Giá xăng bất ngờ giảm thêm… 310 đồng/lít
Theo yêu cầu từ liên Bộ Tài chính – Công Thương, các đầu mối xăng dầu phải điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu tối thiểu 81 đồng đến 301 đồng/lít. Đồng thời, thuế nhập khẩu xăng dầu cũng được điều chỉnh tăng thêm 2% mỗi mặt hàng.
Thông tin từ liên Bộ Tài chính – Công Thương vừa cho biết, liên Bộ vừa có văn bản yêu cầu các đầu mối kinh doanh điều chỉnh giảm giá bán lẻ xăng dầu vào cuối giờ chiều nay. Cụ thể, liên Bộ yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối trong nước điều chỉnh giảm giá bán lẻ tối thiểu các mặt hàng xăng, dầu, cụ thể: xăng giảm tối thiểu 301 đồng/lít; dầu diezel tối thiểu 90 đồng/lít; dầu hỏa tối thiểu 81 đồng/lít. Riêng mặt hàng dầu ma zút, do mức chênh lệch giữa giá bán hiện hành và giá cơ sở không lớn nên yêu cầu giữ ổn định.
Giá xăng sau 3 lần hạ vẫn cao hơn trước lần tăng giá gần nhất
Bởi, giá xăng dầu thế giới tiếp tục biến động theo xu hướng giảm. Giá xăng dầu thế giới bình quân 30 ngày tính đến ngày 26/4/2013 như sau: giá xăng RON 92: 111,29 USD/thùng; dầu diezel 0,05S: 117,12 USD/thùng; dầu hỏa: 116,55 USD/thùng, dầu zút 180 cst: 616,60 USD.
Mặc dù trong lần điều chỉnh giảm giá bán xăng dầu trong nước, khôi phục thuế suất thuế nhập khẩu ngày 18/4/2013 thuế suất thuế nhập khẩu của các mặt hàng xăng, dầu vẫn thấp hơn barem thuế quy định.
Do đó, nhằm tiếp tục thực hiện điều hành giá xăng dầu theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo quy định tại Nghị định 84/2009/NĐ-CP, đảm bảo hài hòa lợi ích nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng, trên cơ sở giá xăng dầu thành phẩm thế giới tiếp tục có xu hướng giảm. Nhà nước khôi phục một bước thuế suất thuế nhập khẩu xăng, dầu thêm 2%: xăng (16%); dầu diezel (12%); dầu hỏa (14%); dầu ma zút (14%).
Video đang HOT
Đáp lại yêu cầu của liên Bộ, các doanh nghiệp đầu mối cũng đã điều chỉnh giảm giá mặt hàng xăng dầu. Trong đó, Petrolimex, PVOil… giảm giá xăng thêm 310 đồng/lít, xuống còn 23.330 đồng/lít; các loại dầu giảm 100 đồng/lít, xuống còn 21.205 đồng/lít đối với dầu diezel và 21.300 đồng/lít với dầu hỏa.
Theo Dantri
Giá xăng dầu: Tăng sốc, giảm nhỏ giọt
Các chuyên gia kinh tế cho rằng giá xăng lẽ ra phải giảm nhiều hơn mức 500 đồng/lít và Nhà nước nên minh bạch ngay giá xăng dầu để ổn định tâm lý người dân.
Từ 18 giờ ngày 9/4, các doanh nghiệp đầu mối xăng dầu bắt đầu áp dụng giá bán mới giảm từ 450-500 đồng/lít. Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế vẫn băn khoăn về sự bất hợp lý trong thời điểm và mức giảm giá xăng dầu.
Sau khi tăng giá sốc 1.430 đồng/lít, giá xăng giảm nhỏ giọt 500 đồng/lít
"Chưa tính được lỗ hay lãi"
Theo Bộ Tài chính, căn cứ quy định hiện hành và giá xăng dầu thế giới, bình quân 30 ngày (từ 10/3 đến 8/4) thì giữa giá bán hiện hành và giá cơ sở trên chênh lệch từ 415 - 481 đồng/ lít.
Do đó, liên bộ Tài chính - Công Thương quyết định yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối chủ động rà soát lại để giảm giá bán xăng dầu trong nước phù hợp với diễn biến của giá cơ sở, các quy định hiện hành nhằm tạo lập mặt bằng giá bán xăng dầu cạnh tranh nhưng tối thiểu không thấp hơn mức chênh lệch giữa giá bán hiện hành và giá cơ sở.
