệp bán xăng dầu thì họ sẽ bán bằng giá này nhưng chiết khấu một mức độ nào đó cho người mua. Khi nguồn cung xăng dầu dồi dào hoặc giá thế giới giảm thì các doanh nghiệp đầu mối và doanh nghiệp bán xăng dầu có xu hướng tăng mức chiết khấu để đẩy lượng bán ra. Ngược lại, khi giá tăng lên thì họ sẽ giảm mức chiết khấu đi", ông Hải nói.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải tại họp báo Chính phủ thường kỳ ngày 1/10. (Ảnh: Đắc Huy)
Theo ông Hải, thời gian vừa qua, mức chiết khấu kinh doanh xăng dầu thấp vì hai lý do.
Thứ nhất là từ đầu năm 2022 đến nay, thị trường xăng dầu thế giới diễn biến phức tạp, nguồn cung không ổn định, giá biến động với biên độ lớn. Những yếu tố trên đã ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh xăng dầu của các doanh nghiệp. Trong giai đoạn quý 2, do lo ngại thiếu nguồn cung, các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu tăng mạnh lượng nhập khẩu. Tuy nhiên sang quý 3, giá xăng dầu thế giới liên tục giảm, nhiều doanh nghiệp đã thua lỗ do nhập khẩu lượng xăng dầu tương đối lớn với giá cao. Và để tiết giản chi phí, giảm thiệt hại trong kinh doanh, các doanh nghiệp phải giảm mức chiết khấu trong phân phối.
Lý do thứ 2 là từ cuối năm 2021 đến nay, các chi phí kinh doanh xăng dầu rất tăng, ví dụ chi phí vận tải, vận chuyển...nhưng để kiểm chế lạm phát, những chi phí này chưa được Bộ Tài chính - đơn vị trực tiếp quản lý giá các mặt hàng này - công bố điều chỉnh. Để đảm bảo duy trì kinh doanh, các doanh nghiệp đầu mối buộc phải cắt giảm các khoản chi phí, trong đó có mức chiết khấu.
Bộ Công Thương đã nhiều lần đề xuất với các cấp có thẩm quyền và Chính phủ. Ngày 23/9 vừa qua, Văn phòng Chính phủ có công văn truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương thực hiện đúng quy định của pháp luật để đảm bảo nguồn cung xăng dầu và quyền lợi của các doanh nghiệp liên quan trong kinh doanh xăng dầu.
Nói về vai trò chính của liên bộ Công Thương và Bộ Tài chính trong điều hành thị trường xăng dầu, ông Hải nhấn mạnh hai nhiệm vụ quan trọng là đảm bảo nguồn cung xăng dầu, phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng. " Điều này có thể khẳng định Việt Nam làm khá tốt. Chúng ta vẫn đảm bảo đủ nguồn cung trong bối cảnh cả thế giới và khu vực (kể cả những nước xung quanh) gặp nhiều khó khăn về đảm bảo nguồn cung về xăng dầu", ông Hải khẳng định.
Nhiệm vụ thứ hai là điều hành giá xăng dầu. Chính phủ đã chỉ đạo rất rõ là phải bám sát vào giá trên thị trường thế giới; sử dụng quỹ bình ổn linh hoạt. Vì vậy, tại kỳ điều hành gần nhất, giá các loại xăng tương đương giá tháng 7 /2021. Giá dầu cũng tương đối phù hợp với bối cảnh hiện nay.
" Khi điều hành thì có ba nhóm lợi ích. Thứ nhất là doanh nghiệp sử dụng xăng dầu làm đầu vào và 100 triệu người tiêu dùng Việt Nam; thứ hai là các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu và thứ ba rất quan trọng là nền kinh tế vĩ mô (chỉ số giá tiêu dùng, lạm phát, GDP). Vừa qua, dưới sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, liên bộ bám sát vào ba lợi ích này để điều hành một cách hài hòa, hợp lý và phù hợp với điều kiện thực tế", ông Hải nói.
Giá xăng giảm về mức thấp nhất từ đầu năm Từ 15h ngày 12/9, giá xăng giảm 1.120 đồng/lít, về quanh mức 22.500 - 24.500 đồng/lít, thấp nhất từ đầu năm đến nay. Giá xăng giảm 1.120 đồng/lít, về mức thấp nhất từ đầu năm đến nay. Ảnh minh họa. Do kỳ điều hành ngày 11/9 trùng vào Chủ nhật nên thời gian điều hành được liên Bộ Tài chính - Công Thương...