Giá xăng dầu hôm nay 21/12: Thế giới tăng nhẹ, trong nước dự kiến giảm lần thứ 4 liên tiếp
Giá xăng dầu hôm nay 21/12, thị trường thế giới tăng nhẹ vì bị hạn chế bởi sự tác động của thị trường Trung Quốc.
Trong nước dự kiến giảm lần thứ 4 liên tiếp
Giá xăng dầu thế giới
Giá dầu thế giới được ghi nhận vào sáng ngày 21/12 (theo giờ Việt Nam) cụ thể như sau: Dầu thô WTI của Mỹ tăng 0,14 USD, lên mức 75,75 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent tăng 0,2 USD, lên 79,86 USD/thùng.
Giá dầu tăng do được hỗ trợ bởi đồng đô la yếu hơn và kế hoạch bổ sung dự trữ xăng dầu của Hoa Kỳ, nhưng mức tăng bị hạn chế bởi sự không chắc chắn về tác động của các trường hợp Covid-19 gia tăng tại nhà nhập khẩu dầu hàng đầu Trung Quốc.
Giá dầu WTI trên thị trường thế giới vào sáng 21/12 (giờ Việt Nam)
Giá dầu đã được hỗ trợ bởi kế hoạch mua tới 3 triệu thùng dầu của Hoa Kỳ cho Dự trữ Dầu mỏ Chiến lược sau khi phát hành kỷ lục 180 triệu thùng trong năm nay. Đồng đô la yếu hơn cũng đã hỗ trợ giá cả, khiến dầu rẻ hơn đối với những người nắm giữ các loại tiền tệ khác.
Các nhà phân tích của Barclays cho biết, sản lượng dầu của Nga có thể giảm 1 triệu thùng/ngày vào cuối tháng 3 sau khi thực hiện đầy đủ các lệnh trừng phạt của EU và việc mở cửa trở lại nền kinh tế Trung Quốc có thể thúc đẩy nhu cầu thêm 1-2 triệu thùng/ngày.
Video đang HOT
Nhà phân tích Edward Moya của OANDA cho biết, cần có những dấu hiệu rõ ràng về nhu cầu ngày càng tăng thì giá mới có thể tăng cao hơn nữa.
Diễn biến giá dầu Brent trên thị trường thế giới vào sáng 21/12 (giờ Việt Nam)
Nhà phân tích Tina Teng của CMC Markets cho biết, trong khi Trung Quốc nới lỏng các hạn chế về đại dịch, thì sự gia tăng số ca nhiễm Covid-19 đã gây ra tác động tiêu cực đối với thị trường dầu mỏ do sự không chắc chắn về khả năng phục hồi kinh tế của nước này.
Dự trữ dầu thô của Mỹ dự kiến giảm khoảng 200.000 thùng trong tuần trước trong khi dự trữ xăng và các sản phẩm chưng cất dự kiến cao hơn, một cuộc thăm dò sơ bộ của Reuters cho thấy.
Các nhà máy lọc dầu độc lập của Trung Quốc đang tăng lợi nhuận từ việc chế biến dầu giá rẻ của Nga sau khi lệnh trừng phạt của phương Tây áp lên Moscow cho phép họ đàm phán giảm giá sâu hơn.
Các quốc gia Nhóm G7 đã đưa ra mức giá trần 60 USD/thùng đối với dầu của Nga từ ngày 5/12 và Liên minh châu Âu cấm nhập khẩu bằng đường biển của Nga nhằm hạn chế nguồn thu từ dầu thô, khiến Nga chuyển hướng dầu thô sang châu Á với mức chiết khấu cao hơn.
Tàu chở hàng ở vịnh Nakhodka gần thành phố cảng Nakhodka, Nga (ảnh: Reuters)
Trong khi Ấn Độ đang mua dầu thô Urals của Nga với giá dưới 60 USD/thùng, Trung Quốc vẫn mua dầu thô ESPO trên mức giá trần vì các nhà máy lọc dầu độc lập, chủ yếu ở tỉnh Sơn Đông phía đông, bị thu hút bởi khoảng cách vận chuyển ngắn và chất lượng lưu huỳnh thấp của dầu.
Giá bán lẻ xăng dầu trong nước sáng ngày 21/12 được áp dụng theo phiên điều chỉnh ngày 12/12 của Liên Bộ Tài chính – Bộ Công Thương:
Cụ thể, xăng E5RON92 giảm còn 20.346đ/lít; xăng RON95-III giảm về mức 21.200 đồng/lít. Dầu Diesel 0.05S giảm còn 21.670 đồng/lít; Dầu hỏa còn 21.901 đồng/lít. Riêng dầu mazut 180CST 3.5S giảm ít nhất còn 13.016 đồng/kg.
Tại kỳ điều hành này, Cơ quan điều hành giá thực hiện trích lập Quỹ BOG đối với xăng E5RON92 ở mức 300 đồng/lít, xăng RON95 ở mức 400 đồng/lít, dầu Diesel ở mức 800 đồng/lít; dầu hỏa ở mức 500 đồng/lít, dầu mazut ở mức 500 đồng/kg.
Dự báo trong kỳ điều hành giá xăng dầu trong nước chiều nay 21/12, giá xăng trong nước có khả năng giảm lần thứ 4 liên tiếp khoảng 400 đồng/lít, dầu có mức giảm thấp hơn hoặc đi ngang. Mức giảm này chưa bao gồm quỹ bình ổn giá xăng dầu hay một số chi phí, thuế khác.
Giá gas hôm nay 21/12: Có khả năng về mức thấp nhất như trong tháng 5
Giá gas hôm nay: Vào 5 giờ sáng nay (theo giờ Việt Nam) giá gas giao dịch ở mức 5,326USD/mmBTU, giảm hơn 8,53% so với phiên trước.
Tuần trước, mặt hàng này đã tăng khá mạnh do có dấu hiệu nhu cầu nước ngoài lớn, sản lượng trong nước giảm, cộng vào đó là trận giá lạnh ở bán cầu Bắc gần đây đã đẩy giá lên cao hơn. Dữ liệu gần đây cho thấy, khí đốt tự nhiên chảy tới các kho cảng LNG của Mỹ đã tăng lên 13 BCF mỗi ngày vào thứ Năm, mức cao nhất kể từ tháng 6.
Giá gas có khả năng về mức thấp nhất như trong tháng 5
Tuy nhiên từ cuối tuần trước, khí tự nhiên kỳ hạn của Mỹ đã giảm thêm, xuống còn 5,4 USD/mmBTU trong tuần thứ 3 của tháng 12, hướng tới mức thấp nhất trong 5 tháng, khi mà thời tiết được dự báo sẽ ôn hòa hơn, nhu cầu sưởi ấm thấp hơn vào cuối tháng 12.
ông Jamie Maddock - Nhà phân tích nghiên cứu vốn chủ sở hữu tại Quilter Cheviot - chia sẻ: Giá có thể sẽ giảm trong thời gian tới do sự phá hủy nhu cầu tiêu dùng và công nghiệp đang diễn ra, đặc biệt nếu thời tiết ấm hơn ở EU như dự đoán.
Song cũng có phán đoán, ở châu Âu, nhiệt độ dưới mức trung bình dự kiến sẽ quay trở lại trên khắp lục địa trước cuối tháng 12, cùng với việc sản xuất năng lượng mặt trời và gió thấp. Bởi vậy, ông Edmund Siau - Nhà phân tích LNG tại công ty tư vấn FGE - cho rằng, sẽ cần tiếp tục nỗ lực giảm tiêu thụ, tăng nguồn cung LNG trong suốt mùa Đông và sau đó nữa.
Ở diễn biến khác, EU chính thức thống nhất mức trần giá khí đốt là 180 Euro/MWh, áp dụng từ giữa tháng 2/2023.
Phản ứng trước đông thái trên, Điện Kremlin tuyên bố mức giá trần đối với khí đốt tự nhiên mà EU đã nhất trí là sự vi phạm quy luât thị trường quyêt định giá cả và không thể chấp nhận được.
Khi trần giá khí đốt được thông qua, mọi giao dịch ở trên mức này đều không được chấp nhận. Ủy ban châu Âu có thể lập tức ngừng áp giá trần nếu nó gây ra hậu quả tiêu cực, như đe dọa nguồn cung khí đốt của lục địa. Tuy nhiên, mức trần giá khí đốt sẽ không ảnh hưởng tới hợp đồng tư nhân ngoài các sàn giao dịch năng lượng.
Châu Âu đã đối mặt cuộc khủng hoảng năng lượng vì giá khí đốt tăng vọt và nguồn cung hạn chế sau xung đột giữa Nga và Ukraine hồi tháng 2. Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cảnh báo châu Âu có thể thiếu khoảng 30 tỷ mét khối khí đốt trong năm 2023, khiến EU phải tìm cách chuẩn bị tốt nhất cho mùa Đông năm nay và cả những năm sau.
Giá năng lượng cao kéo theo lạm phát, tăng hóa đơn của các hộ gia đình và buộc một số ngành công nghiệp sử dụng nhiều khí đốt phải đóng cửa hoặc hạn chế sản xuất.
Tại thị trường trong nước, giá gas vẫn ổn định. Từ ngày 1/12 giá gas tăng từ 7.000 - 58.000 đồng/bình tùy từng loại. Cụ thể, tại Công ty TNHH một thành viên Dầu khí TP. Hồ Chí Minh (Saigon Petro) từ ngày 1/12 giá bán gas SP tăng 1.083 đồng/kg (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng), tương đương tăng 13.000 đồng/bình 12kg. Với mức tăng này, giá bán lẻ đến tay người tiêu dùng là 438.000 đồng/bình 12kg.
Tương tự, gas City Petro tăng 7.000 đồng/bình 6kg, 14.000 đồng/bình 12kg, 52.500 đồng/bình 45kg và 58.500 đồng/bình 50kg. Sau khi tăng, giá bán lẻ gas City Petro không vượt quá mức 259.500 đồng/bình 6kg, 461.500 đồng/bình 12kg, 496.500 đồng/bình nhựa VIP, 1.730.500 đồng/bình 45kg và 1.922.000 đồng/bình 50kg.
Đồng USD yếu tiếp tục đẩy giá dầu châu Á đi lên phiên 20/12 Giá dầu tại thị trường châu Á đi lên trong phiên giao dịch ngày 20/12, nhờ đồng USD suy yếu và việc Mỹ có kế hoạch lấp đầy kho dự trữ dầu chiến lược. Tuy nhiên, đà tăng của giá dầu bị kiềm chế bởi không chắc chắn về tác động của các ca nhiễm COVID-19 mới đối với Trung Quốc - nước...