Giá xăng dầu cao khiến ngư dân ‘tiến thoái lưỡng nan’
Do giá dầu tăng cao, sản lượng hải sản đánh bắt không tăng nhiều, giá hải sản bấp bênh nên phần lớn tàu cá ở tỉnh Khánh Hòa hoạt động nghề giã cào nằm bờ; nghề lưới cản khơi cũng nằm bờ hoặc chuyển sang khai thác gần bờ hơn.
Ông Nguyễn Trung Hiếu, Trưởng Ban Quản lý cảng Hòn Rớ cho biết, thời điểm này những năm trước chưa có dịch COVID-19, hoạt động của cảng Hòn Rớ rất tấp nập, các tàu lưới cản khơi chuyên khai thác cá ngừ sọc dưa về cảng luôn đầy ắp cá. Năm nay, cảng Hòn Rớ im ắng hẳn, vào những ngày cao điểm (14-16 âm lịch) thu mua cá, cảng tiếp nhận từ 30-40 tàu, chủ yếu là cá ngừ đại dương, không có các loại cá cơm, cá nục như mọi năm.
Đánh giá về tình trạng trên, ông Nguyễn Trung Hiếu cho biết, một phần là do giá dầu tăng trong thời gian gần đây. Giá xăng dầu ảnh hưởng đến chi phí chuyến biển rất nhiều. Ghi nhận của Ban quản lý cảng đối với chủ tàu làm nghề lưới cản khơi cho thấy, hiện tại 50% số chủ tàu nghề này đăng ký nằm bờ, số còn lại vẫn tiếp tục kiên trì vươn khơi, bám biển.
Nhiều chủ vựa thu mua cá tại Cảng Hòn Rớ đều chung một đáp án, giá hải sản thu mua vào không hề tăng so với tháng trước do lượng cá của các tàu đánh bắt đợt này đều đạt sản lượng rất cao. Việc giá cá không tăng nhưng giá xăng dầu tăng cao từ đầu tháng 3 đến nay khiến cho ngư dân Khánh Hòa rơi vào cảnh ” tiến thoái lưỡng nan”.
Chủ tàu KH 91539 TS ông Nguyễn Cư Em, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa cùng với hơn 10 bạn thuyền đang vá lại lưới trong cảng Hòn Rớ vào chiều 17/3 để kịp xuất bến trước khi trời tối, tâm sự: “Người làm nghề biển không đi biển thì cũng không làm được việc khác. Những anh em bạn thuyền của tôi đây giờ bảo lên bờ làm việc họ cũng không làm được việc gì khác. Chẳng còn cách gì khác phải bám biển thôi”.
Nói về giá xăng dầu tăng ảnh hưởng đến chuyến đi biển, ngư dân Nguyễn Cư Em khẳng định chắc chắn là rất lớn. Mỗi chuyến đi biển trước kia khi chưa có dịch COVID-19, mỗi ngày đánh bắt được 10 triệu đồng thì cũng vừa bù lỗ chi phí. Đến nay giá dầu lên nếu có đánh bắt được nhiều cá, bán ra được 20 triệu đồng thì cũng vừa đủ trang trải cho anh em thuyền viên, không có lãi.
Chủ tàu KH 91539 TS cũng hiểu được cảnh tình trạng giá dầu tăng chung cả nước, ngành nghề nào cũng bị ảnh hưởng nên ông chỉ mong muốn duy nhất chuyến biển lần này sẽ đánh bắt thật nhiều cá, nhưng quan trọng nhất là khi biển có cá nhiều thì thương lái đừng ép giá họ.
Cùng cảnh ngộ tương tự, ngư dân Nguyễn Văn Hùng, phường Vĩnh Trường, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa trong lúc đợi tàu cá của gia đình cập cảng cũng nhẩm tính chi phí chuyến biển tiếp theo trong tháng 3 (từ ngày 17/3 đến ngày 27/3). Anh Hùng nói, nếu trước giá dầu chưa tăng cao, mỗi chuyến biển một tàu công suất 600 CV đi biển từ 7-10 ngày sẽ hết 135 triệu tiền dầu thì nay cũng chừng ấy thời gian mà giá đã đội lên khoảng 170 triệu đồng, tăng khoảng 25%.
Video đang HOT
“Tàu làm nghề lưới cản khơi của tôi chuyến này hy vọng có nhiều cá, nếu không đầu tư nhiều lại bị thua lỗ chuyến này tôi chắc cho tàu nằm bờ nữa quá!”, ngư dân Nguyễn Văn Hùng trăn trở.
Ngoài ra, đối với tàu hành nghề giã cào, từ ngày 1/3, dầu diesel 0.05S có giá 21.310 đồng/lít, mức giá cao nhất từ trước tới nay, anh Nguyễn Văn Hùng cũng cho tàu nằm bờ. Theo anh, tàu giã cào hoạt động không có cá, ngoài xăng dầu tăng chi phí phát sinh nghề cá cũng tăng theo nên anh không đủ tiền để trang trải nhiều tàu cá cùng hoạt động một lúc.
Ông Mai Thành Phúc, Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá Phước Đồng (thành phố Nha Trang) lo ngại, hiện không riêng nghiệp đoàn nghề cá nơi ông sinh hoạt mà rất nhiều nghiệp đoàn khác ở Khánh Hòa đang cho tàu nằm bờ do chi phí chuyến biển phát sinh tăng cao, mà nguyên nhân chủ yếu là do giá xăng dầu tăng : ” Chúng tôi lo thời gian tới, bà con ngư dân đánh bắt cá không bám biển vì không có lãi, ngược lại phải bù chi phí do giá xăng dầu tăng”
Không những thế, ngư dân ở thành phố Nha Trang gặp khó khăn trong việc nhận hỗ trợ xăng dầu. Những năm trở lại đây, ảnh hưởng của dịch COVID-19, hoạt động chi trả tiền này đến với ngư dân vẫn chưa kịp thời. Trong năm 2021, ngư dân có 4 chuyến biển được hỗ trợ, thế nhưng đến tháng 8/2021 mới nhận được quý I, 3 quý còn lại phải phải đầu năm 2022 mới được nhận.
Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá Phước Đồng kiến nghị Nhà nước cần có giải pháp bình ổn giá xăng dầu để ngư dân tiếp tục vươn khơi, bám biển. Quan trọng nhất là giữ được giá hải sản không để rớt giá, nếu tăng được càng tốt.
Hiện tỉnh Khánh Hòa có hơn 700 tàu chuyên câu cá ngừ đại dương. Hiện nay, khoảng 200 tàu các loại đang neo đậu tại cảng. Ông Nguyễn Trung Hiếu, Trưởng Ban Quản lý cảng Hòn Rớ cho biết, với vai trò, trách nhiệm của đơn vị sẽ đảm bảo vị trí neo đậu cho các tàu cá nằm bờ ở trong cảng một cách trật tự; đồng thời động viên bà con ngư dân tiếp tục vươn khơi bám biển, bởi giá xăng dầu tăng là việc ảnh hưởng chung đến ngư dân cả nước, không chỉ riêng Khánh Hòa.
Tuy nhiên, ông Hiếu lo lắng, việc ngư dân cho tàu nằm bờ sẽ thiếu nguyên liệu cho các nhà máy chế biến hải sản xuất khẩu, từ đó dẫn đến mất cân bằng nguồn cung cầu ngành hàng thủy sản.
Hết giá phân bón nay lại tới giá xăng dầu tăng, nông dân trồng cà phê Đắk Nông "gánh" nặng hơn, đến khổ
Giá xăng dầu tăng cao trong thời điểm người dân trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đang đồng loạt vận hành máy bơm để tưới nước cho cà phê.
Điều này khiến chi phí sản xuất tăng cao và bà con nông dân lại phải đối mặt với khó khăn hơn.
Anh Đỗ Văn Hưng, ở thôn Xuân Thành, xã Đức Minh (Đắk Mil), có 3 ha cà phê. Ngay sau Tết Nguyên đán, gia đình anh phải vận hành máy bơm để tưới cho cà phê.
Rẫy của anh Hưng cách hồ nước hơn 4 cuộn ống tưới. Anh phải sử dụng máy bơm công suất 24 ngựa để tưới cho vườn cây. Loại máy bơm này anh dùng đã lâu, nên mỗi giờ vận hành tiêu hao hết gần 3 lít dầu.
Anh Hưng cho biết, đợt tưới nước này, anh mua 150 lít dầu, chi phí hết 3 triệu đồng, cao hơn mùa tưới năm ngoái khá nhiều. Anh vẫn duy trì tưới bét 5 giờ/ca. "Tôi phải cắt giảm nhân công, giảm lượng phân bón mùa khô để có thể duy trì tưới nước cho cà phê", anh Hưng chia sẻ.
Những ngày này, tại cửa hàng xăng dầu 46 Petrolimex, trên tỉnh lộ 3, xã Đắk Sắk (Đắk Mil), lượng người đến mua xăng, dầu khá đông. Anh Nguyễn Văn Cường, ở thôn Xuân Tình 1, xã Đắk Sắk vừa mua 400 lít dầu với số tiền hơn 7 triệu đồng.
Anh Cường cho biết, đang chuẩn bị dầu để vận hành máy tưới cho 5 ha cà phê. Anh sử dụng máy bơm công suất 24 ngựa, mỗi giờ vận hành hết 2,4 - 2,6 lít dầu. Anh Cường tưới bằng bét để giảm tiền thuê nhân công, bù cho chi phí nhiên liệu tăng cao.
Anh Cường cho biết: "Giá xăng dầu tiếp tục tăng thì gánh nặng mà người trồng cà phê phải chịu cũng tăng theo. Trong khi chưa biết mùa thu hoạch tới giá cà phê sẽ như thế nào".
Nông dân thêm gánh nặng khi giá dầu tăng cao trong giai đoạn tập trung tưới nước cho cà phê
Vừa thanh toán gần 10 triệu đồng tiền mua 500 lít dầu chuẩn bị tưới cà phê, anh Hà Văn Thành, ở thôn Tây Sơn, xã Long Sơn lo lắng không biết giá xăng có còn tăng nữa không.
Anh Thành cho biết: "Giá xăng dầu tăng thì mọi chi phí khác sẽ tăng theo, trong đó có cả chi phí đầu tư. Trong bối cảnh dịch bệnh, người dân lại càng khó khăn hơn".
Theo chủ đại lý xăng dầu Phúc Khánh, trên tỉnh lộ 2 đoạn qua xã Đức Minh (Đắk Mil), từ sau Tết Nguyên đán đến nay, mỗi ngày đại lý bán ra từ 6.000 - 7.000 lít dầu, cao hơn thời điểm trước Tết rất nhiều. Bởi vì, đây là thời điểm người dân bắt đầu sử dụng dầu để vận hành máy bơm tưới nước cho cà phê.
Theo lãnh đạo Sở NN-PTNT, giá xăng dầu tăng khiến chi phí đầu tư sản xuất nông nghiệp tăng cao. Điều này ảnh hưởng lớn đến nguồn thu nhập của nông dân, nhất là những người trồng cà phê và cây lâu năm.
Cây trồng không thể thiếu nước tưới, nên ngành Nông nghiệp đang triển khai một số biện pháp để hỗ trợ nông dân. Trong đó, ngành Nông nghiệp đang đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân áp dụng công nghệ cao trong tưới nước để giảm chi phí nhiên liệu, thuê nhân công.
Bà con nông dân cần tích cực chăm sóc cây trồng, cắt tỉa cành, tạo tán phù hợp để cây phát triển tốt, cần ít nước tưới hơn. Về phân bón, bà con cố gắng tận dụng tối đa các phế phẩm nông nghiệp để chế tạo phân hữu cơ bón cho cây trồng, giảm chi phí mua phân hóa học...
Liên bộ Công Thương - Tài chính vừa thực hiện điều chỉnh tăng giá các mặt hàng xăng, dầu. Cụ thể, mỗi lít xăng E5 sẽ tăng thêm 976 đồng, lên mức 24.571 đồng; xăng A95 tăng 962 đồng/lít, lên mức 25.322 đồng.
Giá dầu Diesel cũng tăng 962 đồng/lít, lên mức 19.865 đồng/lít; dầu hỏa tăng 958 đồng/lít, lên mức 18.751 đồng/lít; dầu Mazut tăng 666 đồng/kg, lên mức 17.659 đồng/kg.
ây là đợt tăng thứ ba liên tiếp và là đợt tăng mạnh nhất của giá xăng, dầu từ đầu năm 2022 đến nay. Mức giá xăng, dầu hiện nay cũng cao nhất kể từ tháng 8/2014.
Doanh nghiệp vận tải Thanh Hóa điêu đứng do giá xăng, dầu tăng kỷ lục Chưa kịp phục hồi sau thời gian ảnh hưởng của dịch COVID-19, các doanh nghiệp vận tải trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa lại tiếp tục điêu đứng và gặp nhiều khó khăn khi giá xăng, dầu tăng mức kỷ lục trong thời gian qua. Bến xe phía Bắc, thành phố Thanh Hóa. Ảnh: Nguyễn Nam/TTXVN Công ty trách nhiệm hữu hạn Thương...