Giá xăng dầu hôm nay 1/11: Thế giới quay đầu giảm, trong nước dự báo tăng
Giá xăng dầu hôm nay 1/11, thị trường thế giới quay đầu giảm gần 2 USD/thùng. Còn trong nước dự báo tăng khoảng 500 – 700 đồng/lít.
Giá xăng dầu thế giới
Giá dầu thế giới được ghi nhận vào sáng ngày 1/11 (theo giờ Việt Nam) cụ thể như sau: Dầu thô WTI của Mỹ giảm mạnh 1.61 USD, về mức 86.69 USD/thùng, còn dầu Brent giảm 1.46 USD, ở mức giá 94.84 USD/thùng.
Giá dầu đã giảm sau khi dữ liệu hoạt động của nhà máy ở Trung Quốc yếu hơn dự kiến và do lo ngại việc nới rộng giới hạn COVID-19 của nước này sẽ cắt giảm nhu cầu.
Giá dầu WTI trên thị trường thế giới vào sáng 1/11 (giờ Việt Nam)
Trong khi đó, tại thị trường Hoa Kỳ, dầu thô Trung cấp Tây Texas (WTI) giảm 1,25 đô la, tương đương 1,4%, ở mức 86,65 đô la sau khi mất 1,3% vào thứ cuối tuần trước. Hiện tâm lý thị trường được cải thiện với các dữ liệu vĩ mô tích cực từ Mỹ và khu vực châu ÂU.
GDP của Mỹ trong quý III đạt 2,6%, cao hơn so với kỳ vọng 2,4% của thị trường, cho thấy sức mạnh nội tại của nền kinh tế Mỹ, bất chấp những khó khăn như lạm phát tăng cao và sản xuất giảm tốc.
Còn dầu thô Brent giao sau của Mỹ giảm 1,17 USD, tương đương 1,2%, xuống 94,60 USD/thùng vào lúc 09:00 GMT, cũng kéo dài mức giảm 1,2% từ cuối tuần trước. Điều này đã giúp cho dòng tiền quay trở lại thị trường rủi ro, thể hiện qua Dollar Index giảm tuần thứ 2 liên tiếp.
Dollar Mỹ giảm khiến cho chi phí nắm giữ dầu của những người sử dụng tiền tệ khác rẻ hơn, hỗ trợ sức mua.
Diễn biến giá dầu Brent trên thị trường thế giới vào sáng 1/11 (giờ Việt Nam)
Video đang HOT
Ở một diễn biến khác, GDP của Đức, đầu tầu nền kinh tế tại nhóm các nước châu Âu tăng 1,1%, cao hơn so với dự đoán 0,7% của thị trường cũng giảm bớt lo ngại về suy thoái kinh tế nặng nề của khu vực này.
Mặc dù chưa có thông báo chính thức, tuy nhiên giới phân tích kỳ vọng mức giá mới ở khu vực này sẽ cao hơn so với con số 40-60 USD/thùng dự định trước kia.
Dù vậy, có khả năng Nga sẽ ngừng hợp tác với quốc gia nào áp dụng trần giá, dù điều này sẽ gây thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước.
Theo kế hoạch về ngân sách cho năm 2023 của nước này, khối lượng dầu xuất khẩu chịu thuế đã điều chỉnh giảm từ 10,15 triệu thùng/ngày xuống 8,2 triệu thùng/ngày, tương đương mức giảm gần 2 triệu thùng/ngày.
Các tàu lai dắt giúp một tàu chở dầu thô cập bến dầu, ngoài khơi đảo Waidiao, Zhoushan, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc (nguồn Reuters)
Nga đang tích cực chào bán các sản phẩm sang thị trường châu Á, tuy nhiên cũng khó để đảm bảo rằng các quốc gia này có thể hấp thụ hoàn toàn lượng dầu từ Nga. Đặc biệt các quốc gia tiêu thụ dầu lớn như Ấn Độ và Trung Quốc thường đã ký sẵn các hợp đồng nhập khẩu dầu dài hạn với các quốc gia Trung Đông.
Nguồn cung từ Nga có dấu hiệu bó hẹp, trong khi tại Mỹ, số giàn khoan dầu khí giảm 3 xuống 768 giàn trong tuần vừa rồi, khi các công ty đại chúng không còn mặn mà với việc gia tăng sản lượng.
Giá bán lẻ xăng dầu trong nước sáng ngày 1/11 được áp dụng theo phiên điều chỉnh ngày 21/10 của Liên Bộ Tài chính – Bộ Công Thương:
Cụ thể, xăng E5 RON 92 tăng lên 21.496 đồng/lít; xăng RON 95 tăng lên 22.344 đồng/lít. Giá dầu diesel tăng lên 24.783 đồng/lít, dầu hoả tăng lên 23.663 đồng/lít, dầu mazut được Liên bộ điều chỉnh giảm về còn 13.899 đồng/kg.
Chiều nay, khoảng 15h sẽ là kỳ điều chỉnh giá đầu tiên trong tháng 11 của Liên bộ Công Thương – Tài chính. Dữ liệu cập nhật cho thấy, giá xăng dầu trong nước tại kỳ điều chỉnh giá chiều nay có thể tăng nhẹ, mức tăng cao nhất đối với các mặt hàng xăng từ 500 – 700 đồng/lít.
Giá xăng dầu hôm nay 29/10: Bất ngờ hạ nhiệt, dầu Brent giảm gần 3 USD/thùng
Giá xăng dầu hôm nay 29/10, thị trường thế giới bất ngờ hạ nhiệt. Dầu thô WTI của Mỹ giảm 1,15 USD/thùng trong khi dầu Brent giảm gần 3 USD/thùng.
Giá xăng dầu thế giới
Theo Oilprice, giá dầu thế giới sáng ngày 29/10 (theo giờ Việt Nam) cụ thể là: Dầu thô WTI của Mỹ giảm 1,15 USD, xuống mức 88,2 USD/thùng, giá dầu Brent giảm 2,84 USD, còn 96,02 USD/thùng.
Giá dầu thô gần đây đã hạ nhiệt từ mức chạm đỉnh 14 năm vào đầu năm 2022, nhưng vẫn cao hơn 30% so với cùng kỳ năm trước trong quý.
Ngày 26/10, OPEC đã đồng ý cắt giảm sản lượng dầu nhiều nhất kể từ khi bắt đầu đại dịch COVID-19. Ả Rập Xê-út đã từ chối vận động hành lang lặp đi lặp lại trong các chuyến thăm của các quan chức Mỹ để thay đổi quyết định cắt giảm sản lượng.
Diễn biến giá dầu WTI trên thị trường thế giới rạng sáng 29/10 (theo giờ Việt Nam)
Vào cuối tháng 9, chính phủ Đức cho biết họ sẽ quốc hữu hóa nhà nhập khẩu khí đốt (Uniper) vốn đã bị ảnh hưởng bởi tác động của việc đối tác lâu dài của Nga là Gazprom (GAZP.MM) kìm hãm xuất khẩu sau những diễn biến từ tháng 2 năm nay.
Tập đoàn này đã phải chật vật từ năm 2021 tới nay và phải nhờ tới những chương trình hỗ trợ của chính phủ Đức, gần đây nhất là cam kết hơn 29 tỷ euro hồi tháng 9. Tuy nhiên, Uniper có thể sẽ cần thêm hàng chục tỷ euro để tồn tại trong cuộc khủng hoảng khí đốt ở châu Âu.
Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (Tổ chức OPEC) có thể sẽ duy trì quan điểm cho rằng nhu cầu dầu thế giới sẽ tăng trong một thập kỷ nữa, lâu hơn so với dự đoán của nhiều nhà dự báo khác, bất chấp vai trò ngày càng tăng của năng lượng tái tạo và ô tô điện, hai nguồn tin OPEC cho biết.
OPEC dự kiến cập nhật dự báo nhu cầu dầu dài hạn trong Triển vọng Dầu Thế giới năm 2022 vào ngày 31/10. Phiên bản năm 2021 cho thấy nhu cầu dầu sẽ đạt mức cao sau năm 2035.
Diễn biến giá dầu Brent trên thị trường thế giới sáng 29/10 (theo giờ Việt Nam)
Tăng trưởng nhu cầu dầu trong hơn một thập kỷ nữa sẽ là động lực cho các nhà sản xuất và OPEC, với 13 thành viên phụ thuộc vào thu nhập từ dầu, và sẽ biện minh cho việc tiếp tục đầu tư vào nguồn cung mới.
Năm ngoái, OPEC đã nhìn thấy khả năng nhu cầu dầu đạt 108,2 triệu thùng/ngày vào năm 2045, tăng từ 90,6 triệu thùng/ngày vào năm 2020.
Một cựu bộ trưởng OPEC cho biết những tác động lâu dài của những diễn biến tại Ukraine có thể khuyến khích thế giới chuyển hướng sang năng lượng tái tạo.
Equinor, do chính phủ Na Uy sở hữu đa số, trở thành nhà cung cấp khí đốt tự nhiên lớn nhất châu Âu trong năm nay khi Gazprom (GAZP.MM) của Nga cắt giảm giao hàng trong bối cảnh phương Tây áp đặt những lệnh trừng phạt.
Giá xăng dầu hôm nay 29/10: Bất ngờ hạ nhiệt, dầu Brent giảm gần 3 USD/thùng
Tập đoàn đã đạt mức lợi nhuận quý thứ ba kỷ lục theo thông tin ngày 28/10 nhờ giá khí đốt ở châu Âu cao nhất mọi thời đại. Kỷ lục lợi nhuận trước thuế trước đó của Equinor là 18 tỷ USD và được thiết lập trong quý đầu tiên.
EU cho biết họ có kế hoạch điều phối một số hoạt động mua khí đốt và đàm phán với hy vọng được giảm giá.
Giá xăng dầu trong nước
Giá bán các mặt hàng xăng dầu trong nước ngày 29/10 được áp dụng theo phiên điều chỉnh ngày 21/10 của Liên Bộ Tài chính - Bộ Công Thương:
Giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường như sau: giá xăng E5 RON 92 lên 21.496 đồng/lít; xăng RON 95 lên 22.344 đồng/lít. Giá dầu diesel lên 24.783 đồng/lít, dầu hoả tăng lên 23.663 đồng/lít, dầu mazut giảm còn 13.899 đồng/kg.
Giá xăng dầu hôm nay 27/10: Đảo chiều tăng mạnh 2 USD/thùng Giá xăng dầu hôm nay 27/10, thị trường thế giới đảo chiều tăng mạnh 2 USD/thùng và dần ổn định khi nhu cầu dầu tại Mỹ tăng nhiều hơn dự kiến. Giá xăng dầu thế giới Theo Oilprice, giá dầu thế giới sáng ngày 27/10 (theo giờ Việt Nam) cụ thể là: Dầu thô WTI của Mỹ tăng mạnh 2,8 USD, lên mức...