Trao đổi với phóng viên chiều tối 9/4, ông Trần Ngọc Năm, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, cho biết tập đoàn đã có quyết định giảm giá 500 đồng/lít đối với mặt hàng xăng, xuống còn 24.050 đồng/lít, dầu hỏa và dầu diesel giảm 450 đồng/lít, xuống còn lần lượt là 21.450 đồng/lít và 21.600 đồng/lít. Thời gian giảm giá bắt đầu từ 18 giờ ngày 9/4.
Tương tự, đại diện một doanh nghiệp xăng dầu đầu mối phía Nam cũng xác nhận đã có phương án giảm giá như trên. Theo vị đại diện này, doanh nghiệp đã giảm giá đúng với mức thấp nhất sau khi đã làm tròn số mà liên bộ yêu cầu, còn lỗ lãi như thế nào hiện thời điểm chưa tính toán được.
"Lẽ ra phải giảm nhiều hơn"!
Trước thông tin giảm giá xăng 500 đồng/lít, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho rằng vấn đề không nằm ở mức giảm nhiều hay ít mà ở thời điểm giảm giá đã kịp thời chưa. Theo ông Long, trong thành phần tính toán giá cơ sở đã có 300 đồng lợi nhuận định mức mỗi lít xăng cho doanh nghiệp rồi, vì vậy, khi giá thế giới có xu hướng giảm thì đúng ra phải giảm ngay.
"Mức chênh lệch giá mà Bộ Tài chính đưa ra rất khó để bình luận vì thực tế giá thành xăng dầu trước nay không minh bạch, nhất là chu kỳ tính giá khi thì 20 ngày, khi thì 30 ngày. Mấu chốt là phải làm minh bạch được yếu tố thời điểm tăng, giảm giá" - ông Long nói.
Chuyên gia kinh tế cao cấp Phạm Chi Lan cho rằng lần giảm giá xăng dầu này có điểm bất ổn mà nguyên nhân từ chính những tính toán để tăng giá xăng lần gần đây nhất không hề thuyết phục. "Tuy giảm được 500 đồng/lít nhưng giá xăng hiện hành vẫn cao vì lần tăng trước, ngày 28/3, liên bộ cho phép tăng ở mức rất cao là 1.430 đồng/lít".
Bà Phạm Chi Lan phân tích lần tăng giá trước không thuyết phục do trong thời điểm đó, giá xăng dầu thế giới vẫn đang đà giảm. Vì vậy, liên bộ cho giảm giá lần này như một biện pháp "sửa sai" sau quyết định điều hành giá không hợp lý lần trước. "Nhưng phải làm rõ hơn về cơ sở tính toán thế nào, lẽ ra phải giảm nhiều hơn chứ không chỉ 500 đồng/lít" - bà Lan băn khoăn.
Nợ người dân câu trả lời minh bạch
Về tính minh bạch trong cơ chế điều hành giá xăng dầu, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nhìn nhận: "Trong các cuộc họp báo, liên bộ Tài chính - Công Thương đều nói giá xăng minh bạch nhưng vấn đề chính không phải là minh bạch với liên bộ mà phải minh bạch đối với người dân, những người bỏ tiền ra mua". Bà Lan cho rằng vấn đề này các cơ quan quản lý vẫn còn nợ người dân câu trả lời.
Chuyên gia kinh tế TS Lê Đăng Doanh cũng cho rằng cần phải gấp rút sửa đổi Nghị định 84. "Đừng để tái diễn cảnh giá xăng dầu đột ngột tăng rồi giảm nhỏ giọt bởi mỗi lần điều chỉnh giá, tâm lý của người tiêu dùng bị ảnh hưởng rất lớn" - ông Doanh nói.
Theo Dantri
Tiêu thụ xăng dầu tăng đột biến Trong lúc Liên bộ Tài chính - Công Thương đang cân nhắc phương án điều chỉnh giá, các doanh nghiệp đầu mối cho hay một tuần gần đây mức tiêu thụ đang tăng đột biến. Trao đổi với VnExpress.net, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Nam Hải cho hay giá xăng dầu thế giới lên cao là lý do liên bộ phải cân...