Giá xăng dầu hôm nay 3/9: Bay gần 8% trong tuần
Giá xăng dầu hôm nay 3/9: WTI ngưỡng USD 86,87 USD/thùng, dầu Brent 93,02 USD/thùng.
Cập nhật giá xăng dầu đầu phiên sáng 3/9/2022 với những thông tin mới nhất
Cả hai loại dầu thô đều giảm mạnh trong tuần này. Brent giảm hàng tuần là 7,9% và WTI là 6,7%. Trong tuần, có thời điểm giá dầu giảm hơn 5%.
Giá xăng dầu thế giới hôm nay 3/9/2022
Phiên sáng nay, 3/9 (Giờ Việt Nam), giá dầu WTI tăng 0,26 USD/thùng tương ứng 0,30% lên mức 86,87 USD/thùng; Dầu Brent tăng 0,66 USD/thùng tương ứng 0,71% lên mức 93,02 USD/thùng.
Giá dầu tăng vào thứ Sáu do kỳ vọng OPEC sẽ thảo luận về việc cắt giảm sản lượng tại một cuộc họp vào ngày 5/9, mặc dù lo ngại về việc hạn chế Covid-19 của Trung Quốc và sự suy yếu của nền kinh tế toàn cầu đã phủ lên thị trường.
Giá xăng dầu trong nước sẽ điều chỉnh ngày 5/9
Tuy nhiên, cả hai loại dầu thô đều giảm mạnh trong tuần này. Brent giảm hàng tuần là 7,9% và WTI là 6,7%. Trong tuần, có thời điểm giá dầu giảm hơn 5%.
Nhiều dự báo cho thấy, OPEC có khả năng giữ nguyên hạn ngạch sản lượng dầu cho tháng 10 tại cuộc họp hôm thứ Hai, và không loại trừ việc cắt giảm sản lượng để hỗ trợ giá đã trượt khỏi mức cao ngất ngưởng hồi đầu năm.
Video đang HOT
OPEC trong tuần này đã điều chỉnh số dư thị trường trong năm nay và hiện nhu cầu cung cấp giảm 400.000 thùng/ngày so với dự báo 900.000 thùng/ngày trước đó. Nhóm sản xuất dự kiến thâm hụt thị trường 300.000 thùng/ngày vào năm 2023.
Trong khi đó, Iran cho biết, họ đã gửi những tín hiệu “mang tính xây dựng” đối với các đề xuất của Mỹ nhằm khôi phục thỏa thuận hạt nhân năm 2015 của Tehran với các cường quốc trên thế giới.
Phil Flynn, một nhà phân tích của nhóm Price Futures ở Chicago, cho biết thông tin này khiến một số nhà đầu tư hoài nghi rằng một thỏa thuận sắp xảy ra sẽ hỗ trợ giá dầu.
Trong khi đó, Các bộ trưởng tài chính của nhóm G7 (nhóm 7 quốc gia có nền kinh tế phát triển lớn nhất thế giới, gồm Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, Mỹ, Anh và Canada) có khả năng sẽ đạt được một thoả thuận vào hôm nay, 2/9, về giới hạn mức giá mà họ sẵn sàng trả cho dầu Nga.
Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak cũng chỉ trích G7 về kế hoạch áp đặt trên, và cảnh báo rằng họ sẽ không cung cấp dầu cùng các sản phẩm dầu cho những nước ủng hộ quyết định này.
Các chuyên gia nhận định rằng các nhà đầu tư vẫn lo lắng về tác động của các hạn chế Covid-19 mới nhất ở Trung Quốc. Thành phố Thành Đô hôm thứ Năm đã ra lệnh khóa cửa khiến các nhà sản xuất như Volvo bị ảnh hưởng.
Dữ liệu cho thấy hoạt động của các nhà máy Trung Quốc suy yếu trong tháng 8, trong khi tình trạng thiếu điện và bùng phát Covid-19 tiếp tục làm gián đoạn sản lượng.
Giá xăng dầu trong nước hôm nay thế nào?
Hôm nay, giá bán các loại xăng dầu trong nước áp dụng theo mức giá điều chỉnh từ 15h ngày 22/8.
Hiện, giá xăng E5 RON 92 giữ nguyên ở mức 23.720 đồng và xăng RON 95 cũng giữ nguyên ở mức 24.660.
Còn giá các mặt hàng dầu thì đồng loạt tăng. Dầu diesel là 23.750 đồng một lít, tăng 850 đồng. Dầu hỏa có mức giá mới là 24.050 đồng, tăng 730 đồng, dầu mazut giữ nguyên mức giá so với điều chỉnh kỳ trước, có giá 16.540 đồng/kg.
Bộ trưởng Bộ Công Thương: Nguồn cung xăng dầu bảo đảm phục vụ thị trường trong nước
Luôn bảo đảm cung cấp đủ xăng dầu cho thị trường là khẳng định của Bộ Công Thương trong cuộc họp trực tuyến khẩn với các đơn vị trực thuộc bộ về bảo đảm nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước diễn ra sáng 26/8.
Mua bán xăng dầu tại một cửa hàng của Petrolimex ở Hà Nội. Ảnh minh họa: Trần Việt/TTXVN
Cuộc họp được tổ chức trong bối cảnh thị trường xăng dầu thế giới và trong nước có nhiều biến động. Giá xăng dầu thế giới có xu hướng tăng trở lại gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc nhập khẩu và điều tiết hoạt động kinh doanh.
Tuần vừa qua, một số cửa hàng bán lẻ xăng dầu ngừng bán hàng, một số doanh nghiệp đề xuất với Sở Công Thương về việc tạm dừng kinh doanh do khó khăn về nguồn hàng và không bảo đảm về lợi nhuận kinh doanh.
Phát biểu tại cuộc họp, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh, từ đầu năm tới nay, trong bối cảnh nguồn cung xăng dầu thế giới căng thẳng, có nguy cơ đứt gãy thì trong nước nguồn cung xăng, dầu luôn được bảo đảm, không có tình trạng đứt gãy. Cùng với đó, giá các mặt hàng xăng dầu của Việt Nam cơ bản được giữ ổn định, bao giờ cũng thấp hơn giá của một số nước trong khu vực và trên thế giới.
Đó là do Bộ Công Thương đã nắm bắt tình hình sớm nên đã có văn bản chỉ đạo các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu triển khai các giải pháp bảo đảm nguồn cung xăng dầu. Đồng thời, yêu cầu các doanh nghiệp có phương án tăng lượng nhập khẩu để bù đắp lượng thiếu hụt từ sản xuất trong nước. Bộ Công Thương đã tham mưu, đề xuất đề xuất điều tiết các khoản thuế một các phù hợp, sử dụng hiệu quả, hợp lý Quỹ bình ổn giá xăng, dầu....
Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên, mấy ngày gần đây, đặc biệt sau khi 7 doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu bị tạm tước giấy phép kinh doanh thì lại xuất hiện những thông tin trên mạng xã hội cho là thiếu hụt nguồn cung.
"Điều này là không bình thường, cần kiểm tra làm rõ và xử lý theo quy định. Hai nhà máy máy lọc dầu trong nước gồm Nghi Sơn và Bình Sơn đang ổn định sản xuất, cung cấp khoảng 80% nguồn xăng dầu trong nước. Hoạt động nhập khẩu đã được chủ động và giao từ sớm cho các doanh nghiệp nên khẳng định nguồn cung bảo đảm phục vụ thị trường trong nước" - Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh.
Làm rõ hơn về tình hình cung ứng xăng dầu trong nước, thông tin tại cuộc họp, ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương cho biết, hiện nguồn cung xăng dầu trong nước đang đáp ứng khoảng 75 - 80% nhu cầu thị trường, còn lại là nhập khẩu.
Về sản xuất, theo báo cáo của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam, kế hoạch sản xuất xăng dầu của hai nhà máy lọc dầu trong nước gồm Nghi Sơn và Bình Sơn quý III dự kiến sản xuất 3,9 triệu m3 (chiếm 72% tổng nhu cầu, tương đương khoảng 1,3 triệu m3/tháng) và quý IV dự kiến sản xuất 4,4 triệu m3 (chiếm 80% tổng nhu cầu, tương đương khoảng 1,46 triệu m3/tháng).
Về cơ bản lượng sản xuất trên theo kế hoạch đã đưa ra để cân đối cung cầu từ đầu năm 2022 và đã được phân giao thực hiện cho các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu trong nước để bảo đảm nguồn cung cho thị trường. Hiện hai nhà máy đều đang vận hàng ở công suất tối đa. Nhà máy lọc dầu Bình Sơn dự kiến sẽ vận hành ở mức công suất 105% trong các tháng cuối năm 2022 để cung ứng xăng dầu cho thị trường.
Về nhập khẩu, ước nhập khẩu xăng dầu trong tháng 8/2022 đạt khoảng 520.000 m3, dự kiến các tháng cuối năm mỗi tháng doanh nghiệp nhập khẩu khoảng 500.000 m3/tháng. Trong khi đó, nhu cầu xăng dầu phục vụ sản xuất, tiêu dùng trong nước khoảng 1,6 - 1,7 triệu m3/tháng.
"Với nguồn cung xăng dầu như trên, nguồn cung xăng dầu cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước", ông Trần Duy Đông khẳng định.
Tại cuộc họp, lãnh đạo Sở Công Thương Hà Nội, Bắc Kạn, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, Kiên Giang... cũng đã báo cáo về tình hình kinh doanh xăng dầu tại địa bàn. Các ý kiến đều khẳng định, không có tình trạng các cửa hàng kinh doanh xăng dầu xin tạm ngừng kinh doanh. Nguồn cung xăng dầu trên địa bàn cơ bản ổn định, không thiếu.
Chia sẻ tại cuộc họp, ông Bùi Ngọc Bảo, Chủ tịch Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam cho biết, qua kiểm tra các đầu mối, hiệp hội đánh giá tổng nguồn cung bảo đảm phục vụ thị trường trong nước. Tuy nhiên, vấn đề nổi lên hiện nay là mức chiết khấu của các thương nhân đầu mối với cửa hàng bán lẻ xăng dầu.
Kết luận tại cuộc họp, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên một lần nữa khẳng định, nguồn cung xăng dầu phục vụ nhu cầu thị trường trong nước từ nay tới cuối năm luôn được bảo đảm.
Để ổn định thị trường, tránh những thông tin không đúng về tình trạng nguồn cung xăng dầu trong nước, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã yêu cầu Sở Công Thương các tỉnh, thành phố chủ trì, phối hợp với lực lượng quản lý thị trường tiến hành tổng kiểm tra, rà soát các cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên địa bàn, yêu cầu các cơ sở kinh doanh xăng dầu cam kết thực hiện nghiêm các quy định về kinh doanh xăng dầu, có kế hoạch nhập hàng để bảo đảm duy trì bán hàng liên tục.
Bộ trưởng cũng yêu cầu Tổng cục Quản lý thị trường chỉ đạo các cục quản lý thị trường địa phương chủ trì hoặc phối hợp với Sở Công Thương các địa phương và các lực lượng chức năng trên địa bàn kiểm tra thường xuyên, đột xuất để kịp thời xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.
Đồng thời yêu cầu, Vụ Thị trường trong nước yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện nghiêm các quy định về kinh doanh xăng dầu, có kế hoạch nhập hàng từ nguồn sản xuất trong nước và nhập khẩu để bảo đảm cung ứng đầy đủ, liên tục xăng, dầu cho thị trường; trường hợp các doanh nghiệp không tuân thủ quy định, Bộ Công Thương sẽ thu hồi giấy phép kinh doanh.
Bộ cũng đề nghị các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu chia sẻ nguồn cung, lợi nhuận trong hệ thống phân phối, một cách hợp lý để bảo đảm không gián đoạn việc cung ứng xăng, dầu cho thị trường.
Giá dầu thô thế giới giảm sâu, xăng trong nước sẽ tiếp tục giảm lần thứ 6 Giá xăng dầu thế giới hôm nay (13/8) tiếp tục giảm, theo đà này giá xăng dầu trong nước sẽ có thể giảm vào kỳ điều chỉnh tiếp theo. Trong phiên giao dịch cuối tuần, giá dầu WTI giảm 2,25 USD/thùng tương ứng giảm 2,38% xuống mức 92,09 USD/thùng; Dầu Brent giảm 1,45 USD/thùng tương ứng giảm 1,46% xuống mức 98,15 USD/thùng. Giá...