Giá xăng có thể giảm mạnh trước Tết
Giá xăng được dự báo quay đầu giảm mạnh trước Tết Nguyên đán 2024 với mức giảm 800-1.000 đồng/lít trong kỳ điều hành ngày mai.
Giá xăng dự báo quay đầu giảm mạnh trước Tết. Ảnh: Việt Linh.
Theo kế hoạch, liên Bộ Công Thương – Tài chính sẽ điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu theo chu kỳ vào ngày mai (8/2).
Lãnh đạo một doanh nghiệp đầu mối phân phối xăng dầu phía Nam cho biết sau 2 tuần tăng liên tục, gần đây giá dầu thô thế giới đã có xu hướng giảm. Vì vậy, nhiều khả năng giá xăng dầu trong nước có thể quay đầu giảm trong kỳ điều hành lần này.
Trong đó, giá xăng dự kiến giảm 800-1.000 đồng/lít, dầu diesel dự báo giảm nhẹ hơn khoảng 400-500 đồng/lít. Tuy nhiên, trường hợp liên Bộ Công Thương – Tài chính trích Quỹ bình ổn, giá xăng có thể giảm ít hơn.
Tương tự, chủ một doanh nghiệp phân phối xăng dầu tại miền Bắc cũng dự báo giá xăng sẽ quay đầu giảm trong kỳ điều hành ngày 29 tháng Chạp Âm lịch. Chiết khấu xăng nhiều kho đang tăng lên mức khoảng 1.100-1.500 đồng/lít.
Nếu đúng như dự báo, giá xăng trong nước sẽ quay đầu giảm sau 4 phiên tăng liên tiếp. Từ đầu năm đến nay, giá nhiên liệu này đã có 4 lần tăng và 1 lần giảm.
Video đang HOT
Hiện dư địa Quỹ bình ổn giá xăng dầu của một số doanh nghiệp đầu mối vẫn ghi nhận mức dương lớn do nhiều kỳ điều hành gần đây cơ quan điều hành ít sử dụng tới quỹ. Trong đó, tính đến ngày 1/2, Petrolimex ghi nhận mức dương quỹ 3.060 tỷ đồng; PV Oil âm quỹ 144 tỷ đồng; Saigon Petro dương 327 tỷ đồng; Petimex dương 446 tỷ đồng…
Tại buổi làm việc với các tập đoàn, công ty đầu mối xăng dầu sáng 6/2, Bộ trưởng Công Thương yêu cầu trong mọi tình huống, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) – chiếm 40% thị trường cung ứng xăng dầu của cả nước – cần bảo đảm nguồn dự trữ thương mại và nguồn cung xăng dầu ra thị trường, nhất là thời gian trước, trong và sau Tết Nguyên đán 2024.
Đối với những địa bàn trọng điểm như Hà Nội, TP.HCM và các tỉnh vùng Đông Nam Bộ, tập đoàn cần sẵn sàng kịch bản và kế hoạch cung ứng để đảm bảo nguồn hàng cho các cửa hàng bán lẻ thuộc hệ thống. Bên cạnh đó, Bộ trưởng cũng yêu cầu Petrolimex sẵn sàng chia sẻ nguồn hàng của mình cho các đơn vị phân phối trên thị trường toàn quốc.
Các doanh nghiệp đầu mối cho biết đã chuẩn bị phương án ứng phó để đủ nguồn cung xăng dầu bán dịp Tết Nguyên đán. Chủ tịch HĐTV Mipecorp Đại tá Nguyễn Như Chiến cho biết doanh nghiệp đã nhập đủ xăng dầu theo kế hoạch được phân giao nên đảm bảo nguồn cung dịp Tết và cả năm 2024.
“Năm 2024, doanh nghiệp được phân giao hạn ngạch tăng 30% so với kế hoạch năm 2023, tăng 18% so với thực hiện của năm 2023. Tổng công ty Mipecorp sẽ quyết tâm thực hiện kế hoạch được phân giao cả năm cũng như trong dịp Tết Nguyên đán”, Đại tá Nguyễn Như Chiến nhấn mạnh.
Điều hành quỹ bình ổn xăng dầu 'có vấn đề', đại biểu Quốc hội tranh luận bỏ hay giữ quỹ?
Chiều 7-11, Quốc hội thảo luận tại tổ về Luật giá (sửa đổi), trong đó nhiều đại biểu đã nêu quan điểm về việc có nên tiếp tục duy trì Quỹ bình ổn giá xăng dầu.
Trong tờ trình, Chính phủ đề xuất trước mắt chưa bỏ quỹ này.
Đại biểu Nguyễn Trường Giang - Ảnh: PHẠM THẮNG
Đại biểu Nguyễn Trường Giang - phó chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật - cho rằng luật hiện hành quy định trường hợp cần thiết Nhà nước lập quỹ bình ổn nhưng thực tế chỉ có Quỹ bình ổn giá xăng dầu. Ông Giang nhận xét vừa qua, điều hành Quỹ bình ổn giá xăng dầu "rất có vấn đề".
Theo quy định, nguồn hình thành quỹ này được trích lập thông qua giá mua, do người tiêu dùng chi trả (300 đồng/lít).
Ông Giang ví von một bà nội trợ hôm trước đi mua hàng hóa rẻ, bảo bà bán hàng "cho tôi gửi 300 đồng, mai tôi đi mua nếu hàng đắt hơn thì bà phải bù cho tôi".
Ngoài ra giá thế giới liên tục tăng như vừa qua thì quỹ bình ổn bị âm, khi giá thế giới giảm thì sẽ trích lập lại vào quỹ cho tới khi quỹ dương trở lại.
Cuối cùng, giá xăng dầu trong nước không tiệm cận với giá thế giới, khi giảm thì giảm rất chậm, các chuyên gia đã phân tích điều này.
Cũng có thống kê cho thấy, một năm qua mặt hàng dầu đã trích lập nhiều hơn nhưng được bù ít hơn, còn xăng trích ít hơn lại được bù giá nhiều hơn từ quỹ. Từ phân tích này, ông Giang đề nghị bỏ Quỹ bình ổn giá xăng dầu.
Về hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá, ông Giang cho rằng tương tự với danh mục hàng hóa bình ổn, luật sửa đổi đưa ra danh mục do Nhà nước định giá và trường hợp cần thiết, Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội bổ sung danh mục.
Đây là việc can thiệp vào thị trường, nên nếu can thiệp phải rất minh bạch mới đảm bảo được các yếu tố của thị trường.
Về dài hạn nên nghiên cứu bỏ
Đại biểu Nguyễn Công Long (Đồng Nai) cho rằng cơ quan soạn thảo chưa đánh giá có nên tiếp tục duy trì Quỹ bình ổn giá xăng dầu không trong bối cảnh tới đây sẽ xem xét điều chỉnh chính sách về thuế, kể cả thuế VAT, tiêu thụ đặc biệt liên quan đến mặt hàng xăng dầu.
"Nếu điều chỉnh chính sách về thuế thì phải xem lại việc duy trì, cách vận hành quỹ này", ông Long nói, hiện tại việc duy trì quỹ là cần thiết nhưng trong tương lai gần thì cần xem xét.
Phân tích tình hình thực tế nguồn cung xăng dầu vừa qua chịu ảnh hưởng bởi thị trường thế giới và trong nước, ông Long cho rằng dù tồn tại quỹ này cũng "tác động không lớn lắm".
"Khi nguồn cung không đảm bảo thì Quỹ bình ổn giá xăng dầu cũng không giải quyết được gì. Có nghĩa chúng ta vẫn phải đương đầu với những khó khăn, khủng hoảng rất nghiêm trọng về nguồn cung.
Do vậy tác động của quỹ này không lớn đến mức cần xem xét, duy trì bằng mọi giá", ông Long nêu.
Đại biểu Trịnh Xuân An (Đồng Nai) nói nếu giữ quỹ này thì phải đánh giá rất kỹ. "Quỹ bình ổn giá xăng dầu chỉ ở giai đoạn nhất định, còn trong dài hạn phải nghiên cứu để tiến tới bỏ", ông An nói.
Đại biểu phân tích thực chất quỹ này không phản ánh tính chất "bình ổn" như các loại quỹ bình ổn thông thường. Bởi có những thời điểm quỹ bị âm và khi giá thế giới tăng quỹ này không có tác động đến giá xăng dầu.
Ông An lưu ý thêm thực chất quỹ này hình thành qua trích lập từ giá mua do người tiêu dùng trả, giao cho doanh nghiệp quản lý. Theo ông, xăng dầu là loại hàng đặc biệt, chúng ta có thể điều tiết thông qua cơ chế thuế, phí.
Đại biểu Phạm Đình Toản (Hưng Yên) đồng tình quan điểm duy trì Quỹ bình ổn giá xăng dầu nhưng cần có nguyên tắc và giới hạn về thời gian.
"Nếu tình hình giá xăng dầu kéo dài, biên độ lớn thì quỹ đảm bảo được không?" - ông đặt câu hỏi và cho rằng "cái gì cũng có tính hai mặt" khi duy trì quỹ.
Ông cho rằng đã có nghị định về vận hành quỹ nên tổng kết để mọi người biết về vấn đề tạo nguồn thu của quỹ, mức độ điều chỉnh thời gian bao nhiêu, biên độ bao lâu cho phù hợp. Còn khi giá ổn định thì để giá vận hành theo thị trường. Do vậy chỉ vận hành quỹ trong thời gian ngắn.
Giá xăng có thể tăng trở lại vào ngày mai Kỳ điều hành tới dự kiến vào ngày mai (5/9) thay vì ngày 1/9 do rơi vào kỳ nghỉ lễ Quốc khánh. Mỗi lít xăng có thể sẽ tăng 300 - 700 đồng, dầu tăng 1.800 - 2.000 đồng vào kỳ điều hành nếu nhà chức trách không sử dụng Quỹ bình ổn. Dữ liệu từ Bộ Công Thương cho thấy, giá xăng